Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.
Tham khảo:
A. Mở bài
- Giới thiệu về những hành động đầy tính nhân văn của con người trong mùa dịch Covid 19
- Giới thiệu về một biểu hiện của lối sống nhân văn : cây ATM gạo
B. Thân bài
1. Thế nào là ATM gạo ?
- Chiếc máy này do anh Hoàng Tuấn Anh - CEO Công ty PHGLock (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo.
- Máy hoạt động như cây ATM, chỉ cần nhấn nút, gạo sẽ tự động tuôn ra, mỗi lần được 1,5kg gạo, dành cho 2-3 người ăn trong khoảng 1 tuần.
- Tại địa điểm nhận gạo còn được thiết kế thành các khu vực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và các làn đường riêng cho từng người. Đoàn viên, thanh niên trên địa bàn quận đã đứng ra hướng dẫn, hỗ trợ để đảm bảo khoảng cách giữa những người đến nhận gạo.
=> “ATM gạo” đầu tiên ra đời, mô hình này đã được nhanh chóng lan tỏa khắp Thành phố và các tỉnh lân cận . Đây là một sáng tạo độc đáo , giúp ích cho người nghèo trong thời gian dịch bệnh khó khăn.
2. Ý nghĩa của cây ATM gạo
- ATM gạo như một cứu tính cho người nghèo trong thời điểm dịch bệnh không thể đi làm để kiếm tiền và sinh hoạt cuộc sống.
- ATM gạo thể hiện sự nhân văn, tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.
- ATM gạo đã được người dân đồng lòng hưởng ứng , còn các mạnh thường quân khắp nơi đã tích cực chở gạo tới tới hỗ trợ người nghèo
- Đã có rất nhiều cây ATM gạo khác được lập ra ở rụ sở UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh ; số 281 đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh ; số 48, đường 48, khu phố 6 và phường Linh Chiểu (số 25, đường Hoàng Diệu 2).
- ATM gạo đã chứng minh cho mọi người thấy về giá trị của tình người trong những hoàn cảnh khó khăn , về sự sẻ chia và đồng cảm giữa con người với con người.
- Nó kích thích sản sinh lòng nhân ái trong cộng đồng và phần nào giúp con người dẹp bỏ ích kỉ cá nhân .
C. Kết bài
- Khẳng định ATM gạo là một mô hình hay , cho thấy tinh thần yêu thương và sự sẻ chia cộng đồng.
MB: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung về hiện tượng “nghiện in-ter-net và ka-ra-o-ke
TB
- Ka-ra-o-ke là hình thức giải trí, giảm căng thẳng, giúp mọi người gần nhau hơn
- In-ter-net ngoài giải trí còn cung cấp các kiến thức bổ ích, giúp tiếp cận thông tin nhanh, đa dạng, tiện lợi
- “Nghiện” ka-ra-o-ke và Internet là dành quá nhiều thời gian, chểnh mảng học hành tu dưỡng
* Nguyên nhân:
- Do lười biếng, ham mê hưởng thụ, không hình thành được lý tưởng, mục đích sống
- Chưa được giáo dục tốt
* Hậu quả
- Phê phán thói xấu: tiêu phí thời gian, tiền bạc, lười học, nhiễm thói xấu, trí tuệ
* Khắc phục
- Tập trung vào việc học tập, rèn luyện đạo đức
- Hình thành lối sống tích cực
KB: Rút ra bài học từ hiện tượng nghị luận
Tham khảo:
Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.
Bạn tham khảo nhé:
Facebook dịch vụ mạng xã hội miễn phí. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Có thể nói, cùng với trình duyệt tìm kiếm Google, trang mạng xã hội Facebook đã làm bùng nổ thông tin toàn cầu. Facebook giúp người dùng chia sẻ cảm xúc, thông tin, sở thích, kết nối thêm nhiều bạn bè, nói chuyện (chat) với bạn bè, đưa các hình ảnh, các thông tin mới nhất về cá nhân, giới thiệu với bạn bè những thông tin hữu ích, hình ảnh đẹp, câu chuyện ý nghĩa,… Với những tiện ích như vậy, Facebook tạo khả năng kết nối rộng rãi, duy trì các mối quan hệ dù ở khoảng cách rất xa. Facebook đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay quá sa đà vào Facebook, nghiện Facebook, làm tổn hại nghiêm trọng đến bản thân. Tình trạng nghiện mạng xã hội gây lãng phí thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, bỏ bê công việc, học hành. Sử dụng Facebook thiếu cảnh giác dẫn đến lộ các thông tin cá nhân, bị lừa đảo,… Nhiều người sử dụng Facebook với mục đích xấu như bôi nhọ, nói xấu người khác, nói tục, chửi nhau, gây mâu thuẫn,…Facebook có thể dẫn đến những trạng thái tâm lý tiêu cực như ghen tị, mặc cảm, suy sụp tinh thần do bị bôi nhọ danh dự,…Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không lành mạnh. Hạn chế những tác hại của Facebook và chặn đứng lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội là nhiệm vụ cấp bách. Nhà quản lý cần có các biện pháp, công cụ làm lành mạnh môi trường Facebook, gia đình, thầy cô,… quan tâm, giáo dục, định hướng cho học sinh để sử dụng Facebook một cách hữu ích. Giới trẻ cần có ý thức cao khi sử dụng, tỉnh táo, làm chủ bản thân, không sử dụng Facebook cho những mục đích thiếu lành mạnh.
Nghị luận chắc dài lắm nhỉ =))
Trang phục là một nhu cầu vật chất đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này, trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao. Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt, từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cùng với quá trình hòa nhập với thế giới, trang phục ở nước ta có những “biến dạng” theo hướng tiêu cực đáng báo động. Đặc biệt xu hướng này phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ. Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay được rất nhiều người quan tâm.
Trang phục hay y phục là tất cả những con người mặc ở bên ngoài có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. Đôi khi người ta dùng từ thời trang để chỉ trang phục. Trang phục bao gồm áo, quần để mặc, đồ đội đầu, đồ bảo vệ chân, tay, đồ trang sức,…
Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó có ảnh hưởng không hề nhỏ đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Bên cạnh những kiểu trang phục truyền thống chuẩn mực, ngày nay, cách ăn mặc của các bạn trẻ ngày càng có nhiều xu hướng đi ngược truyền thống gây nên nhiều phản cảm trong xã hội. Điều này đặt ra nhiều vấn đề để chúng ta cần suy ngẫm.
Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay vừa gìn giữ được văn hóa ăn mặc truyền thống vừa tiếp nhận xu hướng phát triển của thế giới. Đối với thế hệ trẻ ngày nay là những đối tượng nhạy bén với thời trang, họ nhanh chóng thích ứng với nhiều xu hướng, trường phái, phong cách khác nhau. Trong thế hệ trẻ ngày nay, một số bạn trẻ thì tiếp thu một cách có chọn lọc để tạo cho riêng mình một phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp cận về thời trang ấy đã giúp các bạn trẻ có những phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang nổi bật lý tưởng. Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ. Như vậy, nhờ vào các ý tưởng sáng tạo của các bạn trẻ mà những kiểu trang phục và phong cách thời trang tiến bộ của thế giới đã được phổ biến khá rộng rãi tại nước ta trong thời gian qua.
Dù các xu hướng thời trang thế giới phát triển và xâm nhập mạnh vào các nền văn hóa, song các kiểu thời trang truyền thống vẫn còn yêu thích và sử dụng rộng rãi ở nước ta. Ta có thể thấy các kiểu áo dài truyền thống, sơ mi, áo bà ba,…vừa mang tính cổ điển vừa mang một chút cách tân cho phù hợp với sở thích và thời đại mới vẫn còn khá phổ biến. Trang phục truyền thống vừa tiện lợi vừa phản ánh nét nhã nhặn, thanh lịch mặn mà, lại thể hiện sâu sắc nền văn hóa thuần hậu của dân tộc. Bởi thế, thật dễ hiểu vì sao chiếc áo dài trong mấy trăm năm qua vẫn được các bà các cô ưa chuộng.
Tuy nhiên, trong vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay có một tồn tại không nhỏ, giới trẻ ngày nay có không ít các bạn trẻ bắt chước cách ăn mặc của các ngôi sao, thần tượng hoặc đua đòi theo xu hướng thời trang “kì quặc” để gây sự chú ý. Nhưng điều mà các bạn trẻ chú ý không phải là phong cách đẹp đẽ, kín đáo, phù hợp mà là lập dị, bụi bặm hoặc hở hang.
Các bạn trẻ thường ra đường với trang phục ngắn, mỏng, hở hang hoặc kì quặc . Tại các thành phố lớn, ta vẫn thường gặp những bạn trẻ có cách ăn mặc táo bạo này. Những chiếc áo quá mỏng, quá hở, quần jean xé gấu, áo thun in hình ảnh đầu lâu phản cảm hoặc những dòng chữ tối nghĩa hoặc tục tĩu,… Một bộ phận giới trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn nữ có lối ăn mặc hở hang, “mặc như không mặc” mang. Ra đường, không khó để bắt gặp những chiếc quần ngắn cũn cỡn làm người ta đỏ mặt. Hay những chiếc áo xuyên thấu có thể nhìn thấy toàn bộ nội y bên trong. Khoe vẻ đẹp hình thể vốn là một nhu cầu của con người nhưng khoe mẽ một cách quá lố lại đi ngược với đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Thậm chí, nhiều người diện những bộ trang phục kì quặc ấy đến những nơi công sở, chốn công cộng, hoặc những nơi tôn nghiêm, thành kính khác.… gây sự phản cảm cho mọi người. Ta vẫn thường thấy những kiểu tóc lạ lẫm nhiều màu hay những hình xăm quái dị được các bạn trẻ ưu dùng xuất hiện trên các đường phố. Ta cũng thường xuyên bắt gặp trên phố những kiểu kết hợp trong ăn mặc rắc rối, xa lạ, thiếu sự thân thiện, thiếu thẩm mĩ mà các bạn trẻ cho là bình thường. Một chiếc váy ngắn, một chiếc áo khoét cổ rộng lại xuất hiện trên sân chùa, viện bảo tàng, khu tưởng niệm, nhà văn hóa thì thật là không có văn hóa.
Vẻ đẹp trong phong cách truyền thống vốn tồn tại lâu đời trong đời sống thường ngày từ xưa đến nay đang dần mất đi bản sắc. Điều này khiến chúng ta lo lắng trước những đổi thay về văn hóa trong quá trình hội nhập. Từ trước đến nay, chưa bao giờ cách ăn mặc của người Việt Nam, nhất là một bộ phận giới trẻ ngày nay lại gây đau đầu cho những cơ quan văn hóa đến vậy. Vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong cách ăn mặc cần được chú trọng.
Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những lối ăn mặc “dị hợm” này. Trước hết là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường mở ra cơ hội giao lưu của các nền văn hóa cho phép các bạn trẻ được tiếp cận nhiều phong cách thời trang trên thế giới. Sự bắt chước khập khiễng được xem là một cơ hội để thể nghiệm và khẳng định bản thân. Thời đại internet mở rộng đẩy mạnh tốc độ trao đổi thông tin không giới hạn khiến cho nhu cầu học hỏi cũng tăng theo.
Nguyên nhân chính là do sự suy đồi đạo đức, lối sống đua đòi của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay. Họ thích làm nổi bậc mình, thích sống khác thường theo kiểu thời thượng kì quặc, lố lăng mà không quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống hay cảm nhận của người khác. Từ đó, làm nảy sinh những lối ăn mặc phản cảm, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Trào lưu chạy theo “mốt” từ đó cũng ra đời và phát triển dần, đặc biệt người cập nhật xu hướng luôn là các bạn trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những bộ cánh đẹp mắt thì vẫn có những trang phục gây khó chịu với người đi đường. Lối ăn mặc “độc”, “lạ” và “dị” không giống ai của giới trẻ là một trong những vấn đề đáng quan ngại.
Tuổi trẻ luôn tò mò, hào hứng với những cái mới mẻ, cái khác lạ. Điều đó dẫn đến tình trạng lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi ứng xử của con người. Những chiếc áo, chiếc quần màu mè, sặc sỡ đi kèm với những phụ kiện kì dị càng gây nên sự mất thiện cảm với người khác. Các bạn trẻ cho rằng đấy là “độc lạ”, là “cá tính”. Những bộ trang phục độc đáo theo phong cách “không giống ai” mà các bạn trẻ mặc trên người chỉ gây sự chú ý khi ra đường theo hướng tiêu cực.
Không chỉ dừng lại ở đó, một bộ phận nghệ sĩ, ca sĩ trẻ là những người thường xuyên xuất hiện trước công chúng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ trẻ ngày nay nhưng lại cổ vũ cho phong trào ăn mặc hở hang, phản cảm ấy. Họ thường xuất hiện trước công cúng với những kiểu trang phục gây “sock”, mới và lạ nhằm thu hút sự chú ý của khán giả. Những kiểu ăn mặc phản cảm ấy lại trở được ca ngợi, đề cao và trở thành “mốt” thời thượng được các bạn trẻ hâm mộ, bắt chước và sao chép một cách khập khiễng. Đây cũng là một trong những lý do gây nên những tiêu cực trong vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay
Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay chưa được nhiều gia đình quan tâm và có cách giáo dục đúng đắn con em của mình. Xã hội còn thờ ơ, thiếu quan tâm hay điều chỉnh xu hướng sở thích của giới trẻ. Sự khác biệt luôn được đề cao nhưng khác biệt mà vi phạm các giá trị thẩm mĩ truyền thống và đạo đức con người thì cần phải loại bỏ, cần phải đả kích và loại trừ ra khỏi cuộc sống.
Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội. Chỉ cần nhìn nhận ở góc độ thời trang hiện nay ta cũng phần nào hiểu xã hội đó đang phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam. Nâng cao năng lực thẩm mĩ, xu hướng thời trang tiến bộ là việc cần làm của giới trẻ hiện nay.
Nhà trường, gia đình và xã hội quan tâm hơn nữa việc giáo dục, điều chỉnh Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay. Xác định những kiểu trang phục truyền thống còn phù hợp và phát huy nó trong thời đại mới, đồng thời định hướng cho giới trẻ tiếp cân nhiều hơn với các phong cách trang phục phù hợp của các dân tộc trên thế giới để giới trẻ có lựa chọn đúng đắn cho bản thân. Đề cao các giá trị văn hóa truyền thống, chuẩn mực, đề cao đạo đức, tạo bản lĩnh hội nhập cho giới trẻ trong thời đại hiện nay.
Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay trong đó có cả thế hệ nghệ sỹ, ca sỹ khiến Bộ văn hóa phải ban hành không ít văn bản xử phạt, nghiêm cấm các kiểu trang phục phản cảm trong các cuộc trình diễn nghệ thuật. Nghiêm cấm việc dùng trang phục hở hang nhằm lôi kéo đám đông của các ca sĩ, nghệ sĩ.
Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay là một trong những tồn tại khiến cho nhiều người phải đau đầu, nhức óc. Việc lựa chọn ăn mặc như thế nào là quyền của mỗi cá nhân, song qua trang phục làm con người đẹp hơn là một điều cần phải quan tâm hơn nữa. Trang phục phù hợp, đứng đắn sẽ giúp các bạn trẻ dễ thành công hơn trong cuộc sống.
Nguồn: https://doctailieu.com/nghi-luan-trang-phuc-cua-gioi-tre-hien-nay
Chúc bạn học tốt !!!
Thanks:) mai cô kiểm tra nhưng chưa viết đc 1 nửa mặt giấy:))
Nước ta có truyền thống "Tôn sư trọng đạo", coi trọng giáo dục, quý trọng người làm thầy. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân của hiện tượng "thừa thầy thiếu thợ" hiện nay. Người ta thích làm "thầy" và cũng thích con mình làm "thầy" hơn là làm thợ.
- Thầy ở đây nghĩa là gì? Là người có kiến thức, có kinh nghiệm, làm công tác truyền dạy kiến thức chuyên môn cho lớp người sau. HIểu theo nghĩa hẹp, chỉ người giáo viên, giảng viên đứng trên bục giảng dạy các em học sinh, sinh viên. Rộng hơn là người tri thức, làm việc trí óc, văn phòng...
Thợ: người lao động chân tay.
- Vì sao có vấn nạn "thừa thầy"?
+ Do truyền thống, suy nghĩ đã đi vào nếp nghĩ của người dân ta: làm thầy hơn làm thợ. Làm thầy sẽ được tôn trọng hơn, cao quý hơn.
+ Suy nghĩ : làm thầy nhẹ nhàng hơn làm thợ. Dù công việc kiếm ra ít tiền thu nhập hơn nhưng nhàn hơn.
+ Thích sự ổn định (vì làm thầy được biên chế, nhà nước trả lương lúc về hưu)
+ Làm thợ, làm công nhân ở nước ta vẫn chưa có chế độ phúc lợi xã hội hợp lý. Tiền lương và chế độ phúc lợi cơ bản của người công nhân còn thấp. Khi không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, người công nhân có thu nhập ít hơn hẳn so với ngành nghề khác thì mấy ai muốn làm. Người ta vẫn coi "dốt mới làm thợ", mà chưa hiểu được làm thợ bây giờ cũng cần có kiến thức, tay nghề cao. Do vậy càng khiến cho người ta thích được làm thầy hơn.
+ Các trường đại học mọc lên như nấm, quá nhiều trường đại học nhưng chất lượng chưa được kiểm nghiệm hết. Học sinh vào được đại học dễ dàng hơn cả vào cấp 3. Cao đẳng cũng rất dễ để liên thông lên đại học. Định hướng cho phù hợp với năng lực của các em còn chưa rõ ràng. Chính ngay các trường phổ thông còn trọng thành tích, tính thành tích dựa trên số học sinh đỗ đại học. Người ta còn quá coi trọng tấm bằng mà nhiều khi không cần biết chất lượng và trình độ người giữ tấm bằng ấy như thế nào. Chưa đào tạo gắn với nhu cầu thực tế của xã hội.
...
- Hiện trạng thiếu thợ ở nước ta:
+ SInh viên ra trường thất nghiệp, làm không đúng chuyên ngành mình đã được học ở đại học, cao đẳng. Sinh viên đại học ra trường về bán rau không phải là quá hiếm thấy. Thầy thừa, thiếu việc nhưng lại không chịu chuyển hướng sang lĩnh vực còn thiếu nhân lực.
+ Đất nước thiếu công nhân lành nghề, thiếu lực lượng công nhân kỹ thuật cao. Tỉ lệ người lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn còn nhiều.
+ Các cơ sở đào tạo nghề một cách bài bản, có chất lượng còn thiếu.
+ Hiện nay nước ta đang có những giải pháp khắc phục hiện trạng này nhưng chưa có hiệu quả nhiều.
- Có đúng là "thừa thầy thiếu thợ"? Theo tôi, đất nước ta phải đang ở tình trạng thiếu thầy, thiếu cả thợ . Vì sao? Người làm thầy có năng lực giỏi chưa cao. Số người có trình độ đại học trên bình quân dân số cũng chưa nhiều. Công nhân có tay nghề trong các công xưởng nhà máy có thể nói là khan hiếm. Đa phần số lượng công nhân hiện thời không qua trường lớp đào tạo mà chủ yếu dạy việc cho nhau.
- Tác hại:
Tiến độ CNH - HĐH đất nước ở nước ta sẽ chậm lại, tăng trưởng kinh tế ở nước ta sơ với thế giời không cao.
Nguồn nhân lực nước ta dồi dào nhưng không thể tận dụng. Giá trị sử dụng nguồn nhân lực còn thấp. Nhân lực sẵn có thì nhiều nhưng vẫn phải nhập khẩu nhân lực trình độ cao từ nước ngoài -> Lãng phí.
- Giải pháp:
+ Phải khắc phục việc đào tạo không phù hợp với nhu cầu xã hội, cơ cấu không hợp lý dẫn đến “thừa thầy, thiếu thợ”...
+ mở rộng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Hoàn thiện mạng lưới giáo dục, đào tạo, dạy nghề trên toàn quốc, chú trọng đầu tư phát triển vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng quy mô giáo dục trung học phổ thông và phát triển mạnh mẽ dạy nghề, nhất là các tỉnh đồng bằng và miền núi. Tăng nhanh tốc độ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao, đội ngũ những nhà quản lý, các chủ DN... Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ, đa cấp, năng động giữa các cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế, phân bố rộng khắp trên cả nước.
+ xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ giảng viên cả về số lượng và chất lượng, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục.
+ Giới thiệu việc làm ngay khi ra trường , liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các công ty, doanh nghiệp.
...
KL: Tất cả mọi nghề đều cao quý. Chỉ có con người mới tạo nên sự cao quý cho nghề nghiệp. Chúng ta nên nhìn nhận lại quan niệm về thầy - thợ đã tồn tại bấy lâu trong suy nghĩ của nhân dân ta. Là thanh niên , chúng ta càng cần có suy nghĩ tiên tiến hơn, và dám dấn thân, làm việc có ích cho đất nước.