Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên | Đặc điểm | Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế |
Địa hình, đất đai | Địa hình bằng phẳng với đất phù sa do sông Hồng bồi đắp. | Phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng |
Khí hậu | Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh | Thuận lợi thâm canh tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính. |
Thủy văn | Chế độ thủy văn hài hòa | Thuận lợi cho hoạt động sản xuất |
Khoáng sản | Khoáng sản: có nhiều loại có giá trị cao (đá xây dựng, sét, cao lanh,…) | Phát triển các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản |
Biển | Có nhiều bãi biển đẹp Có các vũng vịnh, đầm lầy | Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Phát triển du lịch biển |
Điều kiện tự nhiên | Đặc điểm | Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội |
Khí hậu | - Phần lớn lãnh thổ nằm trong vùng khí hậu ôn đới mang tính chất gió mùa. - Khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam: + Phía bắc có khí hậu ôn đới; + Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới. - Khí hậu còn có sự phân hóa ở những khu vực địa hình núi cao. | - Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch. - Thường xảy ra thiên tai, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. |
Tham khảo:
- An ninh nguồn nước là sự đảm bảo về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, kinh tế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái đối với cộng đòng dân cư; đồng thời cũng là sự đảm bảo được bảo vệ trước các loại dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước.
- Đây là một vấn đề toàn cầu, đang đứng trước nhiều thách thức: nguồn nước bị ô nhiễm, tình trạng khan hiếm nước do biến đổi khí hậu, sử dụng nước kém hiệu quả, lãng phí nước, tranh chấp nguồn nước của các quốc gia có chung lưu vực sông.
- Đảm bảo an ninh nguồn nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặt dưới cơ chế quản lí thống nhất của từng quốc gia, khu vực.
- Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:
+ Mỗi quốc gia chủ dộng xây dựng các giải pháp (hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lí nước…) để bảo vệ nguồn nước và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.
+ Mỗi cá nhân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước chính nơi mình sống.
Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam
- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:
+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...
+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...
+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...
+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...
+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.
- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:
+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.
+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…
+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…
Tham khảo!
- Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:
+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.
+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.
+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.
+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, di chuyển các luồng vốn quốc tế, tự do tham gia dịch vụ tài chính trên toàn thế giới.
+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.
+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.
Bởi vì nó tạo ra những ý nghĩa to lớn, góp phần tránh những xung đột, giúp phát triển kinh tế, tạo ra khối thịnh vượng chung, và đó là điều kiện tốt nhất cho đời sống của mỗi con người.
Tham khảo!
Điều kiện tự nhiên… | Đặc điểm cơ bản | Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội |
Địa hình và đất | - Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông. + Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Loại đất chủ yếu ở vùng này là: đất feralit và đất phù sa. + Miền Tây: là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ; cao nguyên; bồn địa và hoang mạc. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn. | - Các đồng bằng châu thổ là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc. - Phía đông nam có địa hình đồi núi thấp, chủ yếu là đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt. - Miền tây có địa hình hiểm trở, đất đai nghèo dinh dưỡng không thuận lợi cho sản xuất nhưng có thể trồng rừng, chăn nuôi gia súc. |
Khí hậu | - Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt. - Khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây, bắc - nam và theo độ cao: + Miền Đông có khí hậu gió mùa; + Miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt; + Vùng núi và cao nguyên cao có kiểu khí hậu núi cao. | - Miền đông có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú. Tuy nhiên, mưa tập trung vào mùa hạ gây ra lũ lụt ở hạ lưu sông. - Miền tây khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất và cư trú. |
Sông, hồ | - Có hàng nghìn con sông. Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông. - Một số hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương....; bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có các hồ nước mặn, như: Thanh Hải, Nam-so,... | - Ở miền đông, sông ngòi có giá trị cung cấp nước, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy, tuy nhiên vào mùa hạ nước sông dâng cao gây ra lũ lụt cho ở hạ lưu. - Các hồ nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước, phát triển du lịch; các hồ nước mặn thích hợp phát triển du lịch. |
Sinh vật | - Hệ thực vật đa dạng phong phú và phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây. - Hệ động vật cũng rất phong phú, trong đó có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen.
| - Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, thảo nguyên ở miền tây được sử dụng để chăn nuôi gia súc. - Hệ động vật phong phú có giá trị về nguồn gen, bảo tồn… |
Khoáng sản | - Có gần 150 loại khoáng sản; nhiều loại có giá trị kinh tế cao. | - Sự giàu có, phong phú về khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. |
Biển | - Trung Quốc giàu tài nguyên biển. | - Có điều kiện phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế biển. |
Tham khảo!
- Liên hợp quốc ra đời vào ngày 24-10-1945. Đến năm 2020 có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở UN đặt tại Niu Y-oóc (Hoa Kỳ).
- Việt Nam là thành viên chính thức năm 1977.
- Mục đích: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.
- Hoạt động chính:
+ Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố.
+ Bảo vệ người tị nạn.
+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế xã hội…
Tham khảo