trình bày suy...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1)...Hằng ngày ,có vô số trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triên của các cháu đó.Chúng pk chịu bnhieu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiễn tranh và bạo lực,của nạn phân biệt chủng tộc ,chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài ,Có những cháu trở thành tị nạn sống tha hương do bị...
Đọc tiếp

1)...Hằng ngày ,có vô số trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triên của các cháu đó.Chúng pk chịu bnhieu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiễn tranh và bạo lực,của nạn phân biệt chủng tộc ,chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài ,Có những cháu trở thành tị nạn sống tha hương do bị cưỡng bức pk từ bỏ gia đình ,cội rễ.Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên,ruồng bỏ,dối xử tàn nhẫn và bóc lột... Mỗi ngày,có hàng triệu trẻ em pk chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng khoảng kinh tế ,của nạn đói ,tình trạng vô gia cư,dịch bệnh ,mù chữ,mỗi trường xuống cấp... TRẢ LỜI CÂU HỎI: Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết của mình,hãy viết một đoạn văn(khoảng 2/3 trang giấy thi)trình bày suy nghĩ của em về ý kiến''Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên,ruồng bỏ,dối xử tàn nhẫn và bóc lột''

ai giúp diiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii!!!Mình cần gấp mai mình nộp rT^T

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. ” (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Câu 2: Qua việc làm rõ những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. ”

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?

Câu 2: Qua việc làm rõ những thảm họa mà trẻ em khắp nơi trên thế giới phải chịu đựng, văn bản muốn khẳng định điều gì?

Câu 3: Trong khi trẻ em khắp nơi trên thế giới vẫn phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp thì em và bạn bè lại đang được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Điều đó gợi trong em những suy nghĩ gì? Trong khoảng mười hai câu, hãy trình bày những suy nghĩ đó của em

1
11 tháng 4 2020

Vũ Minh Tuấn{__Shinobu Kocho__}Hoàng Minh Nguyệtbuithianhthokhongbietem!Thảo PhươngPhạm Nguyễn Cẩm TúLinhĐỗ Hải ĐăngInosuke Hashibiragiúp em với

7 tháng 3 2021

Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay – Vấn đề đáng để chúng ta cùng suy nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức. Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ưa chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”. Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi ngừời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không? Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.

7 tháng 3 2021

Đoạn văn em ơi !!

13 tháng 9 2021

Một trong những đối tượng yếu thế và dành được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp trong xã hội đó là trẻ em. Nhằm bảo đảm trẻ em được học tập và phát triển tốt nhất ngoài việc pháp luật quy định những trách nhiệm của cơ quan tổ chức cá nhân ra, pháp luật cũng quy định rõ về bổn phận của trẻ em. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.Độ tuổi càng nhỏ thì việc giáo dục càng quan trọng,các em cần phải rèn luyện để có thể thành con người có ích.Ngoài rèn luyện về mặt đạo đức, trẻ em cũng cần phải coi trọng đến việc học tập, rèn luyện về thể chất để nâng cao ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu, giúp các thành viên khác trong gia đình nững công việc phù hợp như lời Bác Hồ dạy “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”  và đó cũng là một cách để các thành viên gắn bó với nhau. Vì vậy, trẻ em cần làm bổn phận đầu tiên cơ bản nhất là đối với gia đình phải kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ và Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em là hoàn toàn phù hợp.

13 tháng 9 2021

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới, Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các em”. Học tập và rèn luyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của người học sinh. Chỉ có học tập, chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Khi xưa, anh hùng Lý Tự Trọng từng nói: “Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”. Nếu như trong thời chiến, lẽ sống của người học sinh là vì lý tưởng, vì đất nước thì nay, khi cuộc sống đã hòa bình, nhiệm vụ thiết yếu nhất của chúng ta là học tập và rèn luyện. Lê- nin có một câu châm ngôn nổi tiếng rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập trong bất kì thời đại nào cũng vô cùng quan trọng. Nhờ có học tập, chúng ta mới có thể tích lũy thêm kiến thức, làm đầy những khiếm khuyết của bản thân, tự hoàn thiện chính mình. Học tập đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước chinh phục biển tri thức rộng lớn, mênh mông của nhân loại. Với vốn tri thức tích lũy được, nó sẽ là hành trang quý giá để ta vững bước vào tương lai, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách của cuộc đời. Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nếu không học tập, chúng ta sẽ không thể theo kịp bước tiến của thời đại, mãi mãi chỉ là những con người nghèo nàn, lạc hậu. Học tập cũng là cách giúp ta nâng cao vị thế, tự khẳng định giá trị của bản thân. Bằng chứng là có rất nhiều các bạn học sinh tuy trẻ tuổi nhưng đã đạt được những thành tích cao trên các đấu trường quốc tế, đưa cái tên Việt Nam vang lên đầy tự hào, sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới. Không chỉ học ở trường, trong sách vở, chúng ta còn cần phải học ngoài thực tế, bởi lẽ: “Lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.

Bác Hồ cũng từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Song song với việc tích lũy kiến thức, chúng ta còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Là con người trong thời đại mới, người học sinh cần phải có thái độ tích cực, chăm chỉ, khiêm tốn trong mọi việc, tuân thủ kỉ cương, luật lệ, đoàn kết trong tập thể... Đó là những hành trang cần thiết và vững bền để chúng ta bước vào thế kỉ mới- nơi có môi trường cạnh tranh, đào thải vô cùng khắc nghiệt. Hướng về tương lai nhưng chúng ta cũng cần biết ơn và trân trọng quá khứ, thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân của dân tộc, sống chan hòa, nhân ái với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay, chúng ta vẫn có những bạn học sinh lười biếng, không tích cực học tập và rèn luyện. Các bạn không có một mục đích sống cụ thể, sống hoài, sống phí những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời. Nếu không thay đổi, trong tương lai, họ sẽ sớm bị đào thải, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Với xu thế hội nhập như ngày hôm nay, mỗi người học sinh cần xác định rõ ràng về nhiệm vụ học tập và trách nhiệm rèn luyện của chính bản thân mình. Nó sẽ là vốn liếng quý báu để chúng ta trở thành công dân toàn cầu, góp phần đưa quê hương, đất nước phát triển hơn nữa.

20 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

 

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

14 tháng 9 2021

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.

Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

Trong thời đại hiện nay, giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự hủy hoại bản thân. Nhiều người trẻ hiện nay đã quá chú trọng đến việc thể hiện bề ngoài hơn là chăm sóc bản thân từ bên trong. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc trang điểm, thời trang, tập thể dục để có một thân hình hoàn hảo, nhưng không quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình.

Thêm vào đó, việc sử dụng các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động, máy tính, trò chơi điện tử cũng đang gây ra nhiều hại cho sức khỏe của giới trẻ. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng các thiết bị này, không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn và thị lực của họ mà còn gây ra các vấn đề về thần kinh và giấc ngủ.

Sự hủy hoại bản thân của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại và cần được chú ý để giải quyết. Chúng ta cần thay đổi suy nghĩ, tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe và tinh thần của mình để có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc