K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

A)  Các từ chỉ mức độ: bao nhiêu, vơi dần, bớt

+ Tác dụng: thể hiện được sắc thái của quang cảnh thiên nhiên khi mùa thu đến một cách rõ nét và sinh động

B) Hai câu thơ "Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi" có 2 lớp nghĩa:

+ Lớp nghĩa gốc: Khi màu thu đến, những cơn mưa bớt dữ dội và sấm cũng trở nên ôn hòa hơn nên tác giả viết là "bớt bất ngờ", ven đường là khung cảnh của những hàng cây cổ thụ đã già nên được gọi là "đứng tuổi"

+ Lớp nghĩa chuyển: "Sấm" là từ ngữ ẩn dụ chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời của mỗi người. Hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" là câu ẩn dụ chỉ những con người từng trải và trưởng thành, có khả năng đối mặt với những cơn giông bão trong cuộc đời nên nếu có một chút khó khăn thì cũng trở thành "bớt bất ngờ" hơn.

31 tháng 1 2017

●   Em hiểu “Người đồng mình” là người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương.

●   Cách gọi “Người đồng mình” của tác giả khiến lời thơ trở nên tha thiết, trìu mến. Cách gọi ấy rất đỗi thân thương, đầy tình cảm tha thiết. “Người đồng mình” là những con người đáng yêu, đáng quý.

Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “ nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này được thể hiện mạnh mẽ nhất trong...
Đọc tiếp
Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “ nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này được thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới , Ngữ văn 9, tập 2, NXB giáo dục, 2018) 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên? 2. Chỉ ra trình tự lập luận của đoạn văn trên . Trình tự đó thể hiện cách tư duy , thái độ, tình cảm gì của tác giả? 3. Ghi lại một thành ngữ có trong đoạn văn trên và nêu ý nghĩa của thành ngữ đó. 4. Từ đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tính cộng đồng trên mạng xã hội.
0