K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi trong bảng bên:Độ dịch chuyển (m)135777Thời gian (s)012345Dựa vào bảng này để:a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động.b) Mô tả chuyển động của xe.c) Tính vận tốc của xe trong 3 s đầu.2. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động...
Đọc tiếp

1. Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi trong bảng bên:

Độ dịch chuyển (m)

1

3

5

7

7

7

Thời gian (s)

0

1

2

3

4

5

Dựa vào bảng này để:

a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động.

b) Mô tả chuyển động của xe.

c) Tính vận tốc của xe trong 3 s đầu.

2. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi điều khiển từ xa được vẽ ở hình 7.4.

a) Mô tả chuyển động của xe.

b) Xác định vị trí của xe so với điểm xuất phát của xe ở giây thứ 2, giây thứ 4, giây thứ 8 và giây thứ 10.

c) Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 2 giây đầu, từ giây 2 đến giây 4 và từ giây 4 đến giây 8.

d) Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của xe sau 10 giây chuyển động. Tại sao giá trị của chúng không giống nhau?

2
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

1.

a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian:

b) Mô tả chuyển động của xe:

- Từ 0 – 3 giây: xe chuyển động thẳng.

- Từ giây thứ 3 đến giây thứ 5: xe đứng yên (dừng lại)

c) Độ dịch chuyển của xe trong 3 giây đầu là:

\(d = 7 - 1 = 6m\)

Vận tốc của xe trong 3 giây đầu là:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{6}{3} = 2\left( {m/s} \right)\)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

2.

a) Mô tả chuyển động của xe:

- Trong 2 giây đầu: xe chuyển động thẳng

- Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4: xe đứng yên

- Từ giây thứ 4 đến giây thứ 10: xe chuyển động thẳng theo chiều ngược lại.

- Từ giây thứ 9 đến giây thứ 10: xe dừng lại.

b)

- Ở giây thứ 2: xe ở vị trí cách điểm xuất phát 4 m.

- Ở giây thứ 4: xe ở vị trí cách điểm xuất phát 4 m

- Ở giây thứ 8: xe trở về vị trí xuất phát

- Ở giây thứ 10: xe ở vị trí cách điểm xuất phát 1 m theo chiều âm

c) Xác định tốc độ và vận tốc của xe:

- Trong 2 giây đầu, xe chuyển động thẳng, không đổi chiều nên tốc độ bằng vận tốc:

\(v = \frac{d}{t} = \frac{4}{2} = 2\left( {m/s} \right)\)

- Từ giây 2 đến giây 4: xe đứng yên nên vận tốc và tốc độ của xe đều bằng 0.

- Từ giây 4 đến giây 8:

+ Tốc độ: \(v = \frac{s}{t} = \frac{4}{4} = 1\left( {m/s} \right)\)

+ Vận tốc: \(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{0 - 4}}{{8 - 4}} =  - 1\left( {m/s} \right)\)

d)

- Từ đồ thị, ta thấy quãng đường đi được của xe sau 10 giây chuyển động là:

\(s = 4 + 4 + 1 = 9\left( m \right)\)

- Độ dịch chuyển của xe sau 10 giây là:

\(d =  - 1 - 4 + 4 =  - 1\left( m \right)\)

=> Quãng đường và độ dịch chuyển của xe sau 10 giây không giống nhau vì xe chuyển động theo 2 chiều.

30 tháng 6 2018

Bài làm:

a)Vận tốc trung bình trong 10 m đầu và 10 m thứ hai là:

v1 = v2 = \(\dfrac{s}{t_1}\) = \(\dfrac{10}{8}\) = 1,25(m/s)

Vận tốc trung bình trong 10 m thứ ba và 10 m thứ tư là:

v3 = v4 = \(\dfrac{s}{t_2}\) = \(\dfrac{10}{10}\) = 1(m/s)

Vận tốc trung bình trong ba quãng đường 10 m tiếp theo là:

v5 = v6 = v7 = \(\dfrac{s}{t_3}\) = \(\dfrac{10}{12}\) = \(\dfrac{5}{6}\)(m/s)

Vận tốc trung bình trong ba quãng đường 10 m cuối cùng là:

v8 = v9 = v10 = \(\dfrac{s}{t_4}\) = \(\dfrac{10}{14}\) = \(\dfrac{5}{7}\)(m/s)

b)Vận tốc trung bình trong cả quãng đường đi được là:

vtb = \(\dfrac{s'}{t}\) = \(\dfrac{s.10}{t_1.2+t_2.2+t_3.3+t_4.3}\) = \(\dfrac{10.10}{8.2+10.2+12.3+14.3}\) = \(\dfrac{50}{57}\)(m/s)

30 tháng 6 2018

a) Áp dụng công thức tính vận tốc trung bình: \(v_{tb}=\dfrac{\Delta x}{\Delta t}\)

ta được:

vtb1 = 1,25 m/s; vtb2 = 12,5 m/s; vtb3= 1m/s; vtb4 = 1 m/s;

vtb5 = 0,83 m/s; vtb6= 0,83 m/s; vtb7= 0,83 m/s; vtb8= 0,71 m/s

vtb9 = 0,71 m/s; vtb10 = 0,71 m/s.

b)Vận tốc trung bình cho cả quãng đường:

\(v_{tb}=\dfrac{\Delta x}{\Delta t}=\dfrac{100}{114}=0,88m,s\)

16 tháng 1 2022
Công thứcChuyển động thẳng đềuChuyển động thẳng biến đổi đềuChuyển động rơi tự doChuyển động ném ngang
Vận tốc\(v=\frac{s}{t}\)\(v=v_0+at\)\(v=gt\)\(v=\sqrt{v_0^2+g^2t^2}\)
Quãng đường (hoặc tầm bay xa)\(s=vt\)\(s=v_0t+\frac{1}{2}at^2\)\(s=\frac{1}{2}gt^2\)\(L=v_0\sqrt{\frac{2h}{g}}\)
Gia tốc\(a=0\text{ m/s}^2\)\(a=\frac{v-v_0}{t}\)\(g\approx9,8\text{ m/s}^2\)\(g\approx9,8\text{ m/s}^2\)
Thời gian chuyển động\(t=\frac{s}{v}\)\(----\)\(t=\sqrt{\frac{2h}{g}}\)\(t=\sqrt{\frac{2h}{g}}\)
5 tháng 1 2020

a) theo công thức phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều ta có: x = x0 + v0.t + \(\frac{1}{2}\).a.t2

thay số vào ta có được: vận tốc ban đầu của chất điểm là: v0 = -8 (m/s)

gia tốc của chất điểm là: a = -2 (m/s2)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

1.

Lập bảng ghi số liệu.

Độ dịch chuyển (m)

0

200

400

600

800

1000

800

Thời gian (s)

0

50

100

150

200

250

300

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

2.

Vẽ đồ thị:

Từ bảng số liệu ta vẽ được đồ thị như hình sau:

Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trườnga) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A đi từ trạm xăng tới siêu thịb) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong...
Đọc tiếp

Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).

1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường

a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A đi từ trạm xăng tới siêu thị

b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên.

2. Vẽ bảng 4.1 vào vở và ghi kết quả tính được ở câu 1 vào các ô thích hợp

Bảng 4.1

Chuyển động

Quãng đường đi được s (m)

Độ dịch chuyển d (m)

Từ trạm xăng đến siêu thị

sTS = ...?...

dTS = ...?...

Cả chuyến đi

s = ...?...

d = ...?...

3. Hãy dựa vào kết quả trên để kiểm tra dự đoán của em trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là đúng hay sai.

1
6 tháng 9 2023

1.

a) Quãng đường bạn A đi từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)

Độ dịch chuyển của bạn A từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)

b) Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi:

+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến siêu thị là: 800 m

+ Quãng đường bạn A quay về nhà cất đồ là: 800 m

+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến trường là: 1200 m

=> Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi là: 800 + 800 + 1200 = 2800 (m)

Điểm đầu xuất phát của bạn A là nhà, điểm cuối của bạn A là trường

=> Độ dịch chuyển của bạn A là 1200 m.

2.

Chuyển động

Quãng đường đi được s (m)

Độ dịch chuyển d (m)

Từ trạm xăng đến siêu thị

sTS = 400

dTS = 400

Cả chuyến đi

s = 2800

d = 1200

3.

Dự đoán trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều

Từ bảng kết quả ta thấy dự đoán trên là đúng.