Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hướng từ A1 sang A2 là hướng Tây - Đông.
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ chính là hiệu số giữa độ cao ghi trên 2 đường đồng mức kề nhau
⟹ Trên lược đồ sgk, chênh lệch độ cao giữa hai đường đồng mức là 100m.
- Xác định độ cao các điểm A1, A2, B1, B2 và B3:
+ A1 = 900m (trị số của đỉnh A1).
+ A2 > 600m (đỉnh cao hơn đường đồng mức 600m).
+ B1 = 500m (vì ở ngay trên đường đồng mức 500m).
+ B2 = 650m (nằm giữa 2 đường 600m và 700m).
+ B3 = 550m (nằm giữa 2 đường 500m và 600m).
- Ở thước tỉ lệ trong hình 44 SGK, 1cm trên bản đồ tương ứng với 100.000 cm (1km) ở thực địa. Khoảng cách A1 đến A2 trên lược đồ là 7,7cm nên khoảng cách thực địa từ A1 đến A2 là: 7,7km.
- Sườn tây của đỉnh A1 có các đường đồng mức gần nhau hơn so với sườn đông nên sườn tây dốc hơn.
- Tham khảo : Nhiệt độ không khí là một hiện tượng khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển, ngay lúc này mặt đất sẽ hấp thụ năng lượng nhiệt của mặt trời. Sau đó bức xạ lại vào trong không khí khiến cho không khí nóng lên. Nhiệt độ không khí còn được xem là thước đo mức độ nóng lạnh của không khí.
1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn
- Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc,...) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng các đường đồng mức và màu sắc.
- Đường đồng mức:
+ Là đường nối liền những điểm có cùng độ cao.
+ Các đường đồng mức cách nhau một độ cao đều gọi là khoảng cao đều.
+ Các đường đồng mức ngày càng gần nhau, địa hình càng dốc, các đường đồng mức cách xa nhau, địa hình càng thoải.
- Hướng dẫn đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn:
+ Xác định được các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.
+ Tính độ cao của các địa điểm trên lược đồ.
+ Căn cức vào độ cao gần hay xa nhau của đường đồng mức, biết được độ dốc của địa hình.
+ Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, tính khoảng cách thực tế giữa các điểm.
2. Đọc lát cắt địa hình
- Lát cắt địa hình là hình vẽ biểu hiện được đầy đủ hình dáng và độ cao của các loại địa hình dọc theo một đường (tuyến) cắt nhất định.
- Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình:
+ Xác định được điểm bắt đầu và điểm cuối của lát cắt.
+ Từ hai điểm mốc này, biết được hướng lát cắt, những điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt, biến đổi độ dốc của địa hình.
+ Mô tả sự thay đổi của địa hình từ điểm đầu đến điểm cuối lát cắt.
+ Dựa vào tỉ lệ lát cắt, tính khoảng cách giữa các địa điểm.
- Trước hết, cần xác định được các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.
- Căn cứ vào các đường này, ta có thể tính ra độ cao của các địa điểm trên lược đồ.
- Căn cứ vào độ gần hay xa nhau của đường đồng mức, ta biết được độ dốc của địa hình.
- Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, ta tính được khoảng cách thực tế giữa các địa điểm.
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm (từ 24,50C tại vĩ độ 00 giảm xuống còn -10,40C tại vĩ độ 700).
⟹ Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn (từ 1,80C tại vĩ độ 00 tăng lên 32,20C tại vĩ độ 700).
⟹ Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).