Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.
Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:
“Khi con tu hú gọi bầy…
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”
Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.
“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”
Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:
“Trời xanh càng rộng càng cao…
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.
Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.Nhà thơ Tố Hữu là một người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều những tác phẩm nổi tiếng mà trong đó phải kể đến bài thơ rất tiêu biểu là “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ được ông viết trong tù, hoàn cảnh ngục tù ngột ngạt, xiềng xích nhưng không thể trói buộc tâm hồn lạc quan và khao khát tự do của Tố Hữu.
Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” chính là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về mùa hè, tác giả đã vẽ bức tranh thiên nhiên ấy bằng sáu câu thơ đầu:
“Khi con tu hú gọi bầy…
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
Chúng ta không cảm thấy quá bất ngờ trước cảnh tượng thiên nhiên, bởi đây là cảnh mùa hè quen thuộc của miền quê Việt Nam. Đó là một bức tranh hiện thực được mở ra bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”
Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả.
“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”
Mùa hè hiện lên rất sinh động và tươi đẹp, màu vàng của lúa, màu của trái cây cùng với âm thanh rộn ràng của tiếng ve ngân lên đón chào mùa hè. Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế:
“Trời xanh càng rộng càng cao…
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới và đầy màu sắc, âm thanh như thế. Để có được bức tranh đó, nhà thơ đã sử dụng các giác quan của mình, từ nghe, ngửi, nhìn để cảm nhận toàn bộ âm thanh, màu sắc và đường nét của mùa hè.
Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.
Nhà văn thật tài tình khi dẫn dắt cảm xúc của chúng ta xuyên suốt, liền mạch theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.” Mùa thu, mùa của sự dịu dàng, thanh bình, mùa của những cái nắng vàng nhạt không cháy da cháy thịt như mùa hè nữa, đó cũng là mùa tựu trường của không chỉ nhân vật tôi mà của tất cả các bạn học sinh khác nữa. Và cái cảm giác, cái dư vị mà “tôi” cảm thấy rõ rệt nhất, không thể nào bị pha trộn được đó là “những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” hay “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học.” Những xúc cảm đầu đời, những trải nghiệm thú vị như đang ùa về theo từng thước phim quay chậm được Thanh Tịnh miêu tả thật nhẹ nhàng, sâu lắng, thật trong sáng nhưng cũng rất rụt rè, sợ sệt. Cái “Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.” Đó là buổi sáng đẹp nhất, đáng nhớ và nhiều kỷ niệm nhất của nhân vật tôi. Buổi sáng làm thay đổi con người, thay đổi suy nghĩ, nhận thức của “tôi” và không những thế còn làm thay đổi cả cảnh vật xung quanh “tôi” nữa, bởi “Hôm nay tôi đi học.” “Tôi” thấy trước mắt mình “trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần.” vậy mà giờ “tôi” lại thấy là lạ, cảnh vật dường như đều có sự đổi thay. Và điểm quan trọng nhất chính là sự thay đổi trong chính con người “tôi”. “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi thất mình trang trọng và đứng đắn.” Nhờ việc “Hôm nay tôi đi học” mà nhân vật tôi đã trưởng thành hơn, đã thấy mình dường như đang trở thành người lớn, không còn có ý thích chơi mấy trò chơi con nít như thằng Quý, thằng Sơn nữa. “Tôi” coi mình như một người khác hoàn toàn, một người có trách nhiệm và chững chạc hơn. Nhưng cái ngây ngô, dễ thương của một cậu bé lần đầu tiên đi học đã được Thanh Tịnh khắc họa hết sức tài tình và tinh tế qua ý nghĩ “vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.” Thật là trẻ con và hồn nhiên quá. Chỉ vì “Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.” “tôi” cũng muốn mình làm được như các bạn nên xin mẹ cầm luôn cả bút thước nhưng mẹ “tôi” trả lời lại là “Thôi để mẹ nắm cũng được.” Vậy là cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi xuất hiện như thế, nó xuất hiện “nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọ núi.”
Dù ai trên thế gian này,
Cùng đều mong muốn được tày như em
Không tin đọc thử mà xem
Đọc rồi mới biết rằng em thật thà:
Em đây dáng vẻ thướt tha,
Đoan trang, thùy mị, nết na, dịu hiền,
Mặn mà nhan sắc tựa tiên,
Thông minh, nhạy bén lại siêng lụng làm,
Cần cù, chăm chỉ, giỏi giang,
Khôn ngoan, nhân hậu, dịu dàng, dễ thương,
Từ lâu đã biết kính nhường,
Hiểu thấu "xã hội", tỏ tường " tự nhiên",
Về tài thì biết đóng phim
Cầm, kì, thi, hoạ, cộng thêm diễn hài
Một tay quán xuyến trong ngoài
Chỉ mong phụ mẫu hưởng ngày bình an
Thường hay giúp đỡ xóm làng
Được lòng cô bác họ hàng gần xa
Khoan dung, độ lượng, vị tha
Nhân từ, phúc đức khó mà tìm đâu
Trời đã về chiều, bầu trời trở lên u ám, báo hiệu một cơn mưa to đã đến. Mọi người nhanh chóng xu dọn vào để tránh cơn mưa kia. Tôi vội vàng đi xu quần áo, mẹ tôi chạy ra ngoài sân xu mấy lia cá mới phơi vào. Em trai tôi thì cũng nhanh nhảu đứng cổ vũ anh trai. Mọi việc vừa xong thì cơn mưa to cũng trút xuống. Mưa to đổ xuống ầm ầm như có cả biển nước từ trên trời hắt xuống. Mọi người đều hết sức lo lắng cho bố tôi. Bố tôi đang trên đường đi làm về. Mẹ tôi nhấc điện thoại gọi điện cho bố nhưng đầu kia mãi không có ai nhấc máy. Mẹ như ngồi trên đống lửa, cứ đi đi lại lại trong nhà. Tôi đến an ủi mẹ tôi, mẹ đừng lo chắc mưa to quá bố không nghe thấy điện thoại đâu. Nói thế thôi, tôi cũng lo lắng không kém mẹ, cơn mưa vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút, những tia sét vẫn cắt ngang bầu trời, không chịu buông tha một ai. Đang cuộn trong dòng suy nghĩ , tôi đã thấy ai về trước cửa, lòng tôi bỗng vui như có hội, tôi chạy ra đón bố, đỡ cặp cho bố. Thật may mắn, bố tôi đã không bị cơn mưa ki quật ngã. Gia đình tôi là như thế đấy, mọi người đều hết sức yêu thương nhau, không bao giờ có thể bỏ mặc nhau được.
Bài làm
O Hen-ri là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn rất nổi tiếng. Tác phẩm của ông rất phong phú, đa dạng, phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ của nhân dân Mỹ, toát lên tinh thần nhân đạo sâu sắc. Một trong những truyện nổi tiếng nhất là Chiếc lá cuối cùng. Qua đó, nhân vật Giôn-xi tưởng như đã đầu hàng thần chết, bất ngờ lại chiến thắng, bình phục. Một trong những người chăm sóc cho Giôn-xi là Xiu, cô họa sĩ đồng nghiệp, bạn thân thiết với Giôn-xi đã tận tình giúp đỡ bạn thoát cơn hiểm nghèo của bệnh tật.
Tìm hiểu nhân vật Xiu, ta càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý, tình người hiếm có trong xã hội ấy.
Câu chuyện gồm một số nhân vật ngoài nhân vật bác sĩ, có ba nhân vật được đặt tên là Giôn-xi, Xiu và Bơ-men, hai phụ nữ và một ông già. Họ đều là các họa sĩ. Đây là thế giới của những nghệ sĩ nghèo. Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên Oa-sinh-tơn. Một cô từ bang Men tới, cô kia quê ở Ca-li-phoóc-ni-a. Sở thích của họ về nghệ thuật, về món rau diếp xoăn trộn dầu dấm và kiểu ống tay rộng hợp nhau, cùng với nghề hội họa đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng ở đấy và hàng ngày làm việc sát con đường dẫn tới nghệ thuật bằng những bức tranh minh họa cho những truyện ngắn của các tạp chí, do các nhà văn trẻ viết.
Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Đối với những người nghèo, dù là họa sĩ, thì đói rét và bệnh tật thường xuyên là khách không mời, đã gõ cửa rình rập và đe dọa họ.
Chọn một nhân vật trong trạng thái ốm đau bệnh tật làm tiêu điểm cho hành vi hoạt động của các nhân vật khác là đòn bẩy để từ đó làm nổi lên các tình cảm nhân đạo, tạo ra thước đo phẩm chất nhân vật. Đây là cách làm quen thuộc ở ngòi bút O Hen-ri, cũng là một cách tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt tới cách giải quyết đột biến, bất ngờ khi kết thúc truyện. Bệnh tật ở đây là bệnh viêm phổi - một gã đàn ông vô địch - lực sĩ ngoại hạng sẵn sàng so tài với mọi đối thủ. Hắn đánh vào Giôn-xi một phụ nữ nhỏ bé, thiếu máu và khiến cô ta nằm lăn ra bất động. Nghèo, không tiền thuốc, không thân nhân, cô có một niềm tin đau đớn là chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩa kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. Sự so sánh cuộc đời con người với chiếc lá thường xuân mong manh trước làn gió nhẹ trong giá rét phũ phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời sâu sắc.
Cô đã tin điều bất hạnh: Cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Trước tình trạng bệnh hoạn trầm trọng, bế tắc về thể chất cũng như tinh thần của bạn, Xiu tận tình chăm sóc bạn, cả hai cùng nghèo, Xiu coi bạn như người thân của minh. Xiu là người nghe bác sĩ báo cụ thể về bệnh tình, sức khỏe của bạn"Bệnh tình của cô ấy có thể nói là mười phần chỉ còn hi vọng được một thôi . Nếu chị làm cho cô ta hỏi được một câu về mốt tay áo mới của áo choàng mùa đông thì tôi xin thưa với chị là khả năng khỏi bệnh của cô ấy là một trên năm chứ không phải trên mười nữa".
Sau khi bác sĩ đi khỏi, Xiu vào phòng làm việc và khóc ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản. Xiu mang cả bản vẽ vào phòng bạn để làm việc. Thấy bạn đếm ngược, Xiu cũng lo lắng theo dõi bạn, và sau đó lại trách bạn, giải thích sai lạc ý nghĩa bi quan và lạ lùng cùa người bệnh.
"Ồ, chị chưa bao giờ lại nghe thấy một chuyện vô lí đến như thế... Xiu làm ra vẻ mạnh bạo khinh thường... Những chiếc lá thường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc em khỏi bệnh kia chứ?... Ấy sáng nay ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng bình phục thôi, đúng ra là ông ta nói thế nào nhỉ... khà năng khỏi là mười phần chắc chín: ông ta nói thế!". Xiu lo lắng cho bạn bằng cả đồng tiền vừa kiếm được: "Giờ thì em cố ăn tí cháo nhé và để Xiu... quay về với bản vẽ của mình, có thể chị mới bán được tranh cho lão chủ bút, để mua rượu Booc-đô cho đứa em ốm của chị và mua sườn lợn cho cái bản thân háu ăn của chị nữa chứ.
Xiu còn an ủi người bệnh: "...Giôn-xi yêu quý" - Xiu nói và cúi xuống bên người bạn, ... "Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngòai cửa sổ nữa cho đến khi chị xong việc được không? Mai chị phải trao những bức tranh này rồi. Chị cần ánh sáng, nếu không thì chị đã kéo mành mành xuống rồi đấy".
Qua đó ta thấy Xiu quả là người bạn hiếm có. Cô còn bồn chồn tâm sự với cụ Bơ-men: "Cô ấy yếu đuối và mảnh mai như một chiếc lá, quả thật, rất có thể sẽ bay đi mất, khi mối ràng buộc mong manh giữa cô ấy ở trên trân thế này suy yếu".
Xiu là người ân cần, ngọt ngào với Giôn-xi lúc cô ương bướng nhất: "Em thân yêu", - Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối... "Nếu em không cònmuốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?"
Xiu cũng là người đầu tiên được nghe những chuyển biến tâm hồn của Giôn-xi lúc cô bắt đầu nhận ra sự bi quan là sai quấy. Đặc biệt là Xiu lại được nghe Giôn-xi ước mơ. Một giờ sau cô lại nói: "Xiu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na-plơ".
Lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Chị đã thắng nhưng chị chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Chị phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là Bơ-men: "... Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị - cô nói - Hôm nay cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi... hay nhìn ra cửa sổ kia... tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh... đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men đấy. Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng".
Tìm hiểu nhân vật Giôn-xi, ta sẽ hiểu tấm lòng nhân đạo của O Hen-ri.
Trong truyện Chiếc lá cuối cùng ngoài nhân vật bác sĩ, có ba nhân vật được đặt tên là Giôn-xi, Xiu và Bơ-men, hai phụ nữ và một ông già. Họ đều là các họa sĩ nghèo. Họ sống trong khung cảnh đường xá nhà cửa đều tồi tàn. Đây là thế giới của những nghệ sĩ nghèo. Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên Oa-sinh-tơn vì phố này có khả năng rất quý. Hãy tưởng tượng một tay thu ngân nào đó mang hóa đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nợ không thu được một xu nhỏ. Và cái quảng trường ấy bị chia nhỏ thành những quảng trường "chằng chịt" khiến cho phạm vi không gian càng bị thu hẹp lại. Và công việc họ làm chắc chắn không đưa lại cho họ thu nhập cao trong khi đó họ có khá nhiều điều cần phải đối phó.
Khoảng thời gian mà hai cô gái quen nhau chưa nhiều. Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì họ phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Trước kia, Giôn-xi từng mơ ước sẽ vẽ một bức tranh về vịnh Na-plơ. Cả ba nghệ sĩ gắn bó với nhau bởi ước mơ vươn tới nghệ thuật cao siêu. Giờ đây, nghèo túng, không có tiền thuốc thang khiến Giôn-xi rơi vào tâm trạng tuyệt vọng. Cô đếm những chiếc lá của cây leo bám bên kia tường, nghĩ rằng mình sẽ không cưỡng lại được với mùa đông lạnh lẽo. Nàng mất hết nghị lực sống, chỉ còn chờ đón cái chết. Giôn-xi bất hạnh, bất lực trước bệnh tật, bất động trên chiếc giường sắt sơn. Không gian trở nên chật hẹp hơn, sự vật trở nên tĩnh lặng. Duy đôi mắt của người bệnh là dấu hiệu của sự sống, song đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh. Cái nhìn trân trân, bất động khiến cho mọi hoạt động như ngưng lại, màu sắc của bức tranh ảm đạm hơn, và tiếp đó được gia tăng qua trạng thái tinh thần của người bệnh qua nhận xét của bác sĩ: Cái cung cách con người ta cứ sắp hàng đứng sẵn bên phía anh chủ thầu đám ma, làm cho mọi thứ thuốc men đều trở thành vô dụng.
Từ tình trạng yếu đuối, mất nghị lực, Giôn-xi có những suy nghĩ lạ lùng, bi quan. Thực vậy, Giôn-xi cảm giác về cái chết không thể tránh được. Cô bệnh nặng, ít hi vọng được sống. Lại bị ám ảnh bời một liên tưởng từ chiếc lá rời cành lay lắt trong gió mưa, và cô yên trí là mình không thể khỏi được, nên lạnh lùng làm cái việc nhìn qua cửa sổ trong tư thế nằm trên giường bệnh đếm từng biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời cô. Cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh: Cô sẽ ra đi khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Đó là một niềm tin đớn đau theo chủ nghãi bi quan, rất hợp lí với một họa sĩ có tâm hồn đa cảm và thể trạng yếu ớt lại đang bị bệnh tật dày vò trong nghèo đói. Cô đang rơi vào tâm trạng cô đơn rất đau đơn. Trong khắp thế gian, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩ kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.Sự so sánh cuộc đời con người với chiếc lá mong manh trước làn gió mạnh trong giá rét phũ phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời sâu sắc. Đồng thời nó cũng nói lên sự đồng cảm xót xa của nhà văn trước đồng lao. Nghèo, đơn độc, sống nhờ tình thường của bạn bè, trong cơn bệnh ngặt nghèo Giôn-xi tự cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác. Cô đau khổ tự giày vòvì thấy người khác phải chăm sóc mình, phải bận tâm vì mình. Trong ánh hoàng hôn, Giô-xi vẫn trồng thấy chiếc lá thường xuân đơn độc bám lấy cái cuống của nó ở trên tường và rồi, cùng với màn đêm buông xuống gió bắc lại lồng lộng, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan mưa rơi lộp độp xuống mặt đất
Tuy nhiên, chiếc màn xanh lại được kéo lên khi buổi sáng lại về. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Và Giôn-xi cảm thấy sự yếu đuối của mình là không đúng. Có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy... rồi hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ lại trôi dậy trong cô. Cùng với niềm hi vọng ấy, nhựa sống lại lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: "được năm phần mười rồi". "Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng" và "cô ấy khỏi nguy hiểm rồi". Cái gì đã khiến cho Giôn-xi hồi phục? Có thể một phần do thuốc men của bác sĩ, một phần nhờ Xiu chăm sóc chu đáo nhưng rõ ràng nhất, cái điều đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô là màu xanh của chiếc lá thường xuân, chiếc lá cuối cùng trên bức tường đối diện gian phòng của họ. Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Và để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy cụ Bơ-men đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính mang trong nó chức năng sinh thành và tái tạo. Nó đã thức dậy niềm tin vào cuộc sống, mở đường cho những khát vọng lớn lao, chắp cánh cho những ước mơ tái tạo...
Tình thương của Xiu một phần đã cứu sống Giôn-xi. Một tình bạn, tình người như vậy thật hiếm hoi trong xã hội tư sản. Nhân vật Xiu cùng với nhân vật Giôn-Xi và cụ Bơ-men đã bộc lộ rõ chủ đề của truyện: nghệ thuật tài hoa xuất phát từ tình người, tình nhân đạo và có thể chiến thắng thần chết.
Những đợt mưa trong trẻo rơi lướt thướt giữa bầu trời mùa hè oi ả. Các chiếu lá vàng, đỏ, xanh lá rơi giữa bầu trời mùa thu se lạnh. Mùa đông, có những đợt rét lạnh đến thấu xương.Nhưng mùa xuân thì khác.Đây là mùa khởi đầu một năm và là mùa cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái.Có lẽ, chính vì thế mà mùa xuân là mùa mang lại cho em những cảm xúc rất đặc biệt, khiến em yêu mến vô cùng. Em được cùng cả nhà đi về quê ăn Tết. Được xem bố và ông gói bánh chưng. Em được ông dạy cách gói bánh chưng và được ông giải thích vì sao bánh chưng lại hình vuông. Sau đó, bố dẫn em đi mua đào.Vườn đào đỏ thắm nở rộ trông tuyệt đẹp.Em cảm giác như bố và em đang đi trong rừng đào rực rỡ. Cuối cùng, bố đã chọn được một cành đào vừa ý. Buổi tối, em cùng đại gia đình ngồi bên bếp lửa bập bùng chờ bánh chưng chín. Lúc bánh chưng chín, cũng đúng là lúc thời khắc giao thừa. Năm cũ đã qua, đã đến lúc đón năm mới. Cả đại gia đình rộn ràng đón năm mới, ăn bánh kẹo, hoa quả. Lòng em vui hẳn lên khi được xem pháo hoa. Buổi sáng đã đến, em cùng bố mẹ và em trai đi chúc tết. Chúc những câu chúc dân gian từ xa xưa.Vì đó là phong tục của người Việt.Em không sao tả nổi cảm xúc vui sướng khi được về quê thăm ông bà và đón Tết. Mùa xuân đã cho em nhiều hiểu biết hơn về Tết và phong tục đón tết của người Việt Nam.
Những đợt mưa trong trẻo rơi lướt thướt giữa bầu trời mùa hè oi ả. Các chiếu lá vàng, đỏ, xanh lá rơi giữa bầu trời mùa thu se lạnh. Mùa đông, có những đợt rét lạnh đến thấu xương.Nhưng mùa xuân thì khác.Đây là mùa khởi đầu một năm và là mùa cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái.Có lẽ, chính vì thế mà mùa xuân là mùa mang lại cho em những cảm xúc rất đặc biệt, khiến em yêu mến vô cùng. Em được cùng cả nhà đi về quê ăn Tết. Được xem bố và ông gói bánh chưng. Em được ông dạy cách gói bánh chưng và được ông giải thích vì sao bánh chưng lại hình vuông. Sau đó, bố dẫn em đi mua đào.Vườn đào đỏ thắm nở rộ trông tuyệt đẹp.Em cảm giác như bố và em đang đi trong rừng đào rực rỡ. Cuối cùng, bố đã chọn được một cành đào vừa ý. Buổi tối, em cùng đại gia đình ngồi bên bếp lửa bập bùng chờ bánh chưng chín. Lúc bánh chưng chín, cũng đúng là lúc thời khắc giao thừa. Năm cũ đã qua, đã đến lúc đón năm mới. Cả đại gia đình rộn ràng đón năm mới, ăn bánh kẹo, hoa quả. Lòng em vui hẳn lên khi được xem pháo hoa. Buổi sáng đã đến, em cùng bố mẹ và em trai đi chúc tết. Chúc những câu chúc dân gian từ xa xưa.Vì đó là phong tục của người Việt.Em không sao tả nổi cảm xúc vui sướng khi được về quê thăm ông bà và đón Tết. Mùa xuân đã cho em nhiều hiểu biết hơn về Tết và phong tục đón tết của người Việt Nam.
Trong cuộc sống, học tập chính là việc làm quan trọng không thể thiếu và chính là động lực để cho con người phát triển bản thân và bắt kịp xu thế xã hội. Thật vậy, việc học mang đến nhiều lợi ích cho con người vì chúng ta học thêm thứ gì thì chúng ta lại càng vững vàng hơn trong cuộc sống của chính bản thân mình. Đầu tiên, việc học thêm tri thức sẽ trang bị cho chúng ta những kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Ngoài việc học trên trường, con người có thể học ở nhiều nguồn. Học ở sách vở, học ở bạn bè, học từ internet,. . . Những kiến thức ấy áp dụng được vào đời sống hàng ngày sẽ trở thành vốn tri thức của chính chúng ta, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì việc tiếp cận với tri thức tiến bộ của nhân loại lại càng cần thiết hơn nữa. Thứ hai, việc học những kỹ năng làm việc chính là yếu tố then chốt giúp chúng ta trở thành những người thành công và công dân toàn cầu trong tương lai. Thành công của một người chỉ dựa vào 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại là kỹ năng mềm. Ngày nay, chúng ta cần những kĩ năng như: làm việc nhóm, quản lí thời gian, thuyết trình,. . . để bứt phá trong công việc. Cuối cùng, việc học những đạo đức và lối ứng xử trong cuộc sống chính là việc mà chúng ta cần học. Học những phép ứng xử văn minh để có được phép ứng xử, cách giao tiếp lôi cuốn, dễ mến. Tóm lại, việc học mang đến rất nhiều lợi ích cho con người và là việc làm mà con người bắt buộc phải làm trong đời.
Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân là trên khắp các miền của đất nước đều diễn ra những lễ hội lớn nhỏ. Đây cũng là dịp để những người dân được hòa mình vào không khí lễ hội, được giải lao sau một năm làm việc đầy mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ có những lế hội lớn mang tầm cỡ quốc gia mà ngay những làng quê nhỏ cũng diễn ra những lễ hội đầu xuân đầy tấp nập, đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân.
Quê hương em là một miền quê nghèo thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vì người dân sin sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên người dân quê em cũng rất coi trọng những tín ngưỡng dân gian, sau mỗi vụ mùa thường diễn ra những lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Nhưng lễ hội lớn nhất ở làng quê của em đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân. Lễ hội đình làng chính là dịp kỉ niệm ngày giỗ của thành hoàng làng- người đầu tiên sinh sống và truyền nghề cho những người dân quê hương em. Không chỉ có làng quê của em mà rất nhiều những làng khác cũng có thành hoàng làng, mỗi nơi thờ một người sáng lập, khai phá đất đai và cũng là người truyền nghề riêng.
Vào mỗi dịp lễ thành hoàng làng thì người dân quê hương em lại tấp nập, nhộn nhịp chuẩn bị lễ tế, những đồ vật cho ngày lễ. Món bánh truyền thống mà người dân quê hương em dâng lên thành hoàng làng đó chính là món bán dày. Ngoài ra còn thờ thêm một bó lúa chín thơm, bởi đó chính là thành quả làm ra của dân làng trong một năm vất vả.
Mỗi lần diễn ra lễ hội lại có những trò chơi dân gian vô cùng thú vị, chẳng hạn như bịt mắt bắt dê, đi cầu kiều bắt vịt hay bịt mắt đập nồi đất…Cứ mỗi dịp lễ hội về thì dù là những người làm ăn xa cũng đều sẽ trở về quây quần bên gia đình cùng đón lễ hội.
hok tốt !!!
- Trong bài thơ, tiếng tu hú được nhắc lại 2 lần Tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa hè rạo rực, mê say.
- Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:
+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.
+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.
+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.
→ Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.
# hok tốt nha #
bạn kham khảo nha :
- Trong bài thơ, tiếng tu hú được nhắc lại 2 lần Tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa hè rạo rực, mê say.
- Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:
+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.
+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.
+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.
→ Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.
# chúc bạn học tốt #
bn lên mạng tìm bài nào hay thì dựa vào bài đó để viết thành bài của bn
TL
Mik trả lời câu 1 thui nha
Có 4 lần quẹt diêm
TL:
câu 1
Lần quẹt diêm thứ nhất: Từ “Chà!” đến “thì khoái biết bao”Lần quẹt diêm thứ hai: Tiếp theo đến “tiến về phía em bé”Lần quẹt thứ ba: Tiếp theo đến “bay lên trời với Thượng đế”Lần quẹt thứ tư: Tiếp theo đến “cũng biến mất”Lần quẹt cuối cùng: Tiếp theo đến “Họ đã về chầu Thượng đế
^HT^