K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2018

I don't know

26 tháng 10 2018

vào thông tin cá nhân

24 tháng 10 2019

"Giúp tôi giải toán" trên Online Math đã trở thành một diễn đàn hết sức sôi động cho các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh từ mọi miền đất nước. Ở đây các bạn có thể chia sẻ các bài toán khó, lời giải hay và giúp nhau cùng tiến bộ. Để diễn đàn này ngày càng hữu ích, các bạn lưu ý các thông tin sau đây:

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

                                                     đầu tiên bn ấn vào viết

                                                     rồi ấn vào cái thứ 3

                                                     rồi bạn vào Open SVG...

                                                     bạn chọn 1 ảnh kéo nó ra thế là chèn vào bài viết

                                                     rồi đăng : ) ok !!

                                                   ~ chúc bn thành công ~

24 tháng 10 2019

thanks

29 tháng 2 2020

(Sao chép)

Bước đầu tiên: Xác định ngày tỏa sáng thành học sinh giỏi.

Ngày đó là ngày nào, tiết nào, môn nào? Ví dụ bạn chọn môn lịch sử, tiết thứ hai vào ngày thứ năm tuần sau.

Tôi muốn nhắc lại một lần nữa điều này: hãy chắc chắn bạn muốn thay đổi. Tuổi học trò chỉ còn vài năm thôi, đừng để nó kết thúc trong tẻ nhạt và nhàm chán. Hãy làm điều gì đó thú vị lên đi chứ.


Bước thứ hai: Lùi lại một tuần và chăm chú nghe giảng, ghi chép.

Bạn có thể nghĩ rằng việc thành công của một người nào đó là do may mắn. Nhưng bạn cũng nên thừa nhận rằng 99% sự may mắn là do việc chuẩn bị tốt tạo nên.

Có một điều thú vị thế này, tất cả chúng ta đều dành 1 năm, 2 năm thậm chí 10 năm để chuẩn bị cho một bài kiểm tra nào đó. Tôi biết bạn đang nghĩ đến những bài kiểm tra đối phó, kì thi đại học… nhưng hãy nới rộng tầm nhìn của mình một chút, thả tâm trí để nó tự do khám phá cùng với tôi nhé: những vận động viên olympic tập luyện hàng năm trời chỉ để tỏa sáng trong 3 phút thi đấu; Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi cứu nước mấy chục năm chỉ chờ đến ngày đất nước được giải phóng; tôi dành 8 tiếng một ngày hơn suốt 4 năm này để viết bài, làm video, học tập, tìm kiếm tài liệu cho các bạn, mong một ngày bạn tìm được chính bản thân của mình, sự say mê, thích thú trong học tập.

Vậy là, chúng ta chuẩn bị một quá trình dài để đạt được thành công nhất định tại một thời điểm. Có thể bạn đang nghĩ “tôi đang định nghĩa sai lệch cụm từ “thành công”, thành công là một quá trình mới đúng chứ.” Đúng! Tôi cũng nghĩ như bạn đang nghĩ, nhưng ở đây -  tôi muốn nói đến kết quả. Kết quả càng lớn, vĩ đại và xác suất thất bại càng nhỏ khi bạn có sự chuẩn bị kỹ càng và lâu dài.

Một bí mật đằng sau sự chuẩn bị ấy chính là tâm lý. Đúng vậy, khi bạn chuẩn bị càng tốt, tâm lý của bạn càng vững vàng, bạn sẽ loại bỏ được một số nỗi sợ… Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi phát biểu trước đám đông, tôi rất run và lo sợ. Và những lần sau, tôi có một quyết định mình phải chuẩn bị trước những gì mình nói. Thật bất ngờ, tôi tự tin hơn rất nhiều (bí quyết nói trước đám đông đấy). Hơn thế nữa, trong quá trình thi học sinh giỏi cấp tỉnh của mình, những lần thi đầu tiên tôi rất lo sợ và bồn chồn. Nó giống như cảm giác bạn buộc phải phát biểu lần đầu tiên vậy, khiến cho những nét chữ nguệch ngoạc không rõ ràng trên đề thi. Nhưng khi tôi có sự chuẩn bị tốt, thi thử như thi thật, tôi cảm thấy thoải mái với những bài kiểm tra và kì thi. Từ đó tôi đạt được phong độ đỉnh cao của mình. Bạn biết đấy, nếu bạn đi thi đại học, tâm lý không tốt bạn đã đánh mất 10% điểm số của mình.

Tôi quay lại vấn đề chính của mình nhé!

Giả sử mỗi tuần bạn chỉ có một tiết sử thôi,  nó vào ngày thứ 5 đấy. Thì trước một tuần bạn quyết định tỏa sáng. Hãy chăm chú ghi chép bài cô giáo giảng và lắng nghe để hiểu.

Tiếp theo, ngay khi về nhà bạn hãy dành ra 15 phút để học thuộc những gì ghi vừa, học được. Có thể 15 phút chưa đủ với bạn, hãy nâng nó lên 1 tiếng… Hãy nhớ rằng tập trung là một yếu tố quan trọng nhất của ghi nhớ!

Bạn không biết cách làm sao để học thuộc bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn ư?

Bạn không cần phải có các kỹ thuật để ghi nhớ để bắt đầu đâu. Học theo cách bình thường bạn hay học là thành công rồi. Những phương pháp đó tính sau nhé! Vì tôi muốn cho bạn từng bước cực kỳ đơn giản để có thể áp dụng ngay luôn.

Nhắn nhủ: Nếu bạn muốn chắc chắn hơn nữa, mỗi ngày hãy dành 15 phút để học bài Lịch sử ấy… Bởi vì bạn đã học thuộc 1 lần rồi, nên những lần sau chỉ cần đọc lại là thuộc làu làu thôi à. Đấy là khoa học của trí nhớ - cách ghi nhớ hiệu quả nhất - lặp đi lặp lại. Hãy tin tôi.

Tôi chưa nói cho bạn biết điều này, hầu hết những học sinh yếu, trung bình không phải họ kém thông minh đâu. Chỉ vì họ chưa dành thời gian đầu tư cho việc học của mình thôi. Nhưng tôi nhận thấy có điều gì đó -rằng bạn khác biệt, tôi tin tưởng ở bạn. Đơn giản thôi, vì bạn đã dành thời gian quý giá của mình để đọc bài viết này của tôi. Tôi hoan nghênh lựa chọn sáng suốt này của bạn.

Bước thứ ba: Dành hai tiếng chuẩn bị bài mới.

Tại sao phải hai tiếng???

Đơn giản thôi, tôi muốn bạn thật sự có được tâm lý tốt nhất để hôm sau tỏa sáng. Và đây là lần đầu tiên bạn làm điều bạn chưa bao giờ làm, nên sẽ có rất nhiều nỗi sợ. Dành thời gian đủ lớn để chuẩn bị sẽ giúp bạn vượt qua được sức ì của chính mình.

Nếu bạn chưa biết phải làm thế nào để soạn bài hiệu quả nhất thì đây là cách của tôi, bạn có thể tham khảo. Nói nhỏ nhé, tôi chỉ mất tầm 10 phút để làm việc này thôi…

Thứ nhất, đọc kỹ tiêu đề chính, tiêu đề phụ, tóm tắt và câu hỏi cuối bài.

Đây là điều quan trọng để tiếp thu thông tin nhanh nhất. Chỉ mất tầm 1 phút, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về những kiến thức sắp học. Tôi gọi đây là quá trình “dự đoán” – hãy đoán trước những gì mình sắp tiếp thu sẽ giúp quá trình tiếp thu diễn ra nhanh nhất. Đây được gọi là cách học chủ động.

Vì sao nó hiệu quả?

Hãy nhớ lại tiết ngữ văn, giáo viên luôn khuyên rằng “để viết được bài văn hay nhất, các em phải lên dàn ý – mở bài – thân bài – kết bài và các luận điểm chính”. Khi tôi viết bài viết này cũng vậy, làm sao để các bạn dễ tiếp thu nhất tôi cũng viết ra dàn ý của bài viết gồm các bước. Bởi vì thế, khi các bạn đọc ý chính tức là các bạn đang đi theo suy nghĩ của người viết. Đây là cách mà ít giáo viên nói cho bạn biết phải không?

Cách trên cũng trả lời cho câu hỏi “Làm sao để đọc sách hiệu quả?”. Tôi sẽ nói rất nhanh bởi vì nó không cùng chủ đề cho lắm (tôi là thánh lan man, nhưng tôi biết mình viết mọi thứ luôn muốn mang lại điều tuyệt vời nhất cho bạn). Khi bạn đọc bài viết của tôi hướng dẫn về cách học giỏi, các phương pháp học tập. Bạn có nhận ra, có rất nhiều bài học về cuộc sống, tìm đam mê, làm người, kiến tạo tuổi trẻ ở trong đó. Đấy là lý do tôi khác biệt, và tôi muốn giữ lại nó trong cách hành văn của mình.

Đọc sách hiệu quả:

  • Đọc tiêu đề.
  • Đọc lời tựa.
  • Đọc các mục chính.
  • Đọc phần tóm tắt các chương.
  • Trước khi đọc hãy tự hỏi bản thân “mình sẽ học được gì từ chương này, từ cuốn sách này”

Ví dụ tiêu đề của chương là “đặt mục tiêu”, tôi sẽ tự động có các dự đoán như “ À ở chương này có thể nói về lý do, dẫn chứng, và từng bước đặt mục tiêu. Sau khi mình đọc xong mình sẽ biết cách đặt mục tiêu hiệu quả. Cũng tuyệt vời đấy, mình sẽ đọc nó”

Tương tự như vậy, chưa đọc mà bạn biết mình sẽ nhận được gì qua tiêu đề chính rồi. Một ý tưởng cách mạng chứ?

Thứ hai, đọc lướt nội dung và dùng bút đánh dấu.

Hãy đánh dấu vào nội dung chính nhé! Làm sao biết đó là nội dung chính?  Những nội dung có liên quan đến phần 1 (tiêu đề, trong phần tóm tắt, trả lời cho câu hỏi cuối bài) đó là những điều bạn cần lưu ý.

10 tháng 10 2021

1. Đợi ngày mai

2. Tạo nick mới

3. Xóa bớt tin nhắn k cần thiết

Tớ chỉ biết sương2 như vậy thui .-.

13 tháng 12 2021

Hôm nay thứ hai đẹp trời

Cô bước vào lớp nói lời "kiểm tra"

Học sinh nhốn nháo kêu la

Không có tài liệu chúng ta chép gì?

mình tự nghĩ đó bạn, chủ đề thầy cô (cái này lẫn bạn bè cx đc). k mình nha, cảm ơn bạn ^_^

13 tháng 12 2021

Mẹ hiền đẹp tựa vì sao

Nuôi con khôn lớn biết bao tháng ngày

Dòng sông mưa nắng vơi đầy

Dù gian khổ mẹ vẫn đầy yêu thương

Tình thương mẹ lớn biết bao

Những đêm ko ngủ thương con chẳng nằm

Lo con thao thức sớm chiều

Trên dường con bước còn nhiều gian nan

Lo từng giấc ngủ à ơi

Mảnh quần vải áo những lời hát ru

Biển khơi gió bão mịt mù

Mẹ là bến đỗ thuyền con vào bờ

Mẹ ơi thương mẹ rất nhiều

Quên bao vât svar thân mik sớm hôm

Mai sau con lớn lên người 

Vẫn ko quên những đắng cay ngọt bùi

10 tháng 2 2022

 mik cũng đang viết cái này á

mik nghĩ bạn nên tự suy nghĩ tại vì thể lệ là ko cho chép bài mạng mà 

10 tháng 2 2022

cách làm là: có làm thì mới có ăn nha
bài này là thư quốc tế phải tự làm sao phải giúp.

10 tháng 2 2022

E ơi thế này vi phạm bản quyền nhé nên a chỉ dám đưa bài tham khảo thui.

Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2022

Kính gửi bác Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính!

Cháu là Phạm Yến Phương học sinh trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hôm nay cháu xin gửi tới bác bức thư này để trình bày một vấn đề đặc biệt quan trọng liên quan tới cuộc sống của tất cả chúng ta.

Thưa bác, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, lượng mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Theo kịch bản trung bình, lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5% - 10%; vào giữa thế kỷ có mức tăng từ 5% - 15%; trong đó, một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ, mức tăng nhiều nhất có thể lên tới trên 20% và được phân bố ở Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây Nguyên.

Về mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050 là 22cm; năm 2100 là 53cm. Theo kịch bản cao, các số liệu của các thời điểm tương ứng lần lượt là 25cm và 73cm. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), 17,8% diện tích thành phố Hồ Chí Minh, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập chìm trong nước.

Cháu biết rằng những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi biến đổi khí hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, dân tộc, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, lực lượng tích cực, chủ động ứng phó trên mặt trận này và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Cháu mong rằng, thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến việc triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó thường xuyên.

Cùng với đó là năng lực dự báo, cảnh báo, tổ chức thực hiện cùng điều kiện, phương tiện phòng, chống thiên tai ở các khu dân cư, nhất là tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai.

Các chương trình, dự án về tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới, tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học) cùng các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần được triển khai tốt hơn nữa.

Việc thực hiện chương trình giảm mất và suy thoái rừng nhằm giữ khả năng hấp thụ khí nhà kính của hệ sinh thái rừng cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này!

Công dân nhỏ của nước ta.

                                                                                    Ký tên

                                                                                 Phạm Yến Phương

 

 

 

10 tháng 2 2022

thảm  khảo đi
…,ngày… tháng… năm 2022

Kính gửi bác... Tổng thư ký Liên Hợp quốc!

Cháu tên là Nguyễn Văn A...

Thưa bác, với trách nhiệm là một học sinh cũng như một công dân toàn cầu cháu luôn mong muốn góp sức nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước phát triển cũng như giữ cho môi trường luôn xanh sạch đẹp. Tuy nhiên những năm gần đây cháu vẫn luôn theo dõi các thông tin về khí hậu và môi trường thì cháu nhận thấy rằng trái đất của chúng ta đang đứng trước những nguy hiểm khó lường trước tình trạng biến đổi khí hậu.

Đặc biệt nước Việt Nam của cháu là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế trực tiếp hay gián tiếp của đất nước cũng như đời sống người dân. Trẻ em chúng cháu cũng phải tiếp xúc nhiều với ô nhiễm không khí và lũ lụt, ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân.

Theo cháu, để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu trên trái đất thì mỗi người dân hãy nâng cao ý thước trách nhiệm của mình bằng cách hạn chế sử dụng phương tiện đi lại cá nhân, hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp, ngưng sử dụng các loại túi ni lông trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, tham gia trồng cây, bảo vệ rừng...

Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát tình trạng gia tăng dân số, nạn chặt phá rừng, hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng... Như vậy từng bước chúng ta sẽ có thể chung tay đẩy lùi tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ ngôi nhà xanh của chúng ta.

Thư đến đây đã dài, cháu xin được dừng bút. Cháu cảm ơn bác đã đọc thư và mong bác sẽ đón nhận những tâm tư và nguyện vọng của cháu để tới đây chúng ta sẽ có nhiều bước tiến mới trong công cuộc bảo vệ môi trường để trái đất mãi xanh tươi.