Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk
Dòng sông Bạch Đằng vẫn thản nhiên chảy mãi, mà Đằng Giang tự cổ huyết do hồng, mà nhục quân thù khôn rửa nổi! Đó là những lời bình luận tâm huyết của Trương Hán Siêu về ý nghĩa của những chiến công trên sóng nước Bạch Đằng. Cảm hứng tác phẩm bắt nguồn từ hồn thiêng Bạch Đằng với thiên nhiên kì vĩ được lồng ghép với tâm sự hoài cổ, ưu thời mẫn thế. Điều đặc biệt là những chất liệu nội dung đó được thể hiện một cách khéo léo, với một bút pháp nghệ thuật hết sức điêu luyện được thể hiện qua hình tượng các bô lão.
Ở đoạn 1, nhân vật “khách” là cái tôi của nhà văn thì ở đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể, vừa đại diện cho người bản địa, vừa là những cá nhân đã trực tiếp chiến đấu đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Sự xuất hiện của họ làm cho việc miêu tả chiến trận thêm sinh động, đồng thời việc chuyển ý được tự nhiên Nhân vật các bô lão là những chứng nhân lịch sử, từ đó dựng lên những trận thủy chiến Bạch Đằng (qua lời kể). Họ là đại diện cho những người nơi bản địa. Mở đầu, các bô lão giới thiệu cho khách biết: Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã và củng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoằng Thao. Bằng hai câu dài (mỗi câu 12 âm tiết), tác giả xây dựng không gian nghệ thuật đầy ấn tượng với những tôn nghiêm và trang trọng như bước nền chắc chắn để bước vào chiến trận ở phần tiếp theo.
Trận thuỷ chiến được khắc họa với những câu ngắn từ 4 đến 6 âm tiết: .
Thuyền bè muôn đội,
Tinh kì phấp phới.
Tì hổ ba quân,
Giáo gương sáng chói.
… Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổ.
Trong không khí hoài niệm về quá khứ với những vang dội trong chiến thắng “buổi trùng hưng”, các bô lão chậm rãi, ôn tồn thuật lại bằng tất cả trân trọng. Khi “Muôn đội thuyền bè tinh kì phấp phới”, khí thế “hùng hổ”, “sáng chói” đến “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ vừa chân thực, vừa cụ thể dưới con mắt đa chiều kết hợp tài tình cả âm thanh, màu sắc, trực cảm và tưởng tượng tạo nên không khí trận mạc quyết liệt trên sông. Người đọc có thể hình dung khá rõ sự đông đảo của lực lượng tham chiến, lẫn khí thế quyết chiến của hai bên và sự khốc liệt, dữ dội của một cuộc chiến mà cả hai đều ngang tài, ngang sức (Trận đánh thư hùng chưa phân – chiến luỹ Bắc Nam chống đối), thậm chí làm biến đổi cả trời đất, xoay chuyển vũ trụ (khiến cho mặt trăng, mặt trời phải mờ đi, trời đất phải đổi).
Sau những trận chiến không khoan nhượng đầy kiên gan và quả cảm các bô lão nhận xét về đặc điểm của mỗi bên tham chiến. Bên địch bên ta đều có điểm mạnh điểm yếu, địch kia hùng hậu lại gian manh (Tất Liệt thế cường – Lưu Cung chước đối) đã từng: Quét sạch Nam Bang bốn cõi. Còn ta, ta mạnh ở ý chí chiến đấu, ở trái tim một lòng hướng về dân tộc. Nhưng trái tim ấy sẽ trở thành điểm yếu khi ta chiến đấu vì chính nghĩa, chính nghĩa dù không khoan nhượng nhưng phải đồng thuận trên dưới, thuận với lẽ trời (trời cũng chiều người). Bởi cha ông ta từng răn dạy dù cuộc chiến có cam go ác liệt thì chính nghĩa luôn chiến thắng, phải chính trực, đứng về phía chính nghĩa, trừng phạt kẻ bạo tàn. Thêm vào đó, ta lại có điều kiện tự nhiên hiểm yếu (Trời đất cho nơi hiểm trở), thêm vào đó là khối óc đại tài, có tầm nhìn thấu sáu cõi của người chỉ huy kết hợp đường lối chiến thuật, chiến lược đứng đắn. Những yếu tố đó đủ để dân tộc ta chiến thắng vinh quang, đập tan bè lũ cướp nước. Bởi vậy mà thời gian có qua đi, đất trời có đổi thay, nước sông ngày ngày cuồn cuộn gột rửa mà cái nhục của quân thù vẫn không rửa nổi. Các bô lão không nói nhiều đến phía quân ta chỉ nhấn mạnh lòng biết ơn sâu nặng. Nó ghi dấu mốc son chói lọi trong hành trình đấu tranh của dân tộc, nó trở thành chiến thắng lừng lẫy trong suốt chiều dài lịch sử. Yếu tố tinh thần luôn được nhấn mạnh dẫn đến những lời bình ở phần tiếp theo:
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
Lời bình không chỉ là lời nói đơn thuần của những người địa phương mà còn như lời tâm sự của những bàn tay đã cầm súng, những đôi chân từng trải. Đến đây, không gian và thời gian không còn rành rọt mà như hòa làm một. Cách đặt thời gian với không gian để câu chuyện không chỉ ở bề nổi mà còn có chiều sâu, không chỉ là kể mà còn là bộc bạch, không đơn thuần là tái hiện mà còn là lưu giữ. Chính điều đó tạo sự lôi cuốn, tạo dấu ấn làm cho câu chuyện tránh được sự tẻ nhạt, đơn điệu.
Như vậy qua hình tượng các bô lão ta thấy nhiều suy ngẫm triết lí. Mỗi lời đáp của các bô lão là một lời ca mang âm vang lịch sử của dòng sông cuộc đời. Ta cũng hiểu ra một chân lý vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: Bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ.
*Tham khảo:
Dàn ý thuyết trình về vấn đề xã hội tự chọn có thể được tổ chức theo các phần sau:
I. Giới thiệu
a. Giới thiệu chung về vấn đề xã hội được chọn
b. Tầm quan trọng của vấn đề trong xã hội hiện nay
c. Mục tiêu và ý nghĩa của thuyết trình
II. Nguyên nhân và tình trạng hiện tại của vấn đề
a. Phân tích các nguyên nhân gây ra vấn đề
b. Mô tả tình hình hiện tại của vấn đề trong xã hội
c. Các thống kê, dữ liệu hỗ trợ
III. Các ảnh hưởng của vấn đề
a. Ảnh hưởng đến cá nhân
b. Ảnh hưởng đến cộng đồng
c. Ảnh hưởng đến xã hội nói chung
IV. Các giải pháp đề xuất
a. Các giải pháp ngắn hạn
b. Các giải pháp dài hạn
c. Sự hỗ trợ từ cộng đồng và chính phủ
V. Thách thức và cơ hội
a. Những thách thức trong việc giải quyết vấn đề
b. Cơ hội có thể mở ra từ việc giải quyết vấn đề
VI. Kêu gọi hành động
a. Mời gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng
b. Thách thức mọi người tham gia và hành động
c. Mô tả những bước cụ thể để giải quyết vấn đề
VII. Tổng kết
a. Tóm tắt các điểm chính đã được trình bày
b. Tạo ấn tượng cuối cùng và khuyến khích hành động
Đề bài: Quan niệm về hạnh phúc
1. Giải thích
- “Hạnh phúc”: là thỏa mãn với những gì mình đang có, là đạt được điều mình mong muốn, là sống vui vẻ và thành công
=> Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa quan trọng với con người trong cuộc sống
2. Chứng minh
- Biểu hiện
+ Có người tìm kiếm hạnh phúc giản dị là được sống đầm ấm bên gia đình.
+ Có người cảm thấy hạnh phúc khi đạt được điểm số cao trong học tập, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ.
+ Có người lại hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích, được sống là mình.
+ Cũng có người cảm thấy hạnh phúc khi kiếm được nhiều tiền, có quyền lực và được mọi người tôn sùng.
+ Và cũng có những người … hạnh phúc là được cống hiến, được làm những điều có ích cho xã hội và đem lại niềm vui cho người khác.
+ Hạnh phúc không phải điểm đến, hạnh phúc là con đường
=> Hạnh phúc là gia đình, là bạn bè, là căn nhà ấm áp yêu thương
+ Có những lúc chúng ta gặp thất bại, cảm thất cuộc đời thật bất hạnh. Nhưng hãy nghĩ rằng, hạnh phúc luôn ở bên cạnh ta. Nó chỉ xuất hiện khi ta biết cách chấp nhận thất bại và nhìn cuộc đời bằng một thái độ tích cực.
Dẫn chứng: Đội tuyển bóng đá Việt Nam, Những bệnh nhân mắc bệnh nan y,...
- Vai trò
+ Hạnh phúc giúp tâm hồn con người được thanh thản, luôn sống tích cực
+ Giúp gắn kết xã hội, đất nước phát triển giàu mạnh
3. Bình luận
- Chúng ta cần:
+ Trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn sống hết mình
+ Sống có lý tưởng và luôn nỗ lực theo đuổi
+ Yêu thương những người xung quanh, cống hiến trở thành người có ích cho xã hội
- Phê phán: những người sống tiêu cực, bi quan
- Tuy nhiên, chúng ta không nên vì lợi ích của cá nhân mà cướp đi hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta sống thanh thản với lòng mình, đem lại những giá trị có ích cho bản thân và những người xung quanh.
4. Bài học cá nhân
*Tham khảo:
Dàn ý thuyết trình về vấn đề "Ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa"
I. Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa
- Mức độ ảnh hưởng của vấn đề đến môi trường và sức khỏe con người
II. Nguyên nhân gây ra vấn đề
- Sự phổ biến của sản phẩm nhựa trong cuộc sống hiện đại
- Hậu quả của việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa không đúng cách
III. Tác động của vấn đề đến cộng đồng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật
- Tác động đến nguồn nước và đất đai
IV. Giải pháp cho vấn đề
- Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế nhựa
- Thúc đẩy việc tái chế và tái sử dụng sản phẩm nhựa
- Hỗ trợ chính sách và quy định nghiêm ngặt về xử lý rác thải nhựa
V. Kết luận
- Tóm tắt lại vấn đề và giải pháp
- Mời mọi người cùng nhau hành động để bảo vệ
Nhà văn Nguyễn Trung Thành khi nhìn lại cả một chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta đã cảm khái mà thốt lên rằng: “Nếu như phải vẽ lại lịch sử Việt Nam thỉ trang nào cũng phải vẽ một thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu” ‘Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, Lê bao đời gây nền độc lập” (Nguyễn Trãi) có triều đại nào không phải kinh qua những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, có thời đại nào không vang dội những chiến thắng nức lòng, có người dân của thời đại nào mà không sôi sục trong huyết quản một dòng máu yêu quê hương tha thiết? Hào khí Đông A, hiểu theo chiết tự, là hào khí của thời đại nhà Trần, nhưng hào khí ấy bắt nguồn từ lịch sử xa xưa các vua Hùng dựng nước và trực tiếp bắt nguồn từ chiến thắng của Ngô Quyển với quân Nam Hán (938), chiến thắng của Lí Thường Kiệt (1076). Hào khí âm vang lan truyền tới mãi mãi sau này, trong niềm kiêu hãnh dân tộc của người dân đất Việt.
Làm sao có thể lí giải được một dân tộc nhỏ bé, một đất nước bé nhỏ lại có thể ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông - một đế quốc hùng mạnh và hung hãn nhất của thời bấy giờ, đi tới đâu là gieo rắc sự chết chóc cho mọi sinh linh tới đó: “Vó ngựa quân Nguyên Mông đi tói đâu, thì cỏ không còn mọc được”, nếu như không nghe qua những lời thơ hùng tráng của các thi sĩ - tướng sì, hay chỉ là một kẻ khách không thôi, cũng đượm một hào khí Đông A, cũng ngùn ngụt một niềm kiêu hãnh, tự hào không hề che giấu.
Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
(Múa giáo non sông trải mấy thâu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu)
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão).
Câu thơ dịch là Múa giáo, không sát với nguyên bản và vì thế đã giảm mất tự thể “hoành sóc” hiên ngang của người tráng sĩ. Hoành sóc (cắp ngang ngọn giáo) thể hiện tư thế của người tráng sĩ, một tư thế ung dung đĩnh đạc, vừa tĩnh lại vừa động, vừa điềm đạm lại vừa hào hứng, thách thức. Đó là tư thế của một dân tộc biết được sức mạnh của mình và sức mạnh đó đã được trải qua bao cuộc thử thách, một tư thế vững vàng không thể lay chuyển được. Từ thế đứng của một tráng sĩ mà thấy thế đứng cả dân tộc, từ sức mạnh của một người mà thấy được sức mạnh của cả dân tộc, cả quân đội:
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
Từ một thế đứng hiên ngang, câu thơ bỗng vút lên một ý tưởng lãng mạn, hay nói đúng hơn là tư một thế đứng, điệu thơ đã thăng hoa một cách rực rỡ và tỏa sáng hào quang lên tận trời xanh, át cả ánh sáng của sao Ngưu, sao Đầu, những ngôi sao sáng nhất theo quan niệm của người xưa.
Trong thơ ca cổ điển, cái tôi thường ít được nói tới và những tâm trạng uẩn khúc của riêng một con người cũng hầu như không xuất hiện. Thế nhưng Phạm Ngũ Lão đã nói lên tâm sự của chính mình một cách thẳng thắn và cao đẹp:
Nam Nhi vị liễu công danh trái
Tu chính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu).
Đó là nỗi thẹn vì chưa trả được nợ công danh, nợ anh hùng nay trả nay vay, chưa báo đền nợ trước, bực vì sức mạnh không được như Gia Cát Lượng giúp nhà Hán ngày xưa, một nỗi thẹn thật đáng quý.
Hào khí Đông A đâu chỉ thể hiện ở lòng yêu nước căm thù giặc, tinh thần quật khởi lòng tự hào dân tộc. Nó còn nằm trong những khía cạnh tâm sự sâu kín của con người, là tâm sự đáng yêu của một chàng trai đất Việt, cũng là tâm trạng của thế hộ thanh niên thời bấy giờ, lúc nào cũng canh cánh thù nhà nợ nước, cũng đặt trách nhiệm gánh vác sự an nguy của đất nước trên đôi vai của chính mình. Hào khí ấy đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng để rồi mai sau, người dân nào đi qua những mảnh đất thiêng liêng của chiến địa cũng thấy dậy lên trong mình một hào khí của dân tộc. Đó cũng là cảm hứng làm nên sự bat hủ của bài Bạch Đẳng giang phú của Trương Hán Siêu.
Bài Bạch Đằng giang phú được làm cuối đời Trần, lúc mà chế độ phong kiến nhà Trần đang dán dần đi vào con đường suy thoát, nhưng giữa cảm hứng bi tráng của bài phú, vẫn vút lên một khí thế hào hùng của dân tộc, niềm say sưa và tự hào không gì che giấu nổi trước những chiến công. Thế mới biết hào khí Đông A có sức âm vang và lay động lòng người tới mức nào.
Tinh thần thượng võ ở thời trung cổ không phải là không có những nét đẹp và khi nó đi vào thơ phú của Trương Hán Siêu để được hòa quyện với lòng tự hào dân tộc, nó đã làm nên bức tranh tuyệt đẹp, cái đẹp của sự hào hùng:
Thuyền bè muôn đội
Tinh kì phất phới
Tì hổ ba quân
Giáo gươm sáng chói
Trận đánh thư hùng chửa phàn
Chiến lũy Nam Bắc chống đối.
Nhà thơ say sưa với trận đánh lịch sử như chính là đang sống với chiến cuộc, những nét bút tung hoành thể hiện một sự cảm khoái cực độ:
Khấc nào
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Và nếu như ở Thuật hoài, niềm tự hào của Phạm Ngũ Lão bốc đầy hùng khí thì ở Bạch Đằng giang phú, niềm tự hào đã chín một cách đằm thắm và vĩnh hằng, gắn với sự tồn tại của tự nhiên:
Đến nay sông nước tuy chảy hoài Mà nhục quân thù không rửa nổi.
Sông nước chảy hoài, dòng chảy của tự nhiên, của lịch sử, của thời gian, dòng chảy ấy không xóa đi mãi mãi lại âm vang của hào khí Đông A, cũng như lưu lại vết nhục của quân thù và niềm tự hào của mỗi người dân chúng ta.
Xuyên suốt qua hai tác phẩm Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu là một tinh thần quật khởi, một tình yêu đất nước mãnh liệt, một lòng căm thù giặc sâu sắc và một niềm kiêu hãnh tự hào dân tộc nức lòng người. Nhưng nói như vậy không có nghĩa dân tộc ta ưu thích chiến tranh, thích đổ máu, mà ngược lại, hơn bao giờ hết, hào khí Đông A được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa của cha ông ta:
Giặc tan muôn thuở thanh bình Bài đầu đất hiểm cốt mình đất cao Hoàng sóc giang sơn cáp kỉ thâu Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.
Chính vì tư thế Hoàng sóc vừa vững chãi vừa uy nghi ấy cũng nói lên thế cắp ngang ngọn giáo đứng hiên ngang đẹp đẽ của dân tộc ta bởi vì chúng ta chiến đấu là để bảo vệ non sông gấm vóc, bảo vệ hòa bình.
Có cắt nghĩa như vậy ta mới lí giải được vì sao hào khí Đông A lại có một sức lâu bền như vậy, và mới hiểu tại sao mà Nguyễn Trãi, Lê Lợi sau này lại làm nên những chiến công cũng hiển hách như vậy. Hào khí Đông A sống mãi trong lịch sử, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hơn một trăm năm sau sự ra đời của Bạch Đằng giang phú hào khí ấy vẫn vọng lên trong bài thơ Qua cửa Hàm Tử của Trần Lâu:
Trống chiêng rung động, sông dồn sóng Cờ quạt tung bay, trúc rẽ nhàng Cổ chinh hùng dũng trào cao thấp Kì bái sân sỉ trúc ảnh tà.
Và dù ở bài thơ nào, Thuật hoài, Bạch Đằng giang phú hay Qua cửa Hàm Tử thì hào khí Đông A vẫn được bày tỏ một cách hết sức tự nhiên, bởi nó đã thấm vào máu thịt của từng người dân đất Việt, nó là tâm huyết, là dòng máu nóng sục sôi trong từng huyết quản những người dân đã khắc hai chữ Sát Thát vào cánh tay mình trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thế kỉ XIII.
Và bây giờ, khi đọc lại tác phẩm Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, ta như thấy được cả một rừng cánh tay vung lên, cánh tay nào cũng chích hai chữ Sát Thát đỏ thắm như máu, ta thấy lại được cái hùng khí của cả một thế hệ anh hùng, một thời đại anh hùng. Trong công cuộc dựng xây đất nước hôm nay, dân tộc như được tiếp nhận thêm sức mạnh bởi hào khí Đông A thuở trước.Phương pháp giải:
- Học sinh chọn một trong hai đề.
- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.
- Lập dàn ý.
Lời giải chi tiết:
Đề a
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).
2. Thân bài
Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.
- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.
+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.
+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.
- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.
+ Biện pháp tu từ: So sánh.
- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”
+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của chủ đề.
Đề b
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Thế nào là động cơ học tập?
Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.
+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.
+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.
b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?
- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.
- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).
c. Tầm quan trọng của động cơ học tập
Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.
d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh
- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.
- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.
- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
3. Kết bài
Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.