Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi thích nhất câu: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến
Giải thích: - Câu văn thể hiện rõ tình cảm của tác giả đối với mùa xuân quê hương mình
-Có thể cảm nhận được cái vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân Bắc Việt
Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Nó làm cho người ta muốn phát điên lên, muốn mở cửa đi ra ngoài, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà thưởng ngoạn mùaxuân, cảm thấy không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa. Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta “sống” lại và “thèm khát yêu thương.Mùa xuân về khiến cho không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, lòng người ấm lạ, ấm lùng, và trong lòng thì cảm thấy như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.Đó là cảm xúc say mê, rạo rực đến ngất ngây của một con người luôn khát khao mong chờ mùa xuân, đón nhận mùa xuân với tất cả tình yêu nồng nhiệt của mình. Giọng văn sôi nổi, tha thiết của Vũ Bằng đã truyền sang người đọc khiến ta hình như cũng thấy rạo rực và ngất ngây.Một mùa xuân thật đẹp (mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến) được cảm nhận bằng một tâm hồn rất tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Dường như tác giả đã hoà nhập lòng mình vào cảnh, để thấy được cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cả tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa và cả âm điệu trữ tình sâu lắng, ngọt ngào của câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng ch***** em em? Công việc của mẹ rất giản d***** đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã b***** rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã b***** cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng ch***** em em? Công việc của mẹ rất giản d***** đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã b***** rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã b***** cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Bạn tham khảo nha!
bài này không mẫu nha. Bài này là mình tự làm và cô đã sửa vaif ý cho mình rồi
Chúc Bạn Làm Tốt Nha
Nếu ai có hỏi " Em yêu ai nhất?" em sẽ trả lời rằng em yêu mẹ nhất. mẹ luôn là tấm gương để em noi theo
Mẹ em năm nay đã ngoaif 30 tuổi. Mẹ không còn trẻ như trước nữa. Vì tóc mẹ đã bạc màu vì dầm mưa dãi nắng đôi mắt mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đôi bàn tay chân mẹ đã bị chai như in lại những nỗi khổ khó khăn của mẹ. dáng mẹ cân đối phù hợp với dáng người của mẹ. Những lúc em bệnh mẹ luôn quan tâm chăm sóc đến em. Mỗi tối sau khi làm công việc của mẹ xong mẹ trở thành 1 cô giáo để chir em những bài tập khó khi em buồn mẹ như người bạn luôn bên em để chia sẻ và an ủi em.
Em rất yêu mẹ của em. Em hứa sẽ luôn chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng của mẹ và cho mẹ vui lòng. Nếu bạn còn có mẹ thí hãy biết hiếu thảo quý trọng với mẹ của mình. vì nếu khi một ngày mẹ rời xa chúng ta thì chúng ta sẽ không hối tiếc cả đời
Tre gắn bó với con người trong cuộc soongsm tre còn chiến đấu cùng con người. Sống chết có nhau. Tre kiên cường bất khuất . Tre sẵn sàng hi sinh bảo vệ con người. Mặc dù bây giờ đã có những dụng cụ khác thay thế những tre vẫn vui vì đất nước được hòa bình.Tre giữ gìn đất nước, trung thành. Tre khăng khít với con người đến lúc nhắm mắt xuôi tay gắn đôi trai tài gái sắc với nhau. tre đẹp từ thân hình là biểu tượng của nước Việt Nam
1)Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.
2)Nếu rơi vào hoàn cảnh đó em sẽ mong bố mẹ hãy ở với nhau hãy sống hạnh phúc bên nhau nói cho bố mẹ về ưuyền của ba mẹ đối vs con cái.Nếu con cái ko đc sự chăm sóc yếu thương của mẹthì lúc đó nguwòi chịu nhiều sự đâu khổ nhất vx là con cái..........
hình ảnh những con búp bê tượng trưng cho sự ngây thơ trong sáng của các em nhỏ ở đây là Thành và thủy
Cuộc chia tay của những con búp bê cũng là cuộc chia tay của 2 anh em chia cắt đi tình cảm anh em thiêng liêng
Qua đây tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người nhất là những bậc phụ huynh:
ai cũng mong cho con cái mình có 1 cuộc sống gia đình hạnh phúc vậy thỳ tại sao lại làm cho cuộc chia ly này lại sảy ra chứ
Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Và lúc đó tôi cứ ngỡ chỉ có cha mẹ là cho tôi tình cảm nhiều nhất. Nhưng không. Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi tôi được cắp sách tới trường thì tôi đã nhận được tình cảm của thầy cô dành cho tôi. Đối với tôi cô như là một người mẹ hiền trên con đường học vấn.
Tôi yêu cô nhiều lắm. Cô mãi mãi là người đỡ đầu cho tôi. Không bao giờ tôi có thể quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của cô.
Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại, ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước.
Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình.
Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 8D chúng em đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô, để 8D là một khóm hoa đẹp trong mái trường. Điều đó được thể hiện qua từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua giành những bông hoa điểm 10 tươi thắm nhất kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11.
Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn bé nhỏ của các em thơ tại huyện nhà, tiếp bước các thầy cô dìu dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI
A/ PHẦN VĂN:
I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:
1/ Phò giá về kinh:
a/ Tác giả:
- Trần Quang Khải ( 1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông
b/ Tác phẩm:
- Thể thơ : Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệt
- Sáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Ham Tử
c/ Ý nghĩa:
- Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
- ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
- Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương à Hàm Tử)
- ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
2/ Bạn đến chơi nhà:
a/ Tác giả:
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
c/ Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện quan niệm về tình ban, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui …………………
- Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện
3/ Qua Đèo Ngang:
a/ Tác giả:
- Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thể kỉ XIX (? - ?)
- Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh
c/ Ý nghĩa:
- Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
- Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình
4/ Bánh trôi nước:
a/ Tác giả:
- Hồ Xuân Hương (? - ?) à Bà Chúa Thơ Nôm
- Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật à bằng chữ Nôm
c/ Ý nghĩa:
- Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến
- Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chấtcuar người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với tahan phận chìm nổi của họ
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian
- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
5/ Tiếng gà trưa:
a/ Tác giả:
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam
b/ Tác phẩm:
- Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh
- Thuộc thể thơ 5 chữ
c/ Ý nghĩa:
- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận
d/ Đắc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về
- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình
6/ Sông núi nước nam:
a/ Tác giả:
- Chưa rõ tác giả bài thơ là ai
- Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác theo thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
c/ Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc ta
- Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta
d/ Đặc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước
- Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luân, bày tỏ ý kiến
- Lựa chọn ngôn góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc
- Hùng hồn, đanh thép
7/ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng:
a/ Tác giả:
- Hồ Chí minh (1890 – 1969) nhà thơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới
b/ Tác phẩm:
- Viết ở chiến khu Việt Bức trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
c/ Ý nghĩa:
- Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện 1 đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người
- Rằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp còn nhiều gian khổ
II/ Nội dung văn bản:
· Bánh trôi nước
· Qua Đèo Ngang
· Bánh trôi nước
· Tiếng gà trưa
· Cuộc chia tay của những con búp bê
· Phò giá về kinh
· Sông núi nước Nam
· Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
III/ Học thuộc phần thơ và ý nghãi các văn bản
IV/ So sánh cụm từ “ Ta với ta” trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà
· Giống nhau:
- Là sự trùng lặp của hai nhà thơ nổi tiếng. Một là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ. Hai là nhà thơ thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam
- Đều dùng để kết thúc hai bài thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam
· Khác nhau:
- Hai câu kết của hai bài thơ “ Bạn đến chơi nhà ” & “ Qua Đèo Ngang ” của hai tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng ý và tình hoàn toàn đối lập nhau
- Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ “Ta với ta” là sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy; cao lương, mĩ vị mag giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện 1 niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. “Ta với ta” là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp
- Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “Ta với ta” khắc sâu nỗi buồn của người khách li hương khi bà đứng trên đình đeo Ngang lúc chiêu tà. “Ta với ta” chỉ một mình bà đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây, trời, non, nước. Bà cô đơn, trơ trọi hoàn toàn, không một ai sẽ chia
B/ PHẦN TIẾNG VIỆT:
I/ Học thuộc toàn bộ các ghi nhớ trong SGK:
1/ Từ ghép:
a/ Khái niệm:
· Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
· Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ, …
· Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, …
b/ Ý nghĩa:
· Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính
· Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghãi của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó
2/ Từ láy:
a/ Khái niệm:
· Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
· Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra 1 sự hài hoà về âm thanh). VD: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn, …
· Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh, …
b/ Ý nghĩa:
· Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, …
3/ Đại từ:
a/ Khái niệm:
· Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hạt động tính chất, … được nói đến trong một số ngữ cảnh nhát định của lời nói hoặc dùng để hỏi
· Địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, …
b/ Phân loại:
· Đại từ dùng để trỏ:
- Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, bác, tôi, …
- Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, …
- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, …
· Đại từ dùng để hỏi:
- Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, …
- Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, …
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, …
4/ Quan hệ từ:
a/ Khái niệm:
· Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, … giữa các bộ phận của câu hãy giữa cau với câu trong đoạn văn. VD: mà, nhưng, giá … mà, …
b/ Cách sử dụng:
· Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩahawcj không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được)
· Có một số quan hệ từ được dụng thanh cặp
c/ Các lỗi thường gặp:
- Thiếu quan hệ từ
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
- Thừa quan hệ từ
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
5/ Từ đồng nghĩa:
a/ Khái niệm:
· Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nahu. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: phu nhân – bà xã – vợ, …
b/ Phân loại:
· Từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khácnhau)
c/ Cách sử dụng:
· Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cùngnhuw khi viêt, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm.
6/ Từ đồng âm:
a/ Khái niệm:
· Từ đồng âm là nhưgx từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò, …
b/ Cách sử dụng:
· Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm
7/ Từ trái nghĩa:
a/ Khái niệm:
· Từ trái nghãi là những từ có nghãi trái ngược nhau
· Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
· VD: giàu – nghèo, tươi – héo, …
b/ Cách sử dụng:
· Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động
8/ Điệp ngữ:
a/ Khái niệm:
· Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
b/ Phân loại:
· Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
9/ Thành ngữ:
a/ Khái niệm:
· Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
· Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …
· VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, …
b/ Cách sử dụng:
· Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …
· Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao
10/ Chơi chữ:
a/ Khái niệm:
· Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị
b/ Phân loại:
· Các lối chơi chữ thường gặp là:
- Dùng từ ngữ đồng âm
- Dùng lối nói trai âm (gân âm)
- Dùng cách điệp âm
- Dùng lối nói lái
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
· Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sông thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, …
II/ Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng việt trong SGK:
III/ So sánh từ đồng âm, từ nhiều nghĩa:
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
- Phát âm giống nhau, những nghãi khác xa nhau à Không liên quan với nhau về nghĩa. VD: giàu sang – sang sông
- Từ có nhiều nét nghãi khác nhau nhưng giũa các nét nghĩa ấy có một mối gắn kết liênquan với nhau về nghĩa. VD: cái cuốc – cuốc đất
C/ PHẦN TẬP LÀM VĂN:
I/ Các dạng văn biểu cảm:
1/ Biểu cảm về đồ vật
2/ Biểu cảm về 1 loài vật mà em yêu quý
3/ Biểu cảm về loài cây em yêu
4/ Biểu cảm về người thân
5/ Biểu cảm về các mùa trong năm, danh lam thắng cảnh
II/ Dàn ý chung:
1/ Dàn ý chung biểu cảm về 1 đồ vật:
· Mở bài: - Giới thiệu được món quà mà em yêu thích
· Thân bài:
- Hoàn cảnh em nhận được món quà (ngày sinh nhật, bố đi công tác về, …)
- Em đã làm gì với món quà ấy (bảo quản, giữ gìn, nâng niu như thê nào ?) à Miêu tả + Biểu cảm
- Thấy món đồ à Em luôn nhớ về người tăng è Tình cảm của ngưoif tặng gửi gắm trong món quà ấy
- Món quà (đồ chơi đã gắn chặt tình cảm của em với người tặng)
· Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của món quà đối với cuộc sống của em
· Các đối tượng biểu cảm:
- Cuôn sách
- Cây bút
- Búp bê
- Đồng hồ
2/ Dàn ý chung về một con vật nuôi:
· Mở bài: - Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích
· Thân bài:
- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)
- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?
- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy à gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )
- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?
- è Dưới con mắt củaem nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết
- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) à Tìn cảm của em gửi gắm tới con vật è Người tặng. Em dạy nó những gì?
- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó
· Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?
· Lưu ý: Nếu như biểu cảm về chú trâu, Học sinh phải nói được vai trò của chú đối với người nông dân và công việc đồng áng
3/ Dàn ý chung biểu cảm về một loài cây:
· Mở bài: - Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích ( Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau)
· Thân bài:
+ Biểu cảm về:
- Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trưng cho điều gì?
- Gắn bó với em kỉ niệm gì? (Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?)
- Loài cây là biểu tượng gì?
- Loài cây gợi chó em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?
- Càm giác của em khi : ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng ích lợi, … của nó với cuoc sống hằng ngày?
· Kết bài: - Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em
· Lưu ý:
- Tuy là văn biểu cảm nhưng học sinh phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự. sau đó từ miêu tả và tự sự học sính ẽ nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình
- Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc à Phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng (yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã, …) tùy theo đối tượng biểu cảm
- Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ tôi yêu, tôi nhớ, …
· Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em
4/ Dàn ý chung biểu cảm về người thân:
· Mở bài: - Bắt dầu bằng một câu ca dao, câu thơ, câu hát
- Cảm nghĩ của em về người cần đươc biểu cảm
· Thân bài:
- Biểu cảm về công ơn sinh thành, dưỡng dục (đa số tả vè cha, mẹ là chủ yếu)
- Biểu cảm về 1 nét ngoại hình (làn da, mái tóc, dáng đi) xưa à nay è Thấy được sự hy sinh cao cả thầm lặng vì em
- Người đó đối với em như thế nào? (Kỉ niệm khi được chăm sóc dạy dỗ, khi em mắc lỗi)
- Người ấy là chỗ dựa như thế nào đối với em? Khi em vui, em buồn, đau xót như thế nào nếu có một ngày người ấy không con bên em nữa
- Tình cảm của người được nói đến đối với em, người đó còn có những phẩm chất đáng quý nào của người khác nữa
· Kết bài: Khặng đinh tình cảm của em dành cho người ấy trong lòng của em
5/ Dàn ý biểu cảm về mùa xuân:
· Mở bài: - Mùa xuân là nguồn đè tài, nguồn thi hưng, nguồn thi liệu cho rất nhiều các sáng tác thơ ca
- Lòng người mỗi khi xuân về thường xốn xang, rạo rực à Mùa đẹp nhất, mùa của niềm vui, hạnh phúc, sự đoàn tụ của gia đình
· Thân bài:
- Mùa xuân – mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái à Biểu cảm về hoa, cây, chồi non è Sức sống mãnh liệt của mùa xuân
- Mùa xuân là mùa của nhữngddanf chim về là tổ, mùa của con người xây dựng mái ấm gia đình và hạnh phúc lứa đôi
- Mùa xuân, mùa của không khí tưng bừng, ấm áp trong sự đoàn tụ của gia đình 9Bieeur cảm về sự sum họp của gia đình trong đêm 30 Tết)
- Mà xuân em lớn lên thêm một tuổi, biểu cảm về sự hồi hộp, mong chờ, niềm vui trẻ nhỏ khi trên tay đón nhận những bao lì xì
- Mùa xuân - mùa của còn người hướng về mái ấm gia đình, tổ tiên. Nơi ấy là quê hưng, là nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi một con người. Là nguồn cội của mỗi con người ( lí giải, biểu cảm về quy luật của con người khi xa quê)
· Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với màu xuân
-viet 1 doan van khoang 13 -15 cau nói về cảm nghĩ của e về bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan
- 2 bai cảnh khuya dều miêu tả về ánh trăng ở chiến khu việt băc hãy chép lại câu thơ miêu tả ánh trăng và nêu lên cảm nghĩ của em về 2 câu thơ đó
chuẩn đề thi của mik lun nhưng còn 1 câu nữa nhưng mik quên rùiv
Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với ***** Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một ***** đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…
Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.
…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...
Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi ***** Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…
Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…
Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!
Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?
Câu 1:
Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ Việt Nam. Ta cũng biết rằng, xã hội xưa là xã hội nam quyền trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà cũng là một ng phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, cũng phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc, nên bà hiểu đc họ, hiểu được người phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. Người con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu, như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì, và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
Câu 2:
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương-Văn lớp 7
Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.
để viết đc văn hay ta phải có một trí tưởng tượng phong phú, giàu tình cảm. nhờ đó mà khi đọc những tác phẩm văn học ta thấy tâm hồn như bay bổng hơn. khi viết văn ta phải dồn hết những tình cảm đó vào bài văn tạo cho bài văn giàu tình cảm hơn
MIK VIẾT KO HAY LẮM BN THÔNG CẢM NHA!!!!
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của cha. Họ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của cha mẹ trong lòng.
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết được sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”. Tình cảm của mẹ dành cho con từ khi mang thai cho đến khi sinh con ra trên cuộc đời và nuôi dạy con nên người. Con nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé con bướng bỉnh và nghịch ngợm lắm nên nuôi con mẹ rất vất vả. Cha thì đi làm xa nhà, có những đêm vì trông con mà mẹ không được ngủ, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc con bị ốm mẹ lo lắng đưa con đi hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh cho con. Từ khi có con, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa con đi cùng, ra chợ hoặc mẹ đi có việc. Các bác hàng xóm ai cũng khen con ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của con mẹ ạ! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa con vào giấc ngủ ngon. Cảm ơn những nhân vật mẹ kể đã cho con thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn con
Khi còn lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho con nhiều thứ để con trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy con đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy con sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo con vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi con yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, còn thường tìm đến mẹ để chia sẻ. Những lúc đó, mẹ thường chỉ nghe con nói và khẽ gật đầu. Nhưng ngày hôm sau, mẹ sẽ phân tích lại cho con những vấn đề đó để con biết mình nên làm thế nào. Mẹ nói “mẹ biết hôm qua con rất buồn và con muốn chia sẻ với mẹ. Mẹ sẵn sàng nghe con nói để hiểu được những suy nghĩ của con”, nhưng hôm nay khi tâm trạng con trở nên tốt hơn mẹ sẽ giúp con giải quyết những vấn đề khó khăn đó. Những ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
ban tu viet do ha