Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý:
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Gợi ý bài 2:Chỉ là ý thui nha
‘Người mẹ có một êm dịu vô cùng…” Người mẹ đã trở về đúng ngày giỗ để làm trọn đạo lí và tự khẳng định tư cách người vợ, người mẹ trong gia đình. Mẹ đem về cho hai con nhiều quà. Tan học, trốn đường về nhà, bé Hồng gặp lại mẹ sau một năm dài xa cách. Em gọi rối rít: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!Cảnh hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi. Mẹ cầm nón vảy… mẹ kéo tay con, xoa đầu con, hỏi..
Con “òa lén khóc nức nở”, mẹ cũng sụt sùi theo… Con sung sướng ngắm nhìn gương mặt thương yêu của mẹ. tự hào vì mẹ “vẫn tươi sáng”, “đôi mắt trong”, “nước da mịn”, gì má “màu hồng” Bé Hồng được sống trong những giây phút hạnh phúc nhất. Em được ”trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình.Em sung sướng “đẩu ngả vào cánh tay mẹ”.
Bao “cảm giác ấm áp ” đã mất đi ,nay lại “mơn man khắp da thịt“. Miệng mẹ “xinh xắn nhai trầu” phả ra “thơm tho lạ thường“. Bé Hồng vô cùng hãnh diện về mẹ. cổ ngữ có câu: “ Mẫu tử tình thâm ” .Tục ngữ có nói: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ ”.Tình mẹ con là vô cùng thiết tha, sâu nặng. Phút giây gặp lại mẹ, bé Hồng nói là những phút “rạo rực”.
Và em khẳng định ngợi ca: “Phải để lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bấu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có mệt êm dịu vô cùng
Tiêu chí để bình giá hồi kí là sự chân thực. Mọi sự đẽo gọt, tô màu sẽ làm cho hồi kí trờ thành vô nghĩa. Chương “Trong lòng mẹ” rất chân thực và cảm động. Đó là giá trị vãn chương đích thực. Lòng con thương nhớ,yêu kính mẹ, sung sướng và tự hào khi gặp lại mẹ. giọt nước mắt, cảm giác êm dịu khi được sống bên mẹ hiền… đó là tình mẫu tử, lòng hiếu thảo. Những tình cảm sâu sắc ấy làm nên vẻ đẹp văn chương trong hồi kí cùa Nguyên Hồng, 60 năm về trước…
Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương câù thực.Nên Hồng phải chịu sự giả dôí của họ hàng nhất là bà cô cuả chú.
Một hôm cô của chú mở lơì kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú 0 đáp lại.Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm 1 đòn tâm lý nữa là ngân daì chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thâý thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là 0 phải là mợ mình.
khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lơì nói cuả bà cô.
Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ
Bài tóm tắt 1
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 2
Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 3
Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.
Tóm tắt văn bản Lão Hạc
1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 1
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.
2. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 2
Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: Vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi "cậu Vàng". Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.
3. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 3
Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc. Con trai vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su, chỉ để lại cho lão một con chó làm bạn. Sau một lần ốm nặng, lão yếu đi ghê lắm, không đủ sức để đi làm thuê nữa. Cùng đường lão phải quyết định bán con chó vàng mà lão hết lòng yêu thương. Rồi lão mang tiền dành dụm được và cả mảnh vườn của mình đem sang gửi cho ông Giáo. Ít lâu sau lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Khi nghe Binh Tư kể về chuyện lão Hạc sang xin bả chó, ông Giáo đã rất thất vọng. Nhưng ngay sau đó, khi nhìn thấy lão Hạc chết một cách đau đớn và dữ dội thì ông giáo đã hiểu ra mọi chuyện. Còn về cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu rõ.
1.
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô cuả chú
Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát
Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?
A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh
Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo
Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên
Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?
A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng
Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm
Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?
A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ cua tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục.Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuân bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.
Kha Sơn ngày ấy còn có những khu rừng kín đáo những ngôi đền chùa - nơi thờ phụng linh thiêng của nhân mà chân tay kẻ thù ở làng xã phải dè dặt mỗi khi đi lùng sục. Đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản để bảo vệ an toàn cho cơ quan, cán bộ của Đảng, cũng vì thế mà 1940 - 1942 cán bộ của TW và sứ uỷ Bắc Kỳ thường xuyên qua lại dùng nơi đây làm nơi tổ chức, bồi dưỡng huấn luyện, truyền đạt nghị quyết của TW, là nơi để hoạt động, in ấn tài liệu và cùng ở điều kiện ấy con người Kha Sơn đã giác ngộ cách mạng; Là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của huyện Phú Bình là những địa điểm để liên lạc và hoạt động cách mạng thuận lợi. ngon cờ khởi nghĩa dành chính quyền của huyện Phú Bình cũng bắt đầu từ mảnh đất này. Với những sự kiện ấy Kha Sơn ATKII đã được Bộ văn hoá cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1997 gồm có 7 địa điểm:
* Nền nhà ông Cao Nhật: Trong thời kỳ chính pháp cuối năm 1938 Kha Sơn mới chỉ có ông Nguyễn Văn Nội được giác ngộ đi theo cách mạng. Ông Nguyễn Văn Nội ra vận dụng Lê Sỹ Ký, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Mười ra nhập hội thanh niên phản đế. Đến năm 1939 nhóm thanh niên phản để nói trên trở về làng Kha Sơn hạ tiến hành giác ngộ vận động, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Văn Sứ, Lê Phương, Nguyễn Hữu Tài và một số người khác đi theo cách mạng và từ đó Kha Sơn có nhiều gia đình nuôi dưỡng che dấu, bảo vệ cán bộ, có gia đình cả cha mẹ anh em vợ chồng đều tham gia cách mạng: Vì như vậy nên nhà ông cao nhật (nay còn nền) là một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của huyện Phú Bình.
* Rừng mấn, rừng rác: tháng 9/1940 Pháp tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hưởng ứng lời kêu gọi của xứ uỷ Bắc Kỳ các cao sở mặt trận phản đế xã Kha Sơn bí mật vận động quyên góp vũ khí, gạo muối; Tháng 5/1941 đoàn cán bộ TW từ kha sơn đi dự hội nghị TW lần thứ 8, tháng 8/1945 trở về cũng dừng chân tại đây. Để thuận lợi cho hoạt động cách mạng khu an toàn khu 2 được thành lập vùng giáp danh thuộc huyện hiệp hoà (Bắc Giang), Phổ Yên và Phú Bình (Thái Nguyên). Kha Sơn là một trong các yếu địa của ATKII, Kha Sơn là nơi huấn luyện đào tạo cho cán bộ quân sự bổ xung cho các Đảng bộ Bắc Kỳ để chuẩn bị cho cách mạng tháng 8, cuối năm 1943 tại Rừng Mấn, TW đã mở lớp huấn luyện quân sự chính trị cho 13 cán bộ thuộc các tỉnh Bắc Bộ từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945. Nhiều cuộc họp quan trọng, các hội nghị quân sự và phổ biến chỉ thị ngày 12/3/1945 Chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đều diễn ra ở Kha Sơn. Và cũng tại rừng Rác tháng 4/1943 đồng chí Ngô Thế Sơn cán bộ xứ uỷ Bắc kỳ đã thành lập tổ Trung Kiên và cũng là nơi thành lập chi bộ đầu tiên tháng 7/1943 cho 3 đồng chí Nguyễn Bình Sơn, Nguyễn Cao Nhật, Nguyễn Văn Xứ.
Rừng Mấn, rừng Rác là nơi liên lạc, đưa đón cán bộ công tác, nơi tổ chức tập huấn, huấn luyện cán bộ do TW tổ chức.
* Chùa Mai Sơn, Chùa Kha Sơn hạ (Chùa Ca): là nơi đặt cơ quan ấn bát (bao gồm cả biên tập báo cờ giải phóng), biên tập sách và in ấn. Còn chùa Kha Sơn hạ là nơi cất dấu các tài liệu đã in xong chờ chuyển về tỉnh và các nơi.
* Đình Kha Sơn thượng: Trong những năm từ 1942 - 1945 các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, thường vụ Trung ương thường qua lại Kha Sơn để chỉ đạo phong trào và kiểm tra Hội của TW tại ATKII cuộc của địch vào tháng 10/1944 gây tổn thất lớn một số cán bộ xã và của trên bị bắt tra tấn tù đầy, một số cơ sở bị phá vỡ, một số tài liệu của Đảng rơi vào tay địch. Đảng bộ Kha Sơn đã rút ra bài học và có kinh nghiệm. Hơn lúc nào đình chùa là điểm linh thiêng và là nơi cán bộ thường qua lại để họạt động mà đình Kha Sơn thượng là nơi các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trường Chinh thường xuyên qua lại.
* Đình Kha Sơn hạ:
Ngày 13/3/1945 cán bộ nhận được chỉ thị của TW, sáng 14/3/1945 lệnh khởi nghĩa truyền đến Kha Sơn hạ (Chùa Ca) sôi sục tràn ngập làng xóm. 9h ngày 14/3/1945 Kha Sơn thượng nhận lệnh khởi nghĩa; ngày 15/3/1945 làn sóng khởi nghĩa đến Mai Sơn. Cuộc kháng chiến thắng lợi là tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ giành chính quyền của tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 14/3/1945 tại đình Kha Sơn Hạ trở thành nơi thành lập chính quyền đầu tiên của xã Kha Sơn.