K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2021

A

11 tháng 11 2021

A. Cuối thời nhà Ngô

câu 1 : năm 1054 , nhà lý đổi tên nước là gì ?câu 2 : đinh bộ lĩnh dpj tan loạn 12 sứ quân là do :câu 3 : tên gọi nước ta thời lý :câu 4 : vì sao các thành thị trung đại ra đời ở châu âu ? câu 5 : đời sống văn hóa thời đinh - tiền lê như thế nào ?câu 6 : nhận xét về nét độc đáo , sáng tạo trong cách đánh giặc của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống tống xâm lược .câu 7 : vì...
Đọc tiếp

câu 1 : năm 1054 , nhà lý đổi tên nước là gì ?

câu 2 : đinh bộ lĩnh dpj tan loạn 12 sứ quân là do :

câu 3 : tên gọi nước ta thời lý :

câu 4 : vì sao các thành thị trung đại ra đời ở châu âu ? 

câu 5 : đời sống văn hóa thời đinh - tiền lê như thế nào ?

câu 6 : nhận xét về nét độc đáo , sáng tạo trong cách đánh giặc của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống tống xâm lược .

câu 7 : vì sao văn hóa phùng hưng ra đời ở châu âu ?

câu 8 :  đánh giá công lao của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống 

câu 9 : vì sao nhân dân nhà lý chống tống thắng lợi  ? ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 

câu 10 : nhà điinh đã làm những gì để xây dựng đất nước  ? đánh giá công lao của đinh bộ lĩnh đối với nước ta

câu 11 : tổ chưc chính quyền của thời tiền lê như thế nào 

câu 12:  nhà lý đã thành lập như thế nào ? nhà lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ?    

câu 13 trình bày luật pháp và quân đội nhà lý

3
1 tháng 11 2021

câu 1 : Năm 1054, nhà Lý  đổi tên nước là Đại Việt

12 tháng 1 2022

Thiệt hong bạn

26 tháng 9 2016

câu 1 :

Đinh Bộ Lĩnh là con nhà quan. Cha mất sớm, ông theo mẹ về quê sinh sống nương nhờ người chú ruột. Lớn lên, Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư chờ thời cơ đến. Đầu tiên ông mở rộng căn cứ của mình từ vùng rừng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng ven biển sông Hồng, bằng cách cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công, tức Trần Lãm, ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Sau đó ông được Trần Minh Công trao binh quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.

Trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh, tùy vào thực trạng mỗi sứ quân mà Đinh Bộ Lĩnh tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng. Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đánh đám loạn thần Lữ Xử Bình và Kiều Tri Hựu ở triều đình Cổ Loa[10]. Với 2 sứ quân họ Ngô là Ngô Nhật Khánh (Hà Nội) và Ngô Xương Xí (Thanh Hóa), Đinh Bộ Lĩnh không tiêu diệt mà dùng kế dụ hàng. Sứ quân Phạm Bạch Hổ (Hưng Yên) cũng tự nguyện về quy phục.

Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có thành cao hào sâu. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương ở Thanh Oai, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không ứng cứu được nhau, bị mất cả thành luỹ, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ Cảnh Thạc bị trúng tên chết.

Sứ quân Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh. Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn. Lần thứ 2 Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu tử trận.

Sứ quân Kiều Công Hãn đóng tại Phong Châu. Trước thế mạnh của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh, Kiều Công Hãn đem quân xuống phía nam để hợp sức với Ngô Xương Xí. Khi đến thôn Vạn Diệp (Xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định) bị một hào trưởng địa phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì mất.

Theo thần tích làng Tiên Xá thì Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du cũng không chống nổi Đinh Bộ Lĩnh, bỏ chạy về Cần Hải (Cửa Cồn, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đánh nhau vài trận rồi chết ở trang Hương Ái.

Theo thần tích ở xã Bình Sơn (Thuận Thành, Bắc Ninh) thì Lý Khuê đánh nhau với Đinh Bộ Lĩnh bị thua và mất ở làng Dương Xá. Căn cứ vào chính sử và các nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu thì các sứ quân Nguyễn Khoan, Lã Đường được xác định là lực lượng tự tan rã, không rõ kết cục của chủ tướng.

Các sứ quân chiếm đóng các vùng và lập căn cứ, xây thành lũy. Một vài thành lũy trong số đó còn tồn tại lâu dài về sau, thậm chí được sử dụng lại. Chẳng hạn như thành đất của Đỗ Cảnh Thạc tại Thanh Oai sau này được quân Minh sử dụng trong cuộc chiến chống phong trào khởi nghĩa Lam Sơn vào cuối năm 1426.

Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, lập ra nhà Đinh. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân.

28 tháng 9 2016

Ngọn cờ lau

25 tháng 10 2016

2. Năm 1009, Lý Công Uẩn được tôn làm vua. Năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô về Đại La rồi đổi tên thành Thăng Long,

 

25 tháng 10 2016

3. -Thể hiển ý chí quyết tâm chống quân xâm lược của dân tộc ta.

-chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và dân tộc.

20 tháng 10 2016

1.- Trong xã hội : vua, các quan văn - võ, một số ít nhà sư tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị bao gồm : nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ, một số ít địa chủ, nô tì. Nhìn chung cuộc sống của nhân dân ta còn đơn giản, bình dị.
- Về văn hoá, giáo dục : chưa phát triển. Nho học xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ờ nhiều nơi. Nhiều loại hình văn hoá dân gian (đánh đu, đấu vật, nhảy múa...) được duy trì và phát triển.
Đây là bước tiến quan trọng, nhất là sự phát triển của Phật giáo và các lễ hội được tiếp tục duy trì

2.Giáo dục chưa phát triển. Nho học đã xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.
Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hanh được trọng dụng như những cố vấn cung đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp các sứ thần nhà Tống.

 

24 tháng 10 2017

-Giaos dục chưa phát triển, đạo phật được truyền bá rộng rãi. Chùa chiền dc xây dựng, những nhà sư dc trọng dụng, các loại hình dân gian khá phổ biến

8 tháng 11 2016

Pháo giáo phát triển nhất,vì:

Giáo dục chưa phát triển. Nho học đã xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.
Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán, được nhà nước và nhân dân quý trọng. Những đại sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hanh được trọng dụng như những cố vấn cung đình, những nhà ngoại giao đắc lực của nhà vua, nhất là trong các dịp đón tiếp các sứ thần nhà Tống
 

8 tháng 11 2016

Phật giáo phát triển nhất.

Nhà sư được trọng dụng vì tín ngưỡng phật giáo phát triển được dân tin tưởng,họ mở ra lớp học trong chùa,cơ học,giỏi chữ Hán,được nhà nước và nhân dân quý trọng ,ho nhu la mot nha ngoai giao dac luc,nguoi co van cung dinh cua nha vua

13 tháng 11 2016

2. xã hội phong kiến phương đông : vua , quý tộc và quan lại , nông dân công xã , nô lệ

xã hội phong kiến phương tây : chủ nô và nô lệ

13 tháng 11 2016

3. Ngô Quyền lên ngôi năm 938 sau khi chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng . Kinh đô thời đó là Cổ Loa (nay thuộc Hà Nội)