K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2017

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc,đồng thời NGười cũng là một thi nhân nổi tiếng.Một trong những bài thơ rất hay của Bác là "Rằm tháng giêng" được Bác sáng tác vào năm 1948-thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân PHáp.Đọc bài thơ,em vô cùng ấn tượng vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng và trào dâng cảm xúc yêu quý,khâm phục Bác.

văn mk ko hay,mong bạn thông cảmkhocroi

21 tháng 11 2017

ko bn z là hay lém rùi tại vì mk gấp nên nó z là dc ròi bn

cảm ơn bn nhìu nha

14 tháng 10 2017

Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dặn phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

14 tháng 10 2017

ảo quá oaoa

14 tháng 9 2017
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC: 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1 (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...

(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 10)

1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

2) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.

3) Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn văn? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình?

Câu 2 (2 điểm).

Anh em nào phải người xa
...

1) Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên.

2) Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của bài ca dao em vừa chép.

Câu 3 (5,0 điểm).

Kì nghỉ hè luôn là điều mong chờ của tất cả các bạn học sinh bởi nó luôn gắn liền với những chuyến đi chơi, thăm bạn bè, người thân...với biết bao kỉ niệm.

Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân trong kì nghỉ hè vừa qua.

14 tháng 9 2017

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

THÁNG 9/2015

Môn: Ngữ văn- Lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Ngày thi: 22/09/2015

Câu 1: (2 điểm)

a) Có mấy loại từ láy? Trình bày đặc điểm về nghĩa của từ láy?

b) Xác định các từ láy trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng.

Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

Câu 2 ( 3.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)

a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?

c) Viết đoạn văn ngắn để lí giải thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường được thể hiện trong đoạn văn

d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?

Câu 3 (5,0 điểm):

Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)

Đáp án:

Câu Đáp án Điểm
1 a) * Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

* Nghĩa của từ láy:

– Nghĩa của từ láy được hình thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.

– Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,…

b) – Các từ láy: râm ran, chói lọi, lấp lánh ( Sai một từ, thiếu hoặc thừa một từ – 015 đ)

Tác dụng:

+ Khắc họa vẻ đẹp của cảnh vật sau cơn mưa: sinh động, chan hòa ánh sáng và tràn đầy sức sống.

+ Thể hiện tài quan sát, miêu tả của người viết.

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,25

2 Văn bản: Cổng trường mở ra – Lý Lan 0,5
Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu 0,5
* Hình thức : Đảm bảo hình thức là một đoạn văn

* ý nghĩa: Thế giới kì diệu là: thế giới của tri thức, của tình bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ….

0,5

1

Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. 0,5

3

a. Yêu cầu chung:

– Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB.

– Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn biểu cảm.

– Cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí.

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Trình bày sạch sẽ, rõ ràng

b. Yêu cầu cụ thể:

– Tình cảm trân trọng, yêu quý một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)

a) MB:

– Giới thiệu khái quát về người thân và tình cảm của em.

b) TB:

– Cảm xúc về hình ảnh người thân (kết hợp tả, giới thiệu một vài đặc điểm về ngoại hình, tính cách)

– Cảm xúc về người thân gắn với những kỉ niệm( kết hợp đan xen kể kỉ niệm đáng nhớ về người thân để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ)

– Ý nghĩa của tình thân trong hiện tại và tương lai.

c) KB:

– Khẳng định lại cảm xúc, tình cảm của mình với người thân.

– Mong ước, hứa hẹn, nhắn nhủ (nếu có)

0.5

1.5

1.5

1

0.5

* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:

Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng; diễn đạt lưu loát, cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí.

Điểm 4: Đáp ứng được các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.

Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục.

Điểm 2: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu.

Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu.

Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.

18 tháng 6 2017

Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm). Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa. Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục. Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/213281.html

5 tháng 4 2017

Gợi ý:

)Giải thích ngắn ( là gì ? )
- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống.
- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và tiến bộ.
- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.

2)Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
* LĐ1:
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả.
+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.

*LĐ2:
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức

*LĐ3:
- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
+ bảo vệ bản thân
+ tự nuôi sống bản thân
- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.

3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát minh mới ra đời)
- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
- Nhân vật điển hình
+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.

4) Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.

6 tháng 11 2017
Bài Phong Kiều dạ bạc của thi sĩ Trương Kế (? - ?) đời Đường là một “bài tuyệt cú truyền tụng xưa nay” (thiên cổ truyền tụng đích tuyệt cú danh thiên). Nguyên văn bài thơ như sau:Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên/ Giang phong ngư hỏa đối sầu miên/ Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự/ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. Dịch thơ: Trăng tà chiếc quạ kêu sương/ Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ/ Thuyền ai đậu bến Cô Tô/ Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. (Tản Đà) Bài thơ hai câu đầu nói về đời và hai câu sau nói về đạo. Đạo ở đây là đạo Phật chỉ có 5 chữ (từ) là “Hàn Sơn tự” và “Chung thanh” (Tiếng chuông chùa). Đây là bài thất ngôn tuyệt cú (4 câu, mỗi câu 7 chữ) tổng cộng chỉ có 28 chữ mà từ đời Tống đã gây ra nhiều lý giải khác nhau. Để hiểu thêm về bài thơ chúng tôi lược thuật vài nét về các lý giải đó. 1. Trước hết là đầu đề “Dạ bạc” (Đêm đậu thuyền). Có nghĩa là bài thơ chỉ nói cảnh vật và cảm nghĩ buồn của con người vào ban đêm rất dài nhưng đến câu cuối tác giả miêu tả sự việc diễn ra chỉ vào lúc “nửa đêm” (dạ bán) khi có tiếng chuông từ chùa Hàn San xa xa vọng đến thuyền của người khách đang nằm (Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền). Có người cho rằng Trương Kế “mâu thuẫn”, “không nhất quán” hay “lẫn” là đầu đề nói việc cả đêm (Dạ) mà kết thúc bài thơ là nửa đêm (dạ bán). Người khác thì cho rằng “Dạ” (đêm) hay “dạ bán” (nửa đêm) đều hợp lý. Có thể lúc đầu thì tác giả nghĩ cả đêm nhưng khi nghe tiếng chuông từ chùa Hàn San vọng đến thì sự việc có thể kết thúc, nó là đỉnh điểm không cần kéo dài thì người đọc cũng hiểu được đó là câu chuyện của cả đêm. Tứ thơ sâu sắc là ở đấy. Câu thơ đầu “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên” chỉ có 7 chữ nhưng cũng có những ý kiến khác nhau. “Ô đề” lâu nay ai cũng hiểu là “quạ kêu” nhưng các nhà sư Nhật Bản sau khi đến tham quan vãng cảnh chùa Hàn San và tìm hiểu bài Phong Kiều dạ bạc thì cho rằng “Ô đề” không phải là “quạ kêu” mà chỉ địa danh có tên là “Ô Đề” ở gần Phong Kiều thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Các nhà sư Nhật Bản cho rằng 2 chữ “Sầu miên” không phải là “giấc ngủ buồn” mà là núi “Sầu Miên” cũng là địa danh gần đó. Ý kiến của các nhà sư Nhật Bản không sai vì ở Cô Tô thời xưa có thôn Ô Đề và núi Sầu Miên nhưng hai địa danh này đều có sau khi xuất hiện bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Dân địa phương đời Đường vì cảm nhận cái hay ngôn từ trong bài thơ của Trương Kế mà lấy đặt thành địa danh của quê hương mình. 2. Bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế là một bức tranh mà tác giả nghe và nhìn thấy khi ban đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều. Nhưng bắt đầu từ thời Bắc Tống có người đã hoài nghi về tính chân thực của thi phẩm này. Đầu tiên trong bài Lục nhất thi thoại, một trong “bát đại gia Đường - Tống” là Âu Dương Tu nói: “Nhà thơ tham tìm câu thơ hay mà lý thì không thông nên lời mắc bệnh”. Ví như: Nhà thơ nói rằng: “Dưới đài thành Cô Tô có chùa Hàn San, giữa đêm tiếng chuông vẳng đến thuyền khách”. Có người cho rằng câu thơ thì hay nhưng kỳ thực thì lúc canh ba làm gì có đánh chuông? Theo lời của Âu Dương Tu thì biết rằng ông là người rất coi trọng tả thực trong thơ nên ông gọi là “sự tín” (tin ở sự việc). “Sự tín” yêu cầu tác phẩm miêu tả chân thực đời sống, từ đó Âu Dương Tu cho rằng câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” của Trương Kế rất hay, gây xúc cảm nhưng không chân thực với cuộc sống, nghĩa là không phù hợp với “sự lý” (cái lý của sự việc). Ý kiến chỉ trích “nặng nề” của Âu Dương Tu các văn nhân đời Tống (960-1127) đều không tán thành và có ý kiến phản bác lại. Đó là ý kiến của Vương Trực Phương trong Vương Trực Phương thi thoại, Diệp Hữu Công trong Đường thi ký sự, Trần Nham Tiên trong Canh Khê thi thoạivà Lục Du trong Lão học yêm bút ký… Nhìn chung các văn nhân đời Tống đều không tán đồng với ý kiến quá khắt khe của Âu Dương Tu về “sự tín” và “sự lý”... Thời Minh - Thanh (1368-1911) cũng có một số văn nhân học giả đưa ra những ý kiến khác nhau về câu “Dạ bán chung thanh” trong bàiPhong Kiều dạ bạc của Trương Kế nhưng không lưu lại ở sách vở nào. Họ thống nhất chỉ ra rằng nội dung phản ảnh của một thi phẩm không nhất thiết phải phù hợp với sự chân thực của đời sống. Tư Sư Tăng trong mục “Luận thi” sách Văn thể minh biện tự thất cho rằng câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” của Trương Kế không có gì là không chân thực như trường hợp câu “Trăng sáng chiếu Ba Xuyên” (Minh nguyệt chiếu ở Ba Xuyên). Vì thực tế không có cảnh trăng sáng ở Ba Xuyên. Hồ Ứng Lân trong sách Thi tẩu cũng khẳng định câu thơ “Dạ bán chung thanh” của Trương Kế là một thủ pháp nghệ thuật phục vụ cho quan niệm “ngôn tình” (tình cảm thông qua ngôn ngữ) thể hiện trong thi phẩm chứ không nhất nhất phải gò bó vào sự phản ảnh chân thực đời sống. Nó nói lên mối quan hệ giữa tình cảm (hứng) và sự miêu tả vật tượng, hình tượng khách quan (tượng) là sự kết hợp hài hòa. Hai học giả đời Thanh là Mã Vị trong Thi song tùy bút và Hà Văn Hoán trong Lịch đại thi thoại khảo sách cũng có những ý kiến tương đồng như Hồ Ứng Lân. 3. Văn học cổ điển Trung Quốc rất coi trọng tính chân thực của văn học. Các trước tác như Chu Dịch, Luận ngữ, Luận hoànhVăn tâm điêu long đều nói đến tính “chân thực” trong nghệ thuật. Nhưng tính “chân thực” của nghệ thuật và “sự thực” của đời sống không hoàn toàn như nhau. Vì vậy câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” trong bàiPhong Kiều dạ bạc của Trương Kế vẫn “chân thực” và nó được lưu truyền muôn đời. Bao đời nay bất cứ ai dù là người trong đạo hay ngoài đời, dù ở đâu nơi nào trong đêm khuya thanh vắng, tĩnh mịch lại nghe được một tiếng chuông chùa văng vẳng trên bến sông và vọng đến con thuyền của kẻ lữ thứ mới thấy hết sự tuyệt vời của hình tượng và ngôn ngữ thi ca. Và lần đầu tiên tiếng chuông chùa đã đi vào thi ca và trở nên bất hủ. Câu thơ “Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” được coi là một trong những câu thơ hay nhất trong thơ Đường. Bác Hồ rất thích câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” của Trương Kế và “họa” lại rằng “Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền” (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền - Nguyên tiêu). Trong bài thơ Đêm nghe tiếng quạ kêu thi sĩ Quách Tấn có hai câu thơ rất hay liên quan đến bài Phong Kiều dạ bạc: “Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng, sông thu Xích Bích nguyệt mơ màng”. Bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế có giảng dạy trong nhà trường Việt Nam các cấp. Cả người dạy người học đều tán thưởng bài thơ này. tick nhé
6 tháng 11 2017

Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt

Luyện tập

Câu 1 (trang 183 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nội dung : hai cặp câu thơ có nội dung trữ tình giống nhau, cùng nói về niềm ưu tư và nỗi lo cho dân, cho nước.

- Hình thức : Giống nhau về thể thơ lục bát. Khác về hình ảnh, cách thức biểu hiện: câu thứ nhất tả và kể, câu thứ hai dùng lối ẩn dụ.

Câu 2 (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phương diện so sánh Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình huống thể hiện Khi ở xa quê Lúc mới trở về quê
Cách thể hiện tình cảm biểu cảm trực tiếp, tinh tế nhẹ nhàng biểu cảm gián tiếp, ngậm ngùi

Câu 3* (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Vấn đề so sánh Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều Rằm tháng giêng
Cảnh vật Giống cùng kể, tả về đêm, về trăng, tuyền, sông
Khác cảnh thanh tĩnh, u tối cảnh sống động, trong sáng
Tình cảm lữ khách không ngủ vì buồn xa xứ chiến sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng

Câu 4 (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Những câu đúng : b, c, e.

25 tháng 7 2017

Bầu trời hôm nay thật đẹp, chợ búa vẫn đông người, những bông hoa trong vườn vẫn nở,.. mọi chuyện vẫn xảy ra như thường lệ nhưng tôi phải trải qua 1 cuộc chia tay với " máu thịt" trong chốc lát .Chiếc xe ấy cũng chỉ vừa mới đi đây thôi, tôi vẫn nghe thấy tiếng nổ máy. Căn nhà trống trải, ko chút tiếng cười này lại làm cho tâm hồn tôi như vừa bị một con dao to xía vào lòng . Vậy là từ nay, tôi ko đc sống trong tình thương anh em nữa sao, ko đc Thủy vá áo, ko đc Thủy cho chơi búp bê , thậm chí tôi ko thể nghe tiếng nói của Thủy và có lẽ ko bao giờ đc gặp nó nữa . Nó đã đi vói mẹ và giã từ tôi . Anh em tôi từ khi mới lọt lòng chưa bao giờ tưởng tượng đc chuyện kinh hoàng ngày hôm nay đã xảy ra, bố mẹ li hôn, tình anh em chia hai,gia đình tan nát cũng bởi chính hạnh phúc riêng của bố mẹ tôi , tôi và nó có rất nhiều kí ức đẹp trong quá khứ mà tôi ko đủ can đảm để lật lại chi tiết, tôi chỉ sợ lúc đó nước mắt lại trào ra thôi, bây giờ tôi cũng đang kìm nén lắm. Tôi kìm nén những hạnh phúc ngây thơ, trong sáng mà khờ dại của tuổi thơ tôi kìm nén những kỉ niệm mà tôi cùng nó trải qua giữa dòng đời xuôi ngược . Vậy mà trải qua bao nhiêu , kết cục lại khiến cả hai phải gánh chịu. Thật khó tin nhưng đay là sự thật. Tôi từ nay ở với bố, nó đã đi về ngoại với mẹ.

chúc bạn học tốt

25 tháng 7 2017

Câu hỏi của Hoàng Quỳnh Trang - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Tham khảo

1 tháng 9 2017

Mình chỉ gợi ý thôi nha:(Trước cuộc họp chuẩn bị cho bầu lớp trưởng, bạn nên gặp ban tổ chức đăng ký bài phát biểu của mình.)
Hãy mở đầu bằng: Thưa các thày, (cô)
Thưa các bạn, hôm nay tôi muốn cùng các bạn thảo luận một số câu hỏi liên quan đến việc bầu chọn lớp trưởng của lớp ta.
Câu hỏi gộp của tôi là :
Tại sao phải bầu lớp trưởng. Nhiệm vụ của Lớp trưởng là gì?
Và vì sao tôi muốn làm lớp trưởng? có nhiều người muốn làm lớp trưởng như tôi không? Và vì sao có nhiều người không muốn làm lớp trưởng hoặc một chức danh nào đó trong lớp hay Đoàn thanh niên?
bạn sẽ phải hiểu một cách chính sác nhiệm vụ của lớp trưởng bạn hãy xuy nghĩ và phát triển nội dung các câu hỏi trên cùng với những giải đáp thẳng thắn cầu thị, giám nhận trách nhiệm, giám ứng cử để góp phần quản lý tổ chức lớp thật tốt trong học tập và cuộc sống của sinh viên. để có điều kiện đóng góp phương pháp làm việc của mình, mà mình tin là có hiệu quả hơn bạn phải là lớp trưởng Bạn sẽ đưa ra cách nhận thức vấn đề, sử lý vấn đề khác nhau cuả những người khác nhau trong tập thể lớp. hãy bám lấy mục tiêu học tập và rèn luyện để trở thành con người có đức có tài có ích cho quê hương đất nước. mọi hoạt động của lớp do lớp trưởng cầm đầu phải phục vụ mục tiêu đó.
Bạn hãy tự viết phần kết thúc. Với lòng nhiệt tình trong sáng không vụ lợi, với đường lối đúng đắn bạn sẽ giành được nhiều phiếu bầu trong lớp.
Chúc thành công.

hihi

1 tháng 9 2017

Bạn ơi mik nún 1 bài thuyết trình nguyên vẹn mà bạn!

Cảm ơn bạn về góp ý nha

hihihihieoeo

19 tháng 7 2017

Bài làm:

Văn học là 1 môn học rất hay, mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Đầu tiên, việc học văn giúp cho ta hiểu được nhiều kiến thức xã hội hàng ngày, giúp ta cải thiện được khả năng giao tiếp. Văn học giúp ta cảm nhận được cái hay của những âm thanh quen thuộc của cuộc sống- những âm thanh tuyệt diệu mà chính tạo hóa ban tặng cho ta. Văn học cho ta biết về nguồn cội, gốc rễ của chính mình. Cho ta biết được rằng đất nước tươi đẹp hôm nay ta được sống chính là mồ hôi xương máu ông cha ta để lại. Giúp chúng ta có thái độ biết ơn với những thế hệ đi trước, những người hi sinh mạng sống để chúng ta được như ngaỳ hôm nay, hãy sống cho thật xứng đáng. Và trong văn học cũng ẩn chứa bao nhiêu là câu truyện nói về những cuộc đời hạnh phúc, khổ đau. Khi đọc những trang đời kể về những nỗi oan ức , những nỗi đau đến tột cùng. Lúc đó, chúng ta bỗng dưng biết đồng cảm, sẻ chia, tránh xa cái ác và hướng thiện. Nhưng quan trọng nhất là chúng ta biết dung hòa yêu ghét với nhau, cho ta có 1 cái nhìn bao dung, bác ái.

Đoạn văn này có 10 câu, hơi dài ý nhỉ?leu

* Chúc bạn học tốt nha!ok

19 tháng 7 2017

Hiện nay , bộ môn Văn học vẫn giữ vị trí khá quan trọng trong các phân môn ở nhà trường phổ thông. Học Văn giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn về cuộc sống, về tình người; hơn nữa học Văn còn giúp ta có cách diễn đạt, thể hiện tình cảm sâu sắc, hàm súc hơn thông qua các hình tượng nghệ thuật. Tuy nhiên, không ít các học sinh vẫn không thích học Văn, thậm chí sợ học Văn bởi chưa thấy được cái hay, cái đẹp của môn Văn. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bộ môn này để thấy được lợi ích của việc học Văn đem lại, để có cách nhìn toan diện hơn về môn Văn.

Ngữ văn không chỉ mở mang cho người học nhiều kiến thức về xã hội mà còn giúp cho chúng ta cải thiện được khả năng giao tiếp hàng ngày.

Bởi các tác phẩm văn học luôn mang hơi thở của xã hội đương thời, nó phản chiếu hiện thực cuộc sống qua lăng kính của người nghệ sĩ. Và để truyền tải tinh tế được các cung bậc cảm xúc của lòng người, các tác giả cần có vốn từ vựng rất phòng phú, lựa chọn ngôn từ thật xác đáng. Vì vậy, học Văn cũng đồng nghĩa với việc ta đã tiếp cận được kho tàng ngôn ngữ rất giàu có. Khi chú ý học hỏi, chúng ta có thể tăng cường được vốn từ ngữ để sử dụng hàng ngày.

Và dần dần, khi giao tiếp hay khi viết, chúng ta sẽ sử dụng các từ mới, từ hay như một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, cuộc sống hàng ngày cũng chính là nơi chúng ta có thể trải nghiệm lại nhưng kiến thức đã học, tích lũy và làm dồi dào thêm vốn từ của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp của mỗi người.