Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
nếu mà thật sự là bn sáng tác thì là 10 điễm
chúc bn thành công trên con đường sự nghiệp là sáng tác thơ của mình
Bài này mình chấm 9,75 điểm nhé.
Hơi bị lặp từ nhiều.
Còn các phần khác thì ổn rồi nhé
thơ hay lắm bn. Bn cứ tiếp tục phát huy là thành nhà thơ giỏi đấy!!!
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Sương in mặt tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng nhơ gần như xa
Làm cho rõ mặt phi thường=>Mặt theo nghĩa là phần phía trước, từ trán đến cằm của người, hay phần phía trước của đầu con thú, nơi có các bộ phận như mắt, mũi, mồm.
Bấy giờ ta sẽ nước nàng nghi gia
Buồn trông lỗi cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh=>Mặt theo nghĩa là phần phẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong.
1 .
Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Những phút giây xót và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào tronq thơ, những giây phút ông đã chắc lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viết lên những bài thơ tuyệt bút. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau.
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tình hay nhất của Hàn Mặc Tử. Một tình yêu thiết tha man mác, đượm vẻ u buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hoà vào lòng người, cái thực và mộng, huyền ảo và cụ thể hoà vào nhau.
Mở bài đầu thơ là một lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ.
Chỉ một câu hỏi thôi! Một câu hỏi của cô gái thôn Vĩ nhưng chan chứa bao yêu thương mong đợi. Câu thơ vừa có ý trách móc vừa có ý tiếc nuối của cô gái đối với người yêu vì đã bỏ qua được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mặn mà, ấm áp tình quê của thôn Vĩ - vùng nông thôn ngoại ô xinh xắn thơ mộng, một phương diện của cảnh Huế.
Chúng ta hãy chú ý quan sát, tận hưởng vẻ đẹp của thôn Vĩ:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Nét đặc sắc của thôn Vĩ - quê hương người con gái gợi mở ở câu đầu liên đây đã được tả rõ nét. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt tác rộng mở trước mắt người đọc. Hình ảnh nắng tưới lên trên ngọn cau tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Nắng mới là nắng sớm bắt đầu của một ngày, những hàng cau cao vút vươn mình đón lấy những lia nắng sớm kia, và tất cả tràn ngập ánh nắng và buổi bình minh. Cái nắng hàng cau nắng mới lên sao lại gợi một nỗi niềm làng quê hương đến thế. Câu thơ này bất chợt khiến ta nghĩ tới những câu thơ Tố Hữu trong bài thơ Xuân lòng.
Nắng xuân tươi trên thân dừa xanh dịu Tàu cau non lấp loáng muôn gươm xanh Ánh nhởn nhơ đùa quả non trắng phếu Và chảy tan qua kẽ lá cành chanh.
Nắng mới cũng còn có ý nghĩa là nắng của mùa xuân, mở đầu cho một năm mới nên bao giờ nó cũng bừng lên rực rõ nồng nàn. Đó là những tia nắng đầu tiên rọi xuống làng quê mà trước nó chiếu vào những vườn cau làm cho những hạt sương đêm đọng lại sáng lên, lấp lánh như những viên ngọc được dính vào chiếc choàng nhung xanh mịn:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Cái nhìn như chạm khẽ vào sắc màu của sự vật để rồi bật lên một sự ngạc nhiên đên thẫn thờ. Đến câu thơ này, ta bắt gặp cái nhìn của thi nhân đã hạ xuống thấp hơn và bao quát ở chiều rộng. Một khoảng xanh của vườn tược hiện ra, nhắm mắt lại ta cũng hình dung ra ngay cái màu xanh mượt mà, mỡ màng của vườn cây. Ta không chỉ cảm nhận ở đó màu xanh của vẻ đẹp mà nó còn tràn trề sức sống mơn mởn. Những tán lá cành cây được sương đêm gột rửa trở thành cành lá ngọc. Không phải xanh mượt, cũng không phải xanh mỡ màng mà chỉ có xanh như ngọc mới diễn tả được vẻ đẹp ngồn ngộn, sự sống của vườn tược. Một màu xanh cao quí, lấp lánh, trong trẻo làm cho vườn cây càng sáng bóng lên. Hình như cả vườn cây đều tắm trong luồng không khí đang còn run rẩy sự trinh bạch nguyên sơ chưa hề nhuốm bụi. Lăng kính không khí ấy làm hiện rõ hơn đường nét màu sắc của cảnh sắc mà mắt thường chúng ta bỏ qua. Nếu không có một tình yêu sâu nặng nồng nàn đối với Vĩ Dạ thì Hàn Mặc Tử không thể có được những vần thơ trong trẻo như vậy. Ai từng sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, đặc biệt ở xứ Huế thì mới thấm thìa những vần thơ này:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Trong vườn thôn Vĩ Dạ kia, nhành lá trúc và khuôn mặt chữ điền sao lại có mối liên quan bất ngờ mà đẹp thế: những chiếc lá trúc thanh mảnh, thon thả che ngang gương mặt chữ điền. Mặt chữ điền - khuôn mặt ấy càng hiện ra thấp thoáng sau lá trúc mơ màng, hư hư thực thực.
Thôn Vĩ Dạ nằm cảnh ngay bờ sông Hương êm đềm. Vì thế mà từ cách tả cảnh làng quê ở khổ thơ đầu hé mở tình yêu, tác giả chuyển sang tả cảnh sông với niềm bâng khuâng, nỗi nhớ mong sầu muộn hư ảo nhưưong giấc mộng:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Gió và mây để gợi buồn vì nó trôi nổi, lang thang thì nay lại càng buồn hơn gió đi theo đường gió, mây đi theo đường mây, gió và mây xa nhau; không thể là bạn đồng hành, không thể gặp gỡ và sự xa cách của nhà thơ đối với người yêu có thể là vĩnh viễn. Phải chăng đây là cảm giác của nhà thơ trong xa cách nhớ thương, và đây cũng là mặc cảm của những con người xưa trong cuộc sống. Nỗi buồn về sự chia li, tiễn biệt đọng lại trong lòng người phảng phất buồn và mang một nỗi niềm xao xác. Chúng ta không còn thấy giọng tươi mát đầy sức sống ở đoạn trước nữa, chúng ta gặp lại Hàn Mặc Tử - một tâm hồn đau buồn, u uất:
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Dòng sông Hương hiện ra mới buồn làm sao với những bông hoa bắp màu xám tẻ nhạt, ảm đạm như màu khói. Với một tâm hồn mãnh liệt như Hàn Mặc Tr thì dòng sông trôi lững lờ của xứ Huế chỉ là dòng sông buồn thiu gợi cảm giác buồn lặng, quạnh quẽ. Hoa hắp cũng lay nhè nhẹ trong một nỗi buồn xa vắng. Sự thay đổi tâm trạng chính là thái độ của những người sông trong vòng đời tối lăm, bế tắc. Mặt nước sông Hương êm quá gợi đến những bế bờ xa vắng, những mảnh bèo trôi dạt lênh đênh của số kiếp người. Tâm trạng thoắt vui - thoắt buồn mà buồn thì nhiều hơn, ta đã gặp rất nhiều ở các nhà thơ lãng mạng khác sống cùng với thời Hàn Mặc Tử. Ý thơ thật buồn, được nối tiếp trong hai câu sau nhưng với cách diễn đạt, thật tuyệt diệu, thực đấy mà mộng đấy:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Cỏ chở trăng về kịp tối nay?
Tất cả như tan loãng trong vầng trăng thân thuộc của Hàn Mặc Tử. Cảnh vật thiên nhiên tràn ngập ánh sáng, một ánh trăng vàng sáng loáng chiếu xuống dòng sông, làm cho cả dòng sông và những bãi bồi lung linh, huyền ảo. Cảnh nên thơ quá, thơ mộng quá! Và cũng đa tình quá! Dòng nước buồn thiu đã hoá thành dòng sông trăng lung linh, con thuyền khách đã trở thành thuyền trăng. Tác giả đã gửi gắm một tình yêu khát khao, nỗi ngóng trông, mong nhớ vào con thuyền trăng, vào cả dòng sông trăng. Thơ lồng trong ngôn ngữ thơ thật là tài tình, thật là đẹp với xứ Huế mộng mơ. Tác giả đã lướt bút viết nên những câu thơ nhẹ nhàng, sâu kín nhưng hàm chứa cả tình yêu bao la, nồng cháy đến vô cùng. Vầng trăng trong hai câu thơ này là vầng trăng nguyên vẹn của thi nhân trước mảnh tình yêu chưa bị phôi pha. Hàn Mặc Tử rất yêu trăng nhưng vầng trăng ở các hài thơ khác không giống thế này. Một ánh trăng gắt gao, kì quái, một ánh trăng khêu gởi, lả lơi:
Gió tít tầng cao trăng ngã ngửa
Vờ tan thành vũng đọng vàng kho.
Hay:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi.
Trăng trở thành một khí quyển bao quanh mọi cảm giác, mọi suy nghĩ của Hàn Mặc Tử, hơn nữa nó còn lẫn vào thân xác ông. Nó là ông là trời đất, là người ta. Trăng biến thành vô lường trong thơ ông, khi hữu thể khi vô hình, khi mê hoặc khi kinh hoàng:
Thuyền ai đậu đên sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tôi nay?
Vầng trăng ở đây phải chăng là vầng trăng hạnh phúc và con thuyền không kịp trở về cho người trên bến đợi? Câu hỏi biểu lộ niềm lo lắng của một số phận không có tương lai. Hàn Mặc Tử hiểu căn bệnh của mình nên ông mặc cảm về thời gian cuộc đời ngắn ngủi, vầng trăng không về kịp và Hàn Mặc Tử cũng không đợi vầng trăng hạnh phúc đó nữa, một năm sau ông vĩnh biệt cuộc đời.
Nhưng hiện tại, con người đang sống và đang tiếp tục giấc mơ:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo trắng quá nhìn không ra;
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
Trái tim khao khái yêu thương, những nỗi đau kỉ niệm tình yêu ấy, ông đã gửi tất cả vào những trang thơ. Và rồi tất cả như trôi trong những giấc mơ của ước ao, hi vọng. Màu áo trắng cũng là màu ánh nắng của Vĩ Dạ mà nhìn vào đó tác giả choáng ngợp, thấy ngây ngất trước sự trong trắng, thanh khiết, cao quý của người yêu.
Hình như giữa những giai nhân áo trắng ấy với thi nhân có một khoảng cách nào đó khiến thi nhân không khỏi không nghi ngờ:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Câu thơ đã tả thực cảnh Huế - kinh thành sương khói. Trong màn sương khói đó con người như nhoà đi và có thể tình người cũng nhoà đi? Nhà thơ không tả cảnh mà tả tâm trạng mình, biết bao tình cảm trong câu thơ ấy. Những cô gái Huế kín đáo quá, ẩn hiện trong sương khói, trở nên xa vời quá, liệu khi họ yêu họ có đậm đà chăng? Tác giả đâu dám khẳng định về tình cảm của người con gái Huế, ông chỉ nói:
Ai biết tình ai có đậm đà ?
Lời thơ như nhắc nhở, không phải bộc lộ một sự tuyệt vọng hay hy vọng, đó chỉ là sự thất vọng. Sự thất vọng của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi mãi không có tình yêu trọn vẹn. Bài thơ càng hay càng ngậm ngùi, nó đã khép lại nhưng lòng người vẫn thổn thức. Cả bài thơ được liên kết bởi từ ai mở đầu: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc; tiếp đến Thuyền ai đậu bến sông trăng đó; và kết thúc là Ai biết tình ai có đậm đà? Càng làm cho Đây thôn Vĩ Dạ sương khói hơn, huyền bí hơn.
Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh người và người của miền đất nước qua tâm hồn giàu tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ với nghe thuật gợi liên tưởng, hoà quyện thiên nhiên với lòng người.
Trải qua bao năm tháng, cái tình Hàn Mặc Tử vẫn còn nguyên nóng hổi, lay động day dứt lòng người đọc.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/phan-h-bai-tho-day-thon-vi-da-cua-han-mac-tu-ngu-van-12-c30a18925.html#ixzz5h78CMRYL
2 . Cảm nhận về đoạn thơ sau:
“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
…………………………..
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
*Dàn bài chi tiết
I. MỞ BÀI
- Việt Bắc là bản tổng kết về những thành tựu chính trị trên đất nước ta từ năm thành lập Mặt trận Việt Minh, thời kì chuẩn bị Tổng khởi nghĩa đến lúc cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi hoàn toàn. Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Pháp nói riêng, là tác phẩm xuất sắc của thõ ca thời kì kháng chiến chống Pháp nói chung.
- Đoạn thơ là những lời nhắn nhủ của đồng bào Việt Bắc đối với người cán bộ kháng chiến về những ngày gian khổ, thiếu thốn ở vùng căn cứ địa cách mạng, gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng, với biết bao nghĩa trọng thân tình.
II. THÂN BÀI
- Đoạn thơ gồm mười hai dòng nhắc nhớ những ngày tháng gian khổ ở chiến khu Việt Bắc; mười hai dòng tạo thành sáu câu hỏi như khơi sâu vào những kỉ niệm đáng nhớ:
+ Chỉ mười hai câu thơ nhưng đều xoáy sâu vào kỉ niệm của những ngày Cách mạng còn non yếu (còn trứng nước), tuy tươi vui, lạc quan nhưng cũng lắm gian nan, cơ cực. Chính vì thế, điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại mang nhiều sắc thái ý nghĩa: nhớ là nỗi nhớ, là ghi nhớ, là nhắc nhở…
+ Có những câu hỏi gợi về những sinh hoạt gian khổ nhưng sâu nặng nghĩa tình:
“Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mùa”
Nhà thơ sử dụng hàng loạt những hình ảnh lấy ra từ thực tế đời sống kháng chiến như “mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”, đó là đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc trong những ngày khắc nghiệt, gợi ra những gian nan vất vả của những ngày kháng chiến. Ngoài ra, biện pháp liệt kê cùng hai từ “những, cùng” cho thấy những khó khăn diễn ra dồn dập, liên tục.
“Mình về có nhớ chiến khu,
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”
“Miếng cơm chấm muối” là hình ảnh chân thực được rút ra từ kháng chiến đầy gian nan. Hình ảnh “mối thù nặng vai” đã cụ thể hoá, vật chất hoá mối thù của nhân dân ta với quân xâm lược.
Biện pháp tiểu đối giữa hai vế trong câu thơ “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” làm nổi bật giữa một bên là đời sống thiếu thốn, gian khổ và một bên là là lòng căm thù giặc oằn nặng trên vai.
Cách nói của Tố Hữu rất giàu hình ảnh. Mối thù là một tình cảm trừu tượng không thể thấy được, sờ được nhưng nói “mối thù nặng vai” thì cái điều trừu tượng kia đã được trọng lượng hoá một cách cụ thể. Mối thù càng nặng bao nhiêu thì lòng căm thù giặc sâu sắc bấy nhiêu.
Hai hình ảnh “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” đối xứng và kết lại với nhau tạo nên một ý nghĩa mới mẻ, sâu xa: mối tình đoàn kết chiến đấu cùng chung gian khổ, cùng mang một mối thù thực dân là cội nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng vang dội, chiến công chói lọi.
+ Có câu hỏi lại gợi về hình ảnh thiên nhiên gắn bó với đời sống sinh hoạt kháng chiến, giờ cách xa chúng cũng như mang hồn người và trở nên ngẩn ngơ, buồn vắng:
“Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhó những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
Cay đắng gian khổ không che lấp được nghĩa tình. Tác giả diễn đạt rất hay cái tình của đồng bào Việt Bắc theo kiểu diễn đạt kín đáo nhưng tha thiết của ca dao.
“Rừng núi” là cách nói hoán dụ để nói về đồng bào Việt Bắc. Nói “rừng núi nhớ ai” là muốn nói đồng bào Việt Bắc nhớ người cán bộ kháng chiến.
Tại sao “trám bùi để rụng, măng mai để già”? Vì đồng bào Việt Bắc muốn để giành những món ăn này cho người cán bộ kháng chiến với ước mong có ngày họ sẽ trở lại. Đó là tấm lòng, là ân tình của đồng bào Việt Bắc với cách mạng. Người ra đi rồi thì trám bùi, măng mai biết giành cho ai, chỉ để rụng, để già mà thôi.
Câu thơ “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” là câu thơ tuyệt hay. Cái hay trước hết là sự chân thực, giản dị. Những mái nhà lợp bằng tranh, bằng lá cọ nghèo nàn, những ngon lau xám hắt hiu trước gió, những bữa ăn chỉ toàn bằng sắn, khoai… nhưng tấm lòng của người dân đối với Cách mạng, với kháng chiến thật “đậm đà lòng son”, thuỷ chung ân nghĩa.
“Hắt hiu lau xám” đối với “đậm đà lòng son” cùng với thủ pháp đảo ngữ càng làm nổi rõ tấm lòng cao quý, đùm bọc, chở che của nhân dân với cán bộ. Hoàn cảnh càng gian nan, thiếu thốn, lòng dân với Cách mạng, kháng chiến càng sắt son, gắn bó.
- Nhớ Việt Bắc là nhớ đến vùng căn cứ địa cách mạng, mảnh đất chiến khu gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:
“Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
+ “Núi non” là hình ảnh hoán dụ để chỉ đồng bào Việt Bắc vì họ là những con người sống ở nơi này. Thiên nhiên, mảnh đất, con người biết bao ân tình, biết bao kỉ niệm, người đi làm sao có thể quên.
+ Đó là khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh. Tại Việt Bắc, Việt Nam độc lập đồng minh hội, tức Mặt trận Việt Minh được thành lập vào năm 1941 để lãnh đạo toàn dân kháng Nhật chống Pháp. Những địa danh nơi đây đã đi vào cách mạng Việt Nam, cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái là nơi họp Quốc dân đại hội vào tháng 8 năm 1945 thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng và phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành thành công trên cả nước. Dưới gốc đa cổ thụ, cách đình Tân Trào 100m là nơi làm lễ xuất quân của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
+ Trong câu “mình đi mình có nhớ mình” từ “mình” xuất hiện ba lần, có tính đa nghĩa, thật là đặc biệt. “Mình” vừa là người ra đi, vừa là phân thân chủ thể trữ tình. “Mình đi” là người cán bộ, “mình có nhớ mình” cũng là người cán bộ. Đồng bào Việt Bắc muốn nhắc nhở người cán bộ kháng chiến phải nhớ đến những phẩm chất tốt đẹp của chính mình trước đây, đừng tự đánh mất chính mình trong hoàn cảnh mới.
+ Câu thơ cuối cùng có sự đổi chỗ thú vị: Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào được hoán vị thành “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” tạo nên tính chất mới mẻ, độc đáo cho câu thơ lục bát. Các địa danh Tân Trào, Hồng Thái có giá trị lịch sử to lớn. trong câu thơ này, chúng được đồng nghĩa với chính mình. Cho nên, người cán bộ về xuôi chỉ xa cách về không gian địa lý nhưng không có sự xa cách trong tâm hồn. Những “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” từ nay đã trở thành một phần máu thịt, trái tim tác giả.
>>> Sáu cặp lục bát nói trên được tác giả sử dụng cách ngắt nhịp đều đặn, vận dụng nghệ thuật tiểu đối tài tình làm cho đoạn thơ có nhạc tính réo rắt ngân vang, dễ thấm vào tâm hồn người đọc. Lời thơ Tố Hữu vì thế vừa phảng phất màu sắc cổ điển như những câu Kiều, vừa bình dị gần gũi thân quen như những câu ca dao, dân ca rất hấp dẫn.
III. KẾT BÀI
- Đoạn thơ gồm mười hai câu thơ lục bát tạo thành sáu câu hỏi như khắc sâu vào kỉ niệm người đi. Mỗi câu đều gợi lại nét tiêu biểu trong chuỗi kỉ niệm về Việt Bắc: Việt Bắc gian khổ thiếu thốn, Việt Bắc nghĩa tình sâu đậm, Việt Bắc gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam.
- Cái độc đáo trong đoạn thơ là chất nhạc. Chính nhạc điệu làm cho kỉ niệm trở nên ngân nga réo rắt, thấm sâu vào tâm trí người đọc. Đặc biệt, những câu bát tương xứng nhau về cấu trúc qua phép tiểu đối hài hoà trong nhịp thơ 4/4 ngân nga trầm bổng khiến câu thơ lục bát của Tố Hữu mang nét đẹp hiện đại mới lạ.
- Đoạn thơ mang đậm phong cách trữ tình – chính trị. Nhà thơ nói về vấn đề lớn lao của dân tộc nhưng được diễn tả qua ngôn ngữ mềm mại, giản dị, chí nghĩa, chí tình, nên thơ, nên nhạc gây ấn tượng ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
3 . Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau đó là vẻ hoang sơ với đầy những hiểm nguy đang rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa lãng tử của những người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện chân thực lại sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính vĩ đại ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu anh dũng kiên cường.
Quang Dũng (1921 – 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, quê gốc ở Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông là người nghệ sĩ đa tài vừa viết văn, làm thơ lại biết cả vẽ tranh, soạn nhạc. Thế nhưng nhắc đến Quang Dũng trước hết phải một nhà thơ tài hoa, giọng thơ ông vừa hồn nhiên, tinh tế lại không kém phần lãng mạn hào hoa, đặc biệt là khi ông viết về người lính Sơn Tây của mình. Những sáng tác chính của ông gồm có: Mây đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng(1988). Năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh ông đã viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiếnsau đổi tên thành Tây Tiến và được in trong tập thơ Mây đầu ô.
Mở đầu bài thơ tác giả đã tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ mà mĩ lệ cùng với cuộc hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến. Những người lính trẻ chẳng ngại hiểm nguy họ cứ tiến về phía trước với tinh thần hồn nhiên, lạc quan của tuổi trẻ :
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ”
Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt tác phẩm đó là nỗi nhớ da diết của tác giả khi nghĩ về những kỷ niệm xưa, tại đơn vị cũ của mình. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” câu thơ cất lên như tiếng lòng nhà thơ, tiếng gọi tha thiết đầy tiếc nuối và chứa đựng đầy những hoài niệm trong quá khứ huy hoàng. Nhà thơ nhớ Tây Tiến bằng nỗi nhớ “chơi vơi” thật da diết, mênh mông và sâu nặng. Nỗi nhớ luôn thường trực, bao trùm lên cả không gian và trái tim người lính.
Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật sống động với những địa danh “sông Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”, “Mường Hịch”, “ Mai Châu” đây là những địa danh gắn bó với binh đoàn, là địa bàn hành quân của những người lính Tây Tiến. Một vùng đất xa xôi, hiểm trở nhiều lần tưởng chừng như làm lu mờ ý chí chiến đấu của người lính cụ Hồ, “sương lấp đoàn quân mỏi” địa hình núi cao cùng với những lớp sương dày đặc phủ kín lối đi, đoàn quân đang mệt mỏi giờ đây lại phải đối diện với cái lạnh cắt da của Tây Bắc. Địa hình núi non hiểm trở “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” đoạn đường đi cũng chẳng bằng phẳng dễ dàng, có đoạn lên cao gập ghềnh khúc khuỷu, có khi lại “thăm thẳm” như vực sâu chỉ cần một phút lơ đãng người lính có thể bỏ mạng ngay tức khắc. Sương dày che lấp tầm nhìn, đường đi nhỏ quanh co lại thêm sự trơn trượt của mặt đất, đoàn quân vẫn đi trong gian khổ từng hạt mưa phùn rơi xuống phảng phất cái lạnh buốt. Quang Dũng vận dụng nghệ thuật đối lập một cách tài tình để miêu tả sự dữ dội của núi rừng Tây Bắc “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” những câu thơ sinh động đầy sáng tạo gợi ra trước mắt người đọc khung cảnh cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang vắng, bí hiểm với đầy rẫy những hiểm nguy “oai linh thác gầm thét”, đêm đêm “cọp trêu người”.
Qủa là một nơi “rừng thiêng nước độc” thế nhưng những khó khăn ấy cũng chẳng thể nào cản bước chân người lính, họ vẫn đi với sự anh dũng kiên cường và trong đôi mắt người lính thì miền Tây Bắc lại là một vùng đất thơ mộng trữ tình và chứa chan tình người. Những hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”, “mưa xa khơi” thật huyền ảo tạo xúc cảm thư thái, nhẹ nhàng cho người đọc. Người dân miền Tây hiện lên thật giản dị, nghĩa tình, họ gắn bó với cách mạng, yêu thương che chở cho những người lính Tây Tiến.
Quang Dũng miêu tả thiên nhiên núi rừng rộng lớn mênh mông, hiểm trở như thế chính là để làm nổi bật lên hình tượng người lính trên chặng đường hành quân gian khổ, hy sinh của họ. Đoàn quân đã đi ròng rã nhiều ngày liền họ thật sự đã kiệt sức, lúc này đây “đoàn quân mỏi” cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức lực, tinh thần bước tiếp. Hình ảnh “anh bạn dãi dầu không bước nữa” là cách nói giảm, nói tránh của Quang Dũng, có những người lính đã hy sinh nơi chiến trường chẳng thể nào bước tiếp cùng với đồng đội. Tác giả nhắc đến cái chết một cách gián tiếp để tránh gây nỗi đau quá sâu sắc, làm giảm di ý chí chiến đấu của đoàn quân. Những người lính thật đáng khâm phục họ sẵn sàng hy sinh quên mình cho Tổ quốc, họ trẻ trung ngang tàn và rất yêu đời “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Cái chết nhẹ tựa lông hồng chẳng thể làm người lính run sợ, tâm hồn họ vẫn bay bổng tinh nghịch xen lẫn sự lãng mạn tài hoa.
Những khổ thơ tiếp theo tác giả gợi nhớ về những kỷ niệm đẹp, sâu nặng của tình quân và dân trong những đêm liên hoan tưng bừng náo nhiệt:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Binh đoàn Tây Tiến gắn bó với chiến trường suốt nhiều năm trời, có biết bao kỷ niệm hằn sâu trong tâm hồn mỗi con người. Sau những ngày chiến đấu vất vả, gian lao “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” những chàng trai cô gái nắm tay nhảy điệu nhạc “e ấp” của dân tộc thiểu số vùng cao. Vẻ đẹp của con người nơi đây thật lung linh, bí ẩn có chút hoang dại làm say đắm tâm hồn biết bao người lính trẻ hào hoa, lãng tử nơi Hà thành. Cùng với đó là cảnh sông nước Tây Bắc một chiều sương thật lãng mạn nhưng phảng phất nét buồn, như nỗi khắc khoải lo lắng của nhà thơ trước vận mệnh của dân tộc, trước tình hình chiến sự đang đến hồi cam go quyết liệt.
Đoàn binh tiếp tục cuộc hành quân chiến đấu, những người lính được tác giả khắc hoạ như những tượng dài hiên ngang bất diệt, chân dung họ hiện lên với vẻ đẹp vừa bi tráng lại rất tài hoa, lãng mạn :
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Chất bi tráng lẫm liệt được thể hiện với khí thế ngút trời “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đây là một hình ảnh dữ dội và hết sức mạnh mẽ của người lính, dù ở trong rừng sâu đối diện với căn bệnh sốt rét hoành hành, da có xanh nhợt đi vì bệnh tật thì chưa bao giờ họ thôi quyết tâm, kiên cường chiến đấu. Người lính khoác trên mình bộ quân phục màu xanh lá mang theo bao ước mơ, hy vọng vào một tương lai tươi sáng, một đất nước không còn bóng quân thù. “Mắt trừng”, “dữ oai hùm” thể hiện khí thế ngang tàn, mạnh mẽ khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Thế nhưng đau xót thay, người lính Tây Tiến cũng có khi bỏ mạng nơi chiến trường “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, những nấm mồ vô danh nơi biên giới họ nằm xuống khi tuổi đời còn quá trẻ, bỏ lại cả tương lai, bỏ lại cả mẹ già đang trông ngóng nơi quê hương yêu dấu. Người lính thật đáng trân trọng, họ hy sinh cho Tổ quốc mà chẳng một phút nao núng sợ hãi “chẳng tiếc đời xanh”. Sự ra đi của họ khiến cho trời đất phải tiếc thương đưa tiễn, dòng sông Mã lại xuất hiện cuối bài như tấm lòng trân trọng của nhà thơ muốn gửi gắm tiễn đưa người lính ở những phút giây cuối đời, những người lính vô danh ấy đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường khốc liệt.
Chân dung người lính còn được tác giả miêu tả qua vẻ hào hoa, lãng tử. Họ đều là những chàng trai thành phố vì nghiệp lớn mà rời bỏ nơi nơi phồn hoa đô thị. Những chàng ấy đang còn tuổi trẻ rạo rực với những mộng tưởng, khát khao yêu đương “gửi mộng qua biên giới”, họ mơ về những cô gái Hà Nội xinh đẹp, dịu dàng như nàng Kiều. Tất cả tạo nên một hình ảnh người lính trẻ trung, yêu đời với những khát khao hạnh phúc mãnh liệt của tuổi trẻ.
Đoạn thơ cuối vang lên mạnh mẽ, quyết liệt như lời khẳng định quyết tâm của đoàn binh, đó cũng là lời thề chung thành với tổ quốc sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc :
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”
Người lính Tây Tiến kiên cường, tự tin thể hiện một tinh thần chiến đấu đầy nhiệt huyết “người đi không hẹn ước”, họ ra đi chẳng hẹn ngày trở lại, đi với khí thế sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cho tổ quốc, cho độc lập dân tộc. Dù biết chặng đường có “thăm thẳm” chia phôi thế nhưng người lính đã thề với đất nước một lời thề sắc son “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Tâm hồn người lính dường như đã vượt qua những mơ ước cá nhân tầm thường, giờ đây họ mang trên vai mình trọng trách sứ mệnh vô cùng to lớn: Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh cho độc lập dân tộc.
Tây Tiến là bài thơ đặc sắc nhất góp phần đưa tên tuổi Quang Dũng lên một tầm cao mới của nghệ thuật. Với ngòi bút tài hoa, lãng mạn của mình Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người lính vừa bi tráng vừa tài hoa, hai chất thơ ấy không thể tách rời mà hoà quyện vào nhau tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Hình tượng thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ được xây dựng làm nền góp phần tô đậm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến lạc quan, yêu đời
Câu 1 (3,0 điểm)
Bài làm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Giải thích:
– Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh; dũng khí: sức mạnh tinh thần trên mức bình thường, dám đương đầu với những trở lực, khó khăn, nguy hiểm.
– Nội dung ý kiến: một mặt phê phán những kẻ hèn nhát tự đánh mất chính mình; mặt khác đề cao những người có dũng khí dám sống là chính mình.
* Bàn luận:
Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết:
– Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình:
+ Sự hèn nhát làm cho con người thiếu tự tin, không dám bộc lộ chủ kiến, dễ a dua; không đủ nghị lực để thực hiện những mong muốn chính đáng của bản thân.
+ Sự hèn nhát khiến con người không thể vượt qua những cám dỗ, dục vọng tầm thường; không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác; không dám lên tiếng bênh vực cái thiện, cái đẹp.
– Dũng khí giúp con người được là chính mình:
+ Dũng khí giúp con người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dám dấn thân theo đuổi những đam mê chính đáng, phát huy cao độ năng lực bản thân.
+ Dũng khí tạo nên sức mạnh kiên cường giúp con người dám đương đầu với nhữngthách thức; dám bênh vực lẽ phải, bảo vệ chân lí.
– Mở rộng:
+ Dũng khí không đồng nghĩa với sự liều lĩnh, bất chấp; sống là chính mình không đồng nghĩa với chủ nghĩa cá nhân cực đoan; do đó, con người cần tôn trọng cá tính, sự khác biệt và cũng cần biết hợp tác vì chính nghĩa.
+ Việc dám sống là chính mình của mỗi người sẽ góp phần làm nên bản lĩnh sống của dân tộc.
* Bài học nhận thức và hành động:
Cần nhận thức đúng đắn sự tiêu cực của lối sống hèn nhát và sự tích cực của lối sống có dũng khí; từ đó, bày tỏ quan niệm sống của chính mình và rút ra bài học hành động phù hợp cho bản thân.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2 (4,0 điểm)
Bài làm
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).
* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống – chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…
– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…
* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Bth thoy .
8 hoặc 9 điểm
Hk tốt
Có thể ko công = nhưng thơ thì tớ ko bt nhiều cho lắm chỉ bt vt văn thoy
>.<
Bài làm quá hay và sáng tạo
Mờ ảo và huyền diệu
Cần phát huy !!!!