Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2
Chèo là một trong những loại hình đặc sắc của sân khấu truyền thống Việt Nam, cần được tôn vinh không chỉ như hiện vật tĩnh mà còn cần được bảo tồn, phát triển song song với sự phát triển của xã hội. Cũng như một số loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo khác của Việt Nam, nghệ thuật chèo cổ không còn phù hợp với cuộc sống đương đại, nhất là với giới trẻ. Nhằm kéo khán giả đến với nghệ thuật chèo, thời gian qua, các nghệ sĩ đã cố gắng đưa đề tài đương đại vào chèo. Nhưng làm thế nào để đưa vào nghệ thuật chèo những đề tài hiện đại, gần gũi hơn với cuộc sống hiện tại mà vẫn giữ được cốt cách và những nét đẹp truyền thống độc đáo của chèo lại là vấn đề không đơn giản.Chèo là loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với người dân ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ. Những vở chèo vốn chứa đựng chất trí tuệ, thâm thúy, ý nhị và rất Việt Nam. Chính vì vậy, khi đưa đề tài hiện đại vào chèo, người dàn dựng phải hết sức khéo léo thì mới không làm mất đi bản chất này của chèo. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, từ tác giả kịch bản, đạo diễn đến diễn viên phải nắm được cấu tứ kịch bản và hiểu nguyên tắc của chèo. Một vở chèo khi dàn dựng phải hội tụ được các yếu tố: Tích truyện, tính cách nhân vật và sự kiện có thể sánh ngang với các vở chèo cổ đã từng bám rễ trong tiềm thức của khán giả yêu môn nghệ thuật này.
Buổi khai trường đầu tiên. Khi ấy, em vẫn chỉ là một cô bé sáu tuổi. trong trí nhớ non nớt, hình ảnh của nhà trường là một nơi cao lớn với những người thầy, người cô nghiêm khắc sẽ đi cùng mình t rong suốt những quãng đường của thời học sinh. Sáng sớm, mẹ đã cho em mặc bộ quần áo đồng phục thật đẹp và còn mới đã được các cô phát cho từ mấy ngày trước. đó là một chiếc áo trắng đi liền với váy màu tím than. Mái tóc ngang vai được mẹ tết thành hai bím tóc nho nhỏ, đung đưa ở hai bên tai. Mẹ bảo ngày đầu tiên đi học cũng là ngày quan trọng nhất đối với một người học sinh.Do đó, em cũng cần phải cố gắng thật ngoan ngoãn và biết nghe lời của thầy cô. Đúng tám giờ sáng, chuông báo của nhà trường vang lên. Phụ huynh không được vào trong trường nữa, mọi người chỉ được đứng ở ngoài cánh cổng để nhìn thôi. Em cảm thấy tò mò về tất cả mọi thứ. Dù đã được đi ngắm trường trước đo nhưng đây vẫn là lần dầu tiên em đi một mình và không có bố mẹ đi cùng. Tò mò và xen lẫn chút sợ hãi là cảm xúc của em lúc bấy giờ. Cô giáo phụ trách sau khi hỏi tên của các bạn đã phân ra theo từng lớp. Cô giáo chủ nhiệm của em là cô Hoa. Trong trí nhớ của em thì hình ảnh của cô hiện lên một cách dịu dàng với tà áo dài trắng thướt tha cùng những bông hoa cúc nhỏ hiện trên tà áo. Mái tóc của cô buông dài với nụ cười như tỏa ra ánh nắng mùa thu. Cô dịu dàng nói chuyện chúng em làm cho tất cả như không còn sợ hãi nữa. Tiếng trống trường đã điểm, từng hàng học sinh nối nhau đi vào phía cổng trường theo từng khối lớp. Trên tay của mỗi người là những đóa hoa tươi lắm, trên môi của chúng em lại nở những nụ cười tươi tắn nhất. Nhìn mọi thứ thật lạ lẫm nhưng em biết rằng, chỉ một thời gian nữa thôi, nơi đây sẽ là nơi mà em sẽ gắn bó trong suốt những năm tới với những kiến thức mới mà các thầy cô truyền đạt.Chín giờ sáng, thầy hiệu trưởng lên đọc diễn văn và những phát biểu về những điều kiện của nhà trường và những lời động viên an ủi của thấy dành cho các em học sinh trong từng khối học. Mỗi khối học lại có những lời nhắc nhở khác nhau và những ưu nhược điểm và những gì cần phát huy khác nhau. Tiếp theo đo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị đã tập luyện và biểu diễn. Đó là những bài hát về thầy cô và mái trường cùng những bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Những tình cảm đó được các thầy cô khen ngợi rất nhiều. Em cùng các bạn bắt đầu làm quan với nhau và cùng nhau tìm cách ghi nhớ những hình ảnh đẹp nhất, gần gũi nhất của ngồi trường tiểu học thân thương. Đọng lại trong em là hình ảnh của những bức tường vàng, thỉnh thoảng hiện lên những khoảng có rêu phong cổ kính. Những dãy hành lang san sát nhau, những phòng học có cánh cửa màu xanh đứng cạnh nhau. Bên ngoài là chiếc trống trường, là nơi mà bác bảo vệ sẽ đánh trống báo hiệu những giờ ra chơi hay và lớp.
Không hiểu sao cứ đến ngày khai trường là lòng em lại rộn lên cảm giác nôn nao, háo hức đến vậy! Năm nào em cũng mong cho mùa hè qua nhanh để mùa thu về, mang theo những hoài bão và ước mơ gửi gắm trong năm học mới. Năm nay là lần thứ bảy em đi dự lễ khai giảng nhưng cảm giác hồi hộp và háo hức vẫn còn nguyên vẹ như chỉ mới hôm qua vậy.
Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...
Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2019- 2020”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...
Khi thầy hiệu trưởng dõng dạc tuyên bố: “Lễ khai giảng năm học mới 2019- 2020 bắt đầu!”, tiếng nhạc, tiếng trống nổi lên hùng mạnh. Đi đầu đoàn diễu hành là đội quốc kì với những lá cờ bay phấp phới trong nắng thu vàng, theo sau là kiệu ảnh Bác và các chi đội, những cánh tay búp măng duyệt đội mạnh mẽ. Bước qua khán đài, em thấy mình ẫ lớn lên thật nhiều, trưởng thành và nỗ lực hơn. Sau đó là phần đọc diễn văn khai giảng của thầy hiệu trưởng, thầy đọc với giọng trang nghiêm và trầm ấm. Tự hào lắm khi ngôi trường THCS Nguyễn Trãi đã mang về những thành tích đáng tự hào cho Thị xã, Tỉnh. Ngôi trường cũng là mô hình trường học liên xã đầu tiên của tỉnh Hải Dương. Trong tiếng nhạc rộn ràng của mùa thu, tiếng trống khai trường rộn rã vang lên “tùng tùng”. Vậy là một năm học mới đã bắt đầu, một mùa thu mới của trường Nguyễn Trãi. Tiếng nhạc tưng bừng, tiếng hát họa mi của đội vân nghệ trường ngân lên. Theo sau những tiết mục văn nghệ đặc sắc là những tràng pháo tay không ngớt. Buổi lễ kết thúc khi những chùm bóng bay được thả lên bầu trời trong xanh, ước mơ gửi gắm trong năm học này sẽ thành hiện thực!
Ngày khai trường quả là một ấn tượng sâu đậm trong mỗi trái tim học trò. Mang theo bao hoài bão, ước mơ, năm học này sẽ là sự nỗ lực, cố gắng hết mình của thầy trò trường THCS Nguyễn Trãi để vươn tới đỉnh cao của giáo dục. Em sẽ cố gắng thật nhiều trong năm học mới này!
Mik ko biết bài văn này có giúp đc cậu ko nhưng chúc cậu hok tốt nha !!!
Ấn tượng của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”: Tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.
“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.
Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.
Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.
Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ke-lai-nhung-ki-niem-ngay-dau-tien-di-hoc-c35a21516.html#ixzz5yT9nejmX
_Ngầy đầu tiên đi học
_Vô nhầm lớp
_Ngồi bảo chungno vào nhầm lớp như thật
_Chúng nó nhìn mình như sinh vật lạ
_Cuối cùng , mới nhận ra : T vào nhầm lớp
Có lẽ một phần vì tôi hay đi làm về khuya nên thường bắt gặp hình ảnh màu áo xanh thân thương các cô chú lao công. Họ cần mẫn làm việc âm thầm và lặng lẽ. Công việc gắn liền với màn đêm, cơ cực, nhưng trong sáng và đầy ý nghĩa.
Qua ánh mắt tôi không rõ họ già hay trẻ nhưng điều dễ thấy ở họ là sự cần mẫn, chịu khó vô cùng. Bắt đầu công việc khi người khác chuẩn bị được một giấc ngủ ngon, khi thành phố vẫn còn đang say trong giấc nồng. Sau một ngày thành phố tạo ra bao nhiêu là rác. Làm nghề lao công đồng nghĩa với việc chấp nhận sự hôi hám, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ có thế, còn những mối nguy hiểm của bóng đêm rình rập cũng thật đáng sợ, và còn biết bao những thiệt thòi chưa kể hết. Có những công việc khiến người phụ nữ chỉ được “ăn với chồng nửa bữa, ngủ với chồng nửa đêm”.
Những tối ba mươi Tết khi mọi nhà đã quây quần ấm cúng quanh mâm cơm tất niên hay khi mọi người đón giao thừa đã trở về nhà, tôi lại thấy những chị lao công vẫn lặng lẽ quét trên đường. Ai không khát khao được cảm giác hạnh phúc vào những thời khắc thiêng liêng nhưng thế? Tránh làm sao khỏi những phút chạnh lòng do công việc đặc biệt của mình, nhưng để cho mọi người được đón ngày đầu tiên của năm mới với không khí thật trong lành, với sự sạch sẽ và thắm tươi của muôn sắc hoa trên những con đường, người lao công đã sẵn sàng gác lại hạnh phúc bé nhỏ của cá nhân mình. Có những nữ lao công suốt mấy năm từ khi bước vào nghề muốn có một ngày được tự tay nấu và ngồi cùng chồng con ăn một bữa cơm tất niên trọn vẹn mà cứ hoài lỗi hẹn. Đấy là còn chưa kể những ngày đầu năm khi mọi người vẫn còn đang say sưa với xuân nồng, cùng nhấp môi chúc nhau li rượu ngày tết, những người lao công đã lại bắt đầu công việc của họ. Ngày lễ, ngày Tết lượng rác thải càng nhiều, thay vì được nghỉ ngơi như bao nghề khác, nghề lao công lúc này lại càng thêm vất vả. Khối lượng công việc tăng lên, họ phải làm thêm giờ mà không một lời nào ca thán.
Đành rằng ai cũng phải tham gia vào một nghề nào đó theo sự phân công của xã hội để cùng nhau lao động dựng xây đất nước bằng công sức của mình, nhưng tôi vẫn thấy thương những người lao công nhất. Có lẽ họ là những người đang tham gia vào nghề nặng nhọc và vất vả nhất trong các nghề vất vả. Họ làm việc thầm lặng và cơ cực biết bao. Khi cuộc sống càng hiện đại với dân số ngày một gia tăng, tất yếu lượng rác thải cũng sẽ ngày càng nhiều, nỗi vất vả của những người lao công chưa bao giờ dừng lại mà càng tăng thêm bội phần. Thật tuyệt vời khi ta biết được những con người ấy đã vượt lên khó khăn và luôn có trách nhiệm cao với công việc vì một môi trường trong sạch chung cho cả cộng đồng.
Những người lao công còn giúp tôi hiểu ra được bao điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tự hào biết bao khi tôi được biết nghề lao công tuy nghèo khổ nhưng vẫn có những người như là những người như chị Hòa, chị Oanh – những nữ công nhân ở công ty môi trường số 1- phường Ba Đình đã vui vẻ tìm trả lại cho người mất sợi dây chuyền vàng và điện thoại mà họ nhặt được khi đang làm việc mà không cần nhận tiền biếu cảm ơn của người bị mất. Có thể nói hầu hết những người làm nghề lao công đều có một gia cảnh nghèo giống nhau, nhưng đó lại là điều để ta thêm kính yêu và cảm phục về sự trong sạch, lương thiện ở nhân cách của họ. Từ những người lao động bình dị chân chính ấy, tôi lại nghĩ nhiều về cuộc đời này. Tại sao có những người nghèo khổ lại sống trong sạch đáng trân trọng đến thế mà lại có những kẻ khỏe mạnh thừa sức vóc lại giả dạng đi ăn xin, lừa gạt, trộm cắp, cướp giật miếng cơm manh áo của người khác?
Những người lao công đã cho chúng ta bài học về sự cần cù trong lao động. Thật đúng như Bác Hồ đã từng nói nghề nào trong xã hội này cũng cao quý miễn mình sống bằng sức lao động của mình trong khuôn khổ pháp luật, chỉ những kẻ lười biếng chuyên ăn bám xã hội mới đáng xấu hổ. Không chỉ dạy ta tinh thần yêu lao động, người lao công còn cho ta bài học nhân cách làm người sống trung thực và một thái độ nhân ái “mình vì mọi người”. Họ chấp nhận những niềm vui nho nhỏ mất đi, sự ngọt ngào của giấc ngủ bị phá vỡ để đem đến một sự ngọt ngào khác lớn hơn cho tất cả mọi người. Đó là cái ngọt ngào được cảm nhận khi mỗi sớm mai thức dậy bước ra khỏi nhà ta được đi trên những con đường sạch sẽ thoang thoảng hương mộc lan, hay mùi thơm hoa sữa nồng nàn.
Câu chuyện những người lao công hôm nay gợi tôi nhớ về những tấm lòng cao cả mà tôi đã từng được học qua lời giảng ấp áp của cô giáo dạy văn khi cô dạy cho chúng tôi truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ở chương trình ngữ văn cấp hai. Câu chuyện kể về anh thanh niên làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu chuyên đo gió, đo mưa, đo nắng, , tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ chiến đấu, phục vụ sản xuất. Anh phải chịu cảm giác “thèm người” làm công việc đó một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, phải cắt xén giấc ngủ của mình đối mặt với cái lạnh buốt nửa đêm trên núi để đảm bảo giờ “ốp” và thông báo về kết quả về “nhà” qua bộ đàm vào bốn giờ sáng, mười một giờ trưa, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Tôi lại nhớ đến bạn của anh một kĩ sư ở vườn rau Sa Pa ngày ngày vẫn thầm lặng đi thụ phấn cho từng cây su hào để nhân dân toàn miền Bắc có được củ su hào to và ngọt. Hay anh bạn mười một năm chưa một ngày rời cơ quan và không đi đâu tìm vợ để làm cho xong được bản đồ sét cho đất nước…. Tôi lại nghĩ về màu áo xanh của những thanh niên tình nguyện mỗi mùa hè lại lan tỏa khắp các vùng quê, và những bản làng xa xôi đem đến ánh sáng và nguồn vui cho biết bao đồng bào còn khó khăn. Họ và những người lao công thật đáng kính, đáng được cả xã hội này tôn vinh vì họ đã và đang sống với một tinh thần thật đáng trân trọng “mình vì mọi người”.
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ nhường phần ai?”, tôi thần tượng những người lao công vì họ đã gánh cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều gian khổ không thể nói hết bằng lời. Nhiều lúc bị cuốn theo nhịp sống xô bồ hối hả của cuộc sống hiện đại, mọi người cứ coi như sự hiện hữu của họ là phép mặc nhiên của cuộc đời. Xin một phút“sống chậm lại” để chúng ta nghĩ nhiề hơn về họ, chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với họ. Công việc quét rác tuy thật bình dị nhưng sự đóng góp cho môi trường thành phố thật lớn lao biết bao. Họ những người lao động lặng lẽ đang góp phần mang mùa xuân về cho đất nước.
Tôi vẫn nói vui với bạn bè: - Nếu “sạch sẽ là mẹ sức khỏe” thì những người lao công đều là “mẹ” của chúng ta đấy! Chỉ là nói vui nhưng cũng có lí chứ nhỉ. Ta biết yêu thành phố của mình bao nhiêu thì hãy biết thương những người lao công bấy nhiêu. Hãy cùng nhau tiếp sức cho họ bằng những việc rất nhỏ như đừng xả rác bừa bãi, gom rác gọn gàng, bỏ rác đúng giờ và đúng nơi quy định…, những việc này không khó và chúng ta hoàn toàn có thể làm được.
Và ai đó ơi, bạn đã bao giờ dậy thật sớm để tận hưởng không khí trong lành trước khi thành phố bừng tỉnh chưa? Khi bạn hít một hơi thở trong lành, hãy nhớ tối hôm qua cô lao công đã quét thật khẩn trương chỉ với một mong muốn thật đơn giản là để khuôn mặt của con đường kịp tươm tất cùng bạn đón ánh bình minh. Một ngày mới nắng ấm lại tràn về thành phố, đường phố sạch trơn, những tia nắng buổi sớm khẽ luồn qua từng kẽ lá, tiếng người đi tập thể dục về, tiếng xe cộ vẫn còn thưa thớt, bạn hãy hít một hơi dài để không lãng phí một phút giây nào của buổi sớm, không bỏ lỡ cảm giác tất cả vừa tỉnh giấc. Vì sao bạn biết không? Đơn giản thôi, bạn có biết ước mơ thầm lặng của những người lao công là mong sao ai trong chúng ta cũng đã từng được một lần trải qua cảm giác này. Chỉ bấy nhiêu thôi, đủ để họ thấy hạnh phúc vì đã góp được một chút gì đó cho xã hội cho tất cả những người trong thành phố mà họ đang gắn bó yêu thương.
Nghĩ về những người lao công, tôi luôn có một ước mong nho nhỏ rằng, khi bình minh một ngày mới bắt đầu, được dạo bước trên những con đường sạch sẽ, được tận hưởng cảm giác trong lành mát mẻ của buổi sớm mai, xin ai đó đừng vô tâm thản nhiên coi như là điều mình đương nhiên được hưởng. Hãy nhớ rằng đằng sau đó là nỗi vất vả thầm lặng của những người lao công đang ngày đêm giữ gìn vệ sinh cho thành phố của chúng ta. Chúng ta mỉm cười trước một ngày khi đêm qua những giọt mồ hôi của người lao công đã rơi lặng lẽ. Chúng ta tỉnh dậy sau những giấc ngủ ngon lành khi họ vừa trải qua cuộc đối mặt với bụi bặm và bao nguy hiểm chực chờ. Một chút ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sẽ đồng nghĩa với chúng ta đã nói được lời yêu thương đến công sức của những anh, những chị lao công đang vất vả ngày đêm vì môi trường thân yêu của chúng ta. “Chị lao công đêm đông quét rác” không chỉ là niềm yêu thương mà còn là mong muốn được đồng cảm, sẻ chia của tất cả mọi người trong xã hội. Tôi kính chúc các cô chú lao công luôn mạnh khỏe và cầu cho sự an lành sẽ luôn đến với những con người làm nghề đáng kính như các cô, các chú.
Chợ ngoại thành Hà Nội mang lại cho tôi một ấn tượng rất đặc biệt và sống động. Đó không chỉ là nơi để mua sắm hàng hóa, mà còn là một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống và văn hóa của cộng đồng nơi đó.
Mỗi chợ ngoại thành thường có một bản sắc riêng, với các gian hàng bày bán đủ mọi thứ từ rau củ, hoa quả tươi sống, thực phẩm đến hàng may mặc, đồ gia dụng, và nhiều mặt hàng khác. Không chỉ vậy, chợ còn là nơi gặp gỡ, giao lưu của người dân địa phương, nơi họ trò chuyện, chia sẻ và trao đổi thông tin.
Cảm giác đi qua các lối hẻm nhỏ trong chợ, ngắm nhìn màu sắc rực rỡ của hoa quả, hương thơm của rau củ, và tiếng cười, tiếng đàm đạo của người bán hàng và người mua làm tôi cảm thấy gần gũi với đời sống hàng ngày của người dân nơi đây.
Đôi khi, tôi cũng bắt gặp những hoạt động văn hóa truyền thống như hát xẩm, đàn đáy, hay thậm chí là các gian hàng bày bán đặc sản vùng miền, làm tăng thêm sự phong phú và đa dạng cho không gian chợ.
Tất cả những điều này khiến cho chợ ngoại thành Hà Nội trở thành một nơi rất đặc biệt, không chỉ là nơi mua sắm mà còn là một phần quan trọng của văn hóa và cuộc sống cộng đồng.
( đây là bài viết tham khảo mong bạn hãy viết theo cảm nhận của mình để được bài viết ưng ý )