K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2019

Yếu tố biểu cảm trong đoạn trích “Thuế máu”:
- Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh có sức biểu cảm cao. Các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-nam- mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do... đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. Trước thì miệt thị, khinh bỉ; sau thì đề cao một cách bịp bợm. Tác giả nêu ra các từ ấy nhằm mục đích vạch trần bản chất dối trá của bọn thực dân, tạo nên hiệu quả mỉa mai. Nhờ vậy văn bản đã đạt hiệu quả tốcáo và lên án của mình.
- Tác giả còn dùng nhiều hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân. Một sốcâu trong đoạn trích được tác giả sử dụng hết sức hiệu quả: đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơithây trên các chiến trường châu Âu. ...nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế... Những ngôn từ mĩ miều trên không che đậy được một bản chất tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân.

18 tháng 9 2018

Những yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và "Người bản xứ" được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập nhau, hoặc mang tính chất mỉa mai, châm biếm.

  Những yếu tố biểu cảm trong " Chiến tranh và người bản xứ" ( Thuế máu) được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập hoặc mang tính chất mỉa mai châm biếm.

    + Những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu >< những đứa con yêu và những người bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do.

    + Chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột >< đột ngột lìa xa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường.

    + Cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, >< xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái.

    + Bỏ xác tại những miền hoang vu, thơ mộng.

    + Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy.

    + Khạc ra từng miếng phổi.

  - Tác dụng của những từ ngữ này:

    + Giúp người đọc thấy được bản chất lọc lõi, lừa đảo và bộ mặt thâm độc, quỷ quyệt của bọn thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn cho chúng.

12 tháng 3 2018

Câu 3 : Yếu tố khác :

- Ngữ điệu

- Khí phách

Câu 4 :

- Đó là văn bản nghị luận vì nó không nhằm mục đích biểu cảm trữ tình mà nhằm mục đích nghị luận.

Câu 5 :

- Yếu tố biểu cảm không đóng vai trò chủ yếu nhưng lại tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc.

=> Làm cho văn bản nghị luận có sức thuyết phục cao.

12 tháng 3 2018

Câu 1 : Từ ngữ biểu cảm :

- Hỡi, muốn, phải nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ định không chịu, phải đứng lên, hễ là thì, ai có, dùng, ai, cũng phải.

Câu 2 : Câu cảm thán

- Hỡi đồng bào toàn quốc !

- Hỡi đòng bào !

- Chúng ta phải đứng lên !

- Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !

- Thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta !

- Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm !

- Kháng chiến thắng lợi muôn năm !

23 tháng 1 2017

a, Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:

   Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

   Những câu cảm thán:

    + Hỡi đồng bào toàn quốc!

    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

    + Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.

    - Cả Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều giống nhau ở việc đều sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn giàu tình cảm.

   b, Cả hai văn bản này đều là văn bản nghị luận vì hai văn bản này không nhằm bộc lộ cảm xúc mà hướng tới tác động tới lý trí của người đọc, buộc người đọc phải hiểu và phân tích được để bàn về lẽ phải, trái, đúng sai của một quan điểm, một ý kiến.

   c, Những câu văn ở đoạn 2 hay hơn đoạn 1 vì giàu sức biểu cảm khi kết hợp những từ ngữ bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết.

   Yếu tố biểu cảm khi đưa vào văn nghị luận sẽ có hiệu quả thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ tới người đọc (người nghe).

8 tháng 10 2016

 Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

8 tháng 10 2016

Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

28 tháng 3 2022

Đoạn văn mang yếu tố biểu cảm : 

Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết,lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.  Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.

`=>` Bộc lộ cảm xúc phê phán, về sự đãi ngộ tốt của ông với binh lính dưới trướng.

 

4 tháng 4 2018

* Yếu tốbiểu cảm trong đoạn trích “Thuế máu”:

- Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh có sức biểu cảm cao. Các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-nam- mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do... đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. Trước thì miệt thị, khinh bỉ; sau thì đề cao một cách bịp bợm. Tác giả nêu ra các từ ấy nhằm mục đích vạch trần bản chất dối trá của bọn thực dân, tạo nên hiệu quả mỉa mai. Nhờ vậy văn bản đã đạt hiệu quả tố cáo và lên án của mình.

- Tác giả còn dùng nhiều hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân. Một sốcâu trong đoạn trích được tác giả sử dụng hết sức hiệu quả: đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơithây trên các chiến trường châu Âu. ...nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế... Những ngôn từ mĩ miều trên không che đậy được một bản chất tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân.

4 tháng 4 2018

Phần III bạn ơi