K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2020

Ý 1: “Đoàn thuyền đánh cá” phản ánh thực tại đời sống :
- Năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới.
- Hiện thực được phản ánh trong bài thơ là khung cảnh lao động trên biển cả, là khúc ca lạc quan, yêu đời, là khí thế lao động hăng say của người lao động (HS phân tích những dẫn chứng tiêu biểu trong bài thơ để thấy được cảnh sinh hoạt lao động một buổi ra khơi đánh cá của những người lao động trên biển...)
Ý 2: “Đoàn thuyền đánh cá” thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà thơ về cuộc sống:
- Đó là cảm hứng mới về thiên nhiên, đất nước, cái nhìn mới mẻ đối với công việc lao động và người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Những cảm hứng mới đó đã tạo nên chất lãng mạn và những liên tưởng độc đáo, sáng tạo của nhà thơ: Những liên tưởng cảnh mặt trời lặn, hình ảnh con thuyền trở kỳ vĩ, khổng lồ ( bánh lái là gió, cánh buồm là trăng tư thế: dò bụng biển, dàn đan thế trận....), vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ huyền ảo của các loài cá, đặc biệt là niềm vui của người lao động qua tiếng hát gọi cá..., cảnh đoàn thuyền trở về lúc rạng đông chạy đua cùng mặt trời... -> Những hình ảnh thơ giàu vẻ đẹp lãng mạn, được sáng tạo với bút pháp khoáng đạt, phóng đại, khoa trương..
- Từ công việc bình thường của một buổi đánh cá đêm trên biển Huy Cận đã nói lên một điều mới mẻ: Cuộc sống mới tạo nên những tầm vóc mới cho con người lao động, thiên nhiên đất nước đẹp, giàu qua cái nhìn của nghệ sĩ cách mạng -> Âm hưởng của bài thơ như một khúc tráng ca khoẻ khoắn, sau sưa, bay bổng, ca ngợi con người trong lao động với tinh thần làm chủ..

4 tháng 10 2019

Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn

- Sự lặp lại từ ngữ

- Sử dụng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ, ghi lại- muốn nói, gửi vào, góp vào

- Thay thế những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh

- Dùng quan hệ từ nhưng

10 tháng 10 2019

- Nội dung chính của câu (1): tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại

- Nội dung câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ

- Nội dung câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đóng góp vào đời sống

- Nội dung đều xoay quanh chủ đề phản ánh đời sống tác phẩm nghệ thuật.

24 tháng 8 2017

Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ sĩ. Đây là một yếu tố của chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ

Nhận định: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. Nhận định: Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà...
Đọc tiếp
Nhận định: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. Nhận định: Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi,ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta và chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn. -Dựa vào văn bản làng em hãy làm sáng tỏ 2 nhận định trên Giúp mình với mình đang cần rất gấp😢
0
22 tháng 1 2024

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ngoài tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, còn có tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. Cả hai tác phẩm đều viết về đề tài lao động sản xuất nhưng mỗi tác phẩm lại có những nét đặc sắc riêng.

"Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa chân dung người lao động mới, tiêu biểu là anh thanh niên làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu ở đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao, say mê công việc, có ý thức tự học, tự rèn luyện. Anh cũng là một người có tâm hồn trong sáng, yêu đời, luôn lạc quan, yêu mến cuộc sống.

"Đoàn thuyền đánh cá" là một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động trên biển đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta trước những thành quả lao động của nhân dân. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hiện lên thật đẹp, thật khỏe khoắn, đầy sức sống. Họ là những người lao động cần cù, gan dạ, luôn hăng say lao động, cống hiến cho quê hương, đất nước.

Từ nội dung của hai tác phẩm trên, ta có thể thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Đó cũng là trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn những thành quả lao động của cha ông. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Bài làm

"Từ hai tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" và "Đoàn thuyền đánh cá", ta thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước."

28 tháng 2 2023

Sử dụng phép tu từ nhân hóa.

Tác dụng:

- Làm cho hành động của sự vật "sương" trong cách diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Thể hiện sâu sắc sự cố ý chậm lại của sương, không đi nhanh chóng vội vã mà từ từ đến với đất trời cùng mùa thua.

Một câu thơ: Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (Trong "Viếng lăng Bác" nói về đức tính cây tre).

 

2) Xác định và gọi tên các phép liên kết có trong các câu sau:a) (Đoạn văn câu a bài 1)b) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung...
Đọc tiếp

2) Xác định và gọi tên các phép liên kết có trong các câu sau:

a) (Đoạn văn câu a bài 1)

b) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

                                (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

c) Tôi là còn gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một con gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.

                                (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

d) Những người hiền lành thường hay yếu đuối. Muốn các, phải là kẻ mạnh.

e) Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Nếu họ không nghe, còn có thể sai nó sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, mọt tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phảu tru di!

           (Lời của Vua Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư)

f) Tối 11-6, khép lại ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi, Nguyễn Thị Ánh Viên tiếp tục thi đấu xuất sắc khi giành HCV thứ 8 của “kình ngư” số 1 Việt Nam ở Seagame 28. Đây cũng là một chiếc HCV thứ 9 của thể thao Việt Nam trong ngày”.

                (Theo Đức Anh, Báo BR-VT thứ 6, 12/6/2015)

g) Quê hương của mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

1
22 tháng 3 2022

b) Phép liên kết:

- Phép nối: Nhưng

- Phép lặp: một ,anh

c) Phép nối : Còn

d) Phép nối : Muốn khác

e) phép nối : nếu , còn 

phép thế : một tấc sống của ta - mọt tấc đất của Thái tổ

f) phép lặp : HCV thứ   , thi đấu

phép nối :Đây cũng là

g) phép lặp : quê hương , chỉ mội , không 

phép nối : Như là , Nếu , sẽ