K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
25 tháng 3 2024

Với bài này con sẽ theo tùy từng bài nhưng theo các ý chung như sau:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

26 tháng 1 2022

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài thơ trên là những lời than thân của người nông dân tội nghiệp lam lũ trong xã hội xưa. Họ được ví như những con cò trắng, với cuộc đời lận đận, bấp bênh, cơ cực. Chẳng ngày nào mà họ được ngơi nghỉ, bình yên hưởng thụ cả. Thân cò mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại làm những việc nặng nhọc, vất vả. Như người nông dân ốm yếu, thiếu thốn lại ngày ngày nai lưng ra làm việc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật đáng thương đắng cay làm sao. Biết là đau khổ, vất vả, khốn khó như vậy, nhưng những người nông dân ấy cũng không biết phải làm sao. Bởi với thân phận thấp cổ bé họng như vậy thì làm sao có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, tham lam vô độ ngoài kia chứ. Đến cả chỉ đích danh những kẻ đó, họ còn không thể, chỉ dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai” để gọi mà thôi. Hình ảnh “cò con” ở cuối bài thơ, càng khiến người đọc thêm ám ảnh, về số phận tội nghiệp của những thế hệ mai sau. Bài thơ với nhịp điệu nhịp nhàng của một lời ru, với nhiều điệp từ gợi lên cảm thức yêu thương, xót xa cho thân phận tội nghiệp của người nông dân. Hình ảnh “con cò” xuyên suốt cả bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc về nỗi thương cảm với những số phận bất hạnh, tội nghiệp ấy.v

26 tháng 1 2022

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

đây nha

16 tháng 2 2023

THAM KHẢO

Bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên là bài thơ làm em xúc động nhất. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, có yếu tố miêu tả và tự sự. Về nội dung, bài thơ viết về một ông đồ, năm nao cũng "bày mực tàu giấy đỏ" "bên phố đông người qua". Vào mỗi năm xuân san, mỗi mùa hoa đào nở, ai cũng thấy ông đồ đó. Ai cũng vào xin chữ ông, ai cũng "tấm tắc ngợi khen tài". Những chữ Nho ông viết "như phượng múa, rồng bay". Thế nhưng, sau này, khi chữ Nho Tàu đã không còn phổ biến như trước nữa, "mỗi năm mỗi vắng", chẳng còn ai xin chữ ông đồ. Nhưng ông vẫn ngồi đó, "giấy đỏ buồn không thấm", "mực đọng trong nghiên sầu". Và ở đoạn thơ cuối, lại một mùa hoa đào nở, nhưng không thấy ông đồ già bày mực tàu, giấy đỏ. Khi đến đây, ta bỗng cảm thấy vô cùng day dứt, vô cùng thương cảm ông đồ già bị lãng quên theo thời gian. Chính vì những xúc cảm đó, ta mới cảm tháy rất xúc động. Về nghệ thuật, bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, phù hợp để tự sự và miêu tả, dễ thể hiện câu chuyện về ông đồ mỗi mùa hoa anh đào nở. Ở đây, ta dễ nhận ra sự thay đổi theo thời gian trong bài. Biện pháp tu từ nhân hóa cũng rất hay và sinh động, thể hiện ở hai câu thơ : "giấy đỏ buồn không thấm" và "mực đọng trong nghiên sầu". Khiến chúng ta hình dung sự buồn bã, chờ đợi của ông đồ qua giấy đỏ, mực tàu, rằng chúng cũng buồn cho ông, và ông đồ cũng buồn cho chúng vậy. Qua đó, ta có thể thấy được cách thể hiện câu chuyện qua những dòng thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên rất giàu xúc cảm, mang đầy tính nghệ thuật và ảnh hưởng đến người đọc những xúc cảm mạnh, làm người ta yêu quý những ông đồ già mỗi mùa hoa đào nở. Bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên quả là một bài thơ hay, giàu cảm xúc, làm cho em vô cung xúc động. 

11 tháng 12 2021

Bn có thể tham khảo ở trên mạng đấy 

11 tháng 12 2021

mik đag cần gấp

14 tháng 10 2021

Tham khảo ạ

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

14 tháng 10 2021

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn.

19 tháng 10 2023

Cần đáp ứng:

+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

+ Thể hiện đc cảm xúc chung về bài thơ.

+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả có trong bài thơ.

+ Chỉ ra đc nét độc đáo trong cáchtự sự và miêu tả của nhà thơ.