Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đó là vì máu người và động vật bậc cao đều có hồng cầu, chứa huyết sắc tố, còn động vật bậc thấp thì không.
Nếu đưa máu người và động vật bậc cao vào máy ly tâm rồi cho quay thật nhanh, nó sẽ tách thành 3 phần rõ rệt. Tầng trên cùng có màu vàng, khá trong, được gọi là huyết tương (chiếm khoảng 55% thể tích chung của máu). Tầng giữa là một lớp mỏng, màu trắng, gồm các tế bào bạch cầu và một số thành phần khác của máu. Dưới cùng là các tế bào hồng cầu có màu đỏ tươi (chiếm khoảng 40-50%). Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa sắt, được gọi là huyết sắc tố.
Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện… thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao, chứ không chứa các tế bào hồng cầu. Vì thế, máu không có màu đỏ. Một số loài động vật bậc thấp khác (như giun đất, tằm cát…) cũng có máu đỏ, nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố (chứ không phải do có hồng cầu).
Một số loài côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục. Đó là bởi trong huyết tương của chúng có chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loài động vật bậc thấp có máu không màu và trong suốt.
, ưm chắc là các đế bào máu khác nhau mà .nên máu châu chấu mới màu xanh.
Ta có thể giải thích như sau:
-Máu đỏ tươi có nhiều ôxi hơn hai loại máu đỏ thẫm và máu pha.
Máu của giun có màu đó vì giun bắt đầu có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa sắt
do vỏ có chứa sắc tố,khi tôm chết các sắc tố bị phá hủy,chỉ còn màu vàng hay đỏ cam
Vì vỏ cơ thể tôm có chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.
- Khi tôm sống, sắc tố đó là cyanocristalin.
- Khi tôm chết (dưới tác động của nhiệt độ như phơi hoặc rang) sắc tố đó biến đổi thành zooêrytrin có màu hồng.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London và Đại học Manchester cho biết, bản thân astaxanthin có màu vàng cam. Khi gắn với beta-crustacyanin, khả năng hấp thụ ánh sáng của nó bị thay đổi, và astaxanthin chuyển sang màu xanh. Khi tôm được đun lên, dưới tác dụng của nhiệt độ, phần crustacyanin bị tách ra, và astaxanthin trở lại với màu vàng cam nguyên thủy của nó.
Các nhà khoa học kết luận, chính chất dạng caroten astaxanthin chịu trách nhiệm về việc làm tôm hùm biến màu từ xanh sang hồng trong quá trình đun nấu. Phân tử này là một chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ màng tế bào và các mô khỏi bị tổn thương. Vì vậy, phát hiện trên có thể đưa tới những liệu pháp chữa trị mới cho nhiều căn bệnh ở người, trong đó có ung thư. Chẳng hạn, các bác sĩ sẽ sử dụng astaxanthin như là một chất vận chuyển các loại thuốc không hòa tan đi vào cơ thể. Nó cũng mở ra tiềm năng về một loại chất màu thực phẩm tự nhiên hơn.
C
C