K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

Tham khỏa nhé   

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.


 

12 tháng 10 2017

      Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Bài thơ Nói với con có những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đó là việc sử dụng thể thơ tự do, câu thơ duỗi dài theo mạch cảm xúc. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/3, 3/2, 2/3/2,... kết hợp với cách sử dụng luật bằng trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng, như lời thủ thỉ, tâm tình. Ngoài ra, hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung. Cụ thể nội dung của bài thơ là lời nói của một người cha dân tộc với con mình. Nhà thơ đã khéo léo đan cài những từ ngữ địa phương, cho thấy sự am hiểu văn hóa và tạo nên được không khí miền ngược của tác phẩm.

Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"

(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)

Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:

"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)

Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:

"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"

(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nước Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù hung hãn để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời những chiến công như Lý Thường Kiệt thắng Tống, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...

Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trứơc mọi kẻ thù xâm lược.

27 tháng 11 2016

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

28 tháng 11 2016

Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay

Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)

 

cam nhan bai tho namquoc son ha

Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.

“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)

Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.

kham khao nhe

 

17 tháng 9 2016

Bài j z bạn

17 tháng 9 2016

a) Qua những bài ca dao đã học có thể thấy đời sống tâm hồn , tình cảm của người dân lao động xưa rất trong sáng , thiết tha 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Theo em nhân vật “tôi” trong bài thơ là của nhân vật “tôi” - cậu bé chăn trâu.

Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu: đó là tâm trạng thong dông, thảnh thơi khi màn đêm buông xuống vạn vật thay đổi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 12 2023

Theo em nhân vật “tôi” trong bài thơ là của nhân vật “tôi” - cậu bé chăn trâu.

Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu: đó là tâm trạng thong dông, thảnh thơi khi màn đêm buông xuống vạn vật thay đổi.

2 tháng 1 2019

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:

Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo Ngang”

Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:

Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang mẫu 2

Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

“Cỏ cây chen là đá cheo hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom” khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.

mình có hình nữa đó đẹp ko

11 tháng 3 2023

* Cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ

Bức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt  kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

* Những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận đó là:

– Từ ngữ: “tràn ngập nỗi mong manh”, “kiệt sức hè”, “nắng nồng”, “rộn”, “ngậm”, “rong chơi”, “khoảng ngày xanh”…

– Hình ảnh: “tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”; hình ảnh về “nắng”, hình ảnh “vườn chiều”, “mảnh trăng vàng”,…