Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
a) Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận là: Cầu mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ.
b) Sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạch trong cầu mắt:
Ánh sáng từ vật → Giác mạc → Thủy dịch → Đồng tử → Thủy tinh thể → Dịch thủy tinh → Võng mạc.
Tham khảo!
- Cơ chế thu nhận ánh sáng: Ánh sáng đi từ vật qua giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể và hội tụ ở võng mạc (màng lưới), tác động lên tế bào thụ cảm ánh sáng, gây hưng phấn cho các tế bào này. Xung thần kinh từ tế bào thụ cảm ánh sáng theo dây thần kinh thị giác lên trung khu thị giác tới não và cho ta cảm nhận về hình ảnh, màu sắc của vật.
- Nguyên nhân của tật cận thị: Do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do nhìn gần khi đọc sách hay làm việc trong ánh sáng yếu, lâu dần làm thể thủy tinh bị phồng lên.
- Cách phòng tránh tật cận thị:
+ Cần học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng thích hợp, khoảng cách phù hợp.
+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ vitamin A.
+ Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục.
+ Đeo kính cận phù hợp và khám mắt định kì.
Lực đẩy của nước tác dụng vào hai thỏi tính bằng công thức:
F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
F1 = d.V1; F2 = d.V2 (trong đó d là trọng lượng riêng của nước, V1 là thể tích của thỏi nhôm, V2 là thể tích của thỏi đồng)
Vì hai thỏi có trọng lượng như nhau: P1 = P2 và trọng lượng riêng của đồng lớn hơn của nhôm d1 < d2 nên V1 > V2, do đó F1 > F2.
Vậy cân sẽ không cân bằng nữa khi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước.
Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình diễn ra sự biến đổi hoá học:
d) Đốt mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đốt, mẩu giấy vụn đã bị biến đổi tạo thành chất khác.
e) Đun đường: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đun, đường đã bị biến đổi thành chất khác (màu đen, mùi khét…)
g) Đinh sắt bị gỉ: Quá trình này là quá trình hoá học do phần sắt gỉ đã biến đổi thành chất khác, không còn những đặc tính của sắt ban đầu.
Biến đổi hoá học: d, e, g
Vì có sự tạo thành chất mới sau các quá trình đó.
Các quá trình vật lí trong hình 1.1 là:
a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi kích thước, số lượng mầu giấy, không có sự tạo thành chất mới.
b) Hoà tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lí do có sự thay đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất mới.
c) Đinh sắt bị uốn cong: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi về hình dạng, không có sự tạo thành chất mới.
Tham khảo!
Ý 1: Sơ đồ hóa quá trình thu nhận âm thanh của tai: Âm thanh → Vành tai → Ống tai → Màng nhĩ → Các xương tai giữa → Ốc tai → Cơ quan thụ cảm → Dây thần kinh thính giác → Trung khu thính giác ở não.
Ý 2:Vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng: Vòi tai là ống nối giữa tai giữa với vòm mũi, họng. Vòi tai giúp dẫn lưu không khí từ họng mũi vào tai giữa và ngược lại, nhờ đó, đảm bảo duy trì sự cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng.
Em dưới 18 tuổi ạ
Nội dung trong thông điệp 5K của Bộ Y tế là:
- Khoảng cách
- Khử khuẩn
- Khai báo y tế
- Khẩu trang
- Không tụ tập đông người
Thời gian tới, em sẽ luôn chấp hành nghiêm chỉnh khuyến cáo, chỉ định của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh:
- Không ra ngoài khi không cần thiết
- Nghiêm chỉnh khai báo y tế, giữ khoảng cách 2m, không tụ tập đông người.
- Bên cạnh đó, em sẽ cùng đóng góp cho quỹ vắc xin phòng chống Covid19, đồng thời tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe, bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh.
Tham khảo!
Khi đun ấm nước trên bếp điện, quá trình truyền nhiệt xảy ra theo ba cơ chế chính là dẫn nhiệt, tỏa nhiệt và truyền nhiệt bằng dòng chất lỏng.
- Dẫn nhiệt: Khi bếp điện được bật lên, nhiệt được tạo ra từ dây tóc đốt điện truyền qua bề mặt bếp và chuyển sang nồi nước. Quá trình này gọi là dẫn nhiệt, trong đó các phân tử trong vật liệu dẫn nhiệt (trong trường hợp này là kim loại của bếp) truyền nhiệt từ khu vực nóng đến khu vực lạnh của nồi.
- Tỏa nhiệt: Khi nồi nước đun sôi, nó tạo ra hơi nước, đồng thời cũng tản ra nhiệt từ bề mặt của nó. Quá trình này gọi là tỏa nhiệt, trong đó nhiệt được truyền đi thông qua sóng bức xạ nhiệt từ bề mặt của nồi.
- Truyền nhiệt bằng dòng chất lỏng: Khi nước được đun sôi, các phân tử nước bên trong nồi trở nên nóng và di chuyển nhanh hơn, tạo ra dòng chất lỏng. Quá trình này gọi là truyền nhiệt bằng dòng chất lỏng, trong đó nhiệt được truyền đi thông qua sự di chuyển của các phân tử nước nóng từ khu vực nóng đến khu vực lạnh của nồi.
Tham khảo!
So sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn:
- Khi cơ co: Cẳng tay cong lên sát cánh tay, làm cho bắp cơ ở cánh tay ngắn lại và phình ra.
- Khi cơ dãn: Cánh tay duỗi thẳng, làm cho bắp cơ ở cánh tay trở về trạng thái bình thường.
Tay ở tư thế co có khả năng chịu tải tốt hơn vì khi tay ở tư thế co, khớp xương tạo nên điểm tựa, sự co cơ tạo nên lực kéo giúp nâng sức chịu tải của tay.
Tham khảo!
Quá trình thu nhận ánh sáng ở mắt: Ánh sáng đi từ vật qua giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể và hội tụ ở võng mạc (màng lưới), tác động lên tế bào thụ cảm ánh sáng, gây hưng phấn cho các tế bào này. Xung thần kinh từ tế bào thụ cảm ánh sáng theo dây thần kinh thị giác lên trung khu thị giác ở não sẽ cho ta cảm nhận về hình ảnh, màu sắc của vật.