Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ 1: 1 que kem – 5000 đồng
3 que kem – 15000 đồng
Phương pháp làm:
Rút về đơn vị.Sử dụng tỉ số.Ví dụ 2: Cách 1. Rút về đơn vị
Tóm tắt
5 giờ - 135 km
7 giờ - ? km
Bài giải
Số kilomet ô tô đi được trong 1 giờ là: 135 : 5 = 27 (km)
Số kilomet ô tô đi được trong 7 giờ là: 27 x 7 = 189 (km)
Đáp số 189 km.
Cách 2. Sử dụng tỉ số
Số giờ và số km là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên số km đi được trong 7 giờ là;
Đáp số: 189 km
Hai đại lượng tỉ lệ nghịch
A và B là hai đại lượng tỉ lệ nghịch khi A tăng bao nhiêu lần thì B giảm bấy nhiêu lần.
Cách 1. Rút về đơn vị
Tóm tắt
10 người – 7 ngày
? người – 5 ngày
Bài giải
1 người làm xong công việc trong: 7 x 10 = 70 (ngày)
Số người cần làm xong công việc trong 5 ngày là: 70 : 5 = 14 (người)
Đáp số 14 người
- tỉ lệ nghịch là 2 đại lượng đối nghịch nhau kiểu như cái này tăng thì cái kia giảm (tc thì xét tích tương ứng)
- tỉ lệ thuận là 2 đại lượng cùng tăng và cùng giảm (tc thì xét tỉ số)
Theo cách hiểu của t là thế
. Tỉ lệ thuận: Nếu đại lượng x tăng thì đại lượng y cũng tăng, đại lượng x giảm thì đại lượng y cũng giảm. Công thức: y = k.x (k là hằng số khác 0).
. Tỉ lệ nghịch: Nếu đại lượng x tăng lên thì đại lượng y giảm xuống, đại lượng y tăng lên thì đại lượng x giảm. Công thức: y = \(\frac{a}{x}\) hay a = x.y (a là hằng số khác 0)
Ta có: \(\frac{2000}{-2001}=-\frac{2000}{2001}=-\left(\frac{2001-1}{2001}\right)=-\left(\frac{2001}{2001}-\frac{1}{2001}\right)=-\left(1-\frac{1}{2001}\right)=-1+\frac{1}{2001}\)
\(-\frac{2003}{2002}=-\left(\frac{2002+1}{2002}\right)=-\left(\frac{2002}{2002}+\frac{1}{2002}\right)=-\left(1+\frac{1}{2002}\right)=-1-\frac{1}{2002}\)
Vì \(\frac{1}{2001}>-\frac{1}{2002}\) nên \(-1+\frac{1}{2001}>-1-\frac{1}{2002}\)
hay \(\frac{2000}{-2001}>-\frac{2003}{2002}\)
Tỉ lệ thức là đẳng thức của hai tỉ số \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)
Ta viết : \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)hoặc a:b=c:d với a, b, c, d là các số hạng
a,d là ngoại tỉ
b, c là trung tỉ
Tính chất:Nếu \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)thì ad=bc
chứng minh :Nếu \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)thì ad=bc
Ta có \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)
\(\Rightarrow\frac{a}{b}.\left(bd\right)=\frac{c}{d}.\left(bd\right)\)
\(\Rightarrow\frac{a.b.d}{b}=\frac{c.d.b}{d}\)
\(a.d=c.b\)
Vậy Nếu \(\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)thì ad=bc
Tính chất 2:
Từ ad=bc với \(b,d\ne0\)\(\Rightarrow\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\)
* tương tự ta có: Nếu ad = bc và a, b, c, d ≠ 0 thì ta có các tỉ lệ thức
\(\frac{a}{b}=\frac{c}{d};\frac{a}{c}=\frac{b}{d};\frac{d}{b}=\frac{c}{a};\frac{d}{c}=\frac{b}{a}\)
mk giảng có thể đang còn thiếu , chỗ nào bạn ko hiểu thì hỏi mk
1. Định nghĩa
Tỉ lệ thức là đẳng thức của 2 số: \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\)
VD:
+) \(\dfrac{3}{5}=\dfrac{9}{15}\) là 1 tỉ lệ thức
+) \(\dfrac{-4}{3}=\dfrac{20}{15}\) là 1 tỉ lệ thức
2. Tính chất của tỉ lệ thức
*T/c 1: \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\Leftrightarrow a.d=b.c\)
*T/c 2: \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{d}{b}=\dfrac{c}{a}\\\dfrac{d}{c}=\dfrac{b}{a}\\\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\\\dfrac{a}{c}=\dfrac{b}{d}\end{matrix}\right.\)
3. Bài tập áp dụng
Bài 1: Cho \(3.\left(-4\right)=\left(-2\right).6\)
Hãy lập các tỉ lệ thức từ các số trên
Bài 2:
a) Cho \(3.\left(-12\right)=4.\left(-9\right)\)
Hãy viết các tỉ lệ thức từ các số trên
b) Cho \(\dfrac{-4,5}{3}=\dfrac{9}{-6}\)
Hãy lập các tỉ lệ thức từ các số trên
Bài 3: Tìm x, biết:
a) \(\dfrac{x+1}{3}=\dfrac{-5}{6}\)
b) \(\dfrac{10}{2x-3}=\dfrac{4}{3}\)
c) \(\dfrac{3x+2}{5}=\dfrac{-3}{4}\)
d) \(\dfrac{-12}{7}=\dfrac{6}{2x+3}\)
Bạn làm 1 số bài tập nữa ở trong sách hoặc trong tài liệu nhé!!
cảm ơn bạn