Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mở bài: Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
- Thân bài:
+ Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
+ Tả các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: ??.
. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc ??. Bài thơ bộc lộ cảm xúc... ( anh tự cảm thụ NGẮN về nó)
- Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp ?, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Ngày ấy, tôi được sinh ra và lớn lên trong tình thương ấm áp, êm đềm của bà ngoại tôi mà thiếu mất đi tình thương của bố mẹ, bà tôi tuy đã già, sức yếu nhưng vẫn luôn cố gắng làm việc nhỏ nhặt để nuôi tôi ăn học. Mỗi lần nhìn thấy các bạn được bố mẹ đưa đón và dẫn vào lớp mà tôi thấy thèm, mong sao mình có mẹ dắt vào lớp. Nhưng đó chỉ là mộng tưởng là khát vọng mà thôi, còn hiện tại tôi đang sống với bà, một mình đi học tự vào lớp, lắm lúc tôi tự nhủ rằng” bà là cha là mẹ của tôi”. Tôi nghe lời bà nói, bố tôi vì một tai nạn giao thông nên đã qua đời, còn mẹ tôi là cùng quẫn quá và không còn ý chí khi phải chịu một nỗi đau quá lớn nên mẹ đã bỏ nhà bỏ quê hương đi làm xa. Nhưng nghe đâu mẹ tôi đã đi lấy chồng khác. Tuy vậy, tôi vẫn tin tưởng vào bà tôi, vào mẹ tôi, và cuối cùng cái khát khao được gặp mẹ ấy cũng đến với tôi, trên đường đi học tôi nhìn thấy một người phụ nữ đã đứng tuổi nham nháp giống nức ảnh của mẹ tôi, nhưng người ấy không gầy guộc, da đen giống mẹ mà là người đàn bà mộc mạc, nước da trắng hồng làm nổi bật khuôn mặt hiền lành, dịu dàng, chỉ có mái tóc, đôi mắt đen láy cùng với đôi môi đỏ hồng là giống. Tim tôi đập thình thịch thật nhanh như đang chờ đợi điều gì đó, nhưng rồi người ấy cũng chẳng để mắt tới tôi, đi lướt qua một cách nhẹ nhàng, tôi vô cùng đau đớn, thất vọng, khóc nức nở. Bất chợt, tôi bỗng quay lưng lại gọi bối rối” mẹ ơi! mẹ ơi!”. Con của mẹ đây mà, con Hồng đây mà, rồi tôi chạy theo người phụ nữ ấy. Nếu đó không phải mẹ của tôi thì chắc sẽ là chuyện cười của mọi người xung quanh cũng như bọn lũ bạn của tôi. Có lẽ tôi sẽ gục ngã, khụy gối xuống mà lòng thắt lại, đau đớn vô cùng, nhưng rồi người đó bỗng dừng lại và quay lại, tôi chạy nhào tới mà ôm vào người ấy. Chao ôi! cái cảm giác ấm áp này tôi chưa hề có bỗng mơn man khắp da thịt tôi. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy, rồi mẹ xoa đầu tôi, hỏi tôi có phải là con của mẹ không? Tôi rơm rớm nước mắt mà kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi khi gặp lại nhau, mẹ tôi dắt tôi đi học, bao con mắt kinh ngạc của bọn bạn tôi ì có mẹ dắt tới trường, rồi năm tháng trôi qua, tôi được sống trong vòng tay ấm áp, đầy tình yêu thương bao la của mẹ, những kỉ niệm ấy luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi mong sao,. những đứa trẻ bất hạnh không được sống trong tình yêu thương của mẹ thì sẽ sớm gặp lại mẹ, sớm được sống trong tình yêu thương của mẹ để cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt giống như tôi- kỉ niệm của tôi.
HT ~
I. MỞ BÀI
Giới thiệu: Trên đất nước Việt Nam thân yêu có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng có lẽ tiêu biểu nhất chính là Vịnh Hạ Long.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”. Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bán đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
- Theo tài liệu của người Pháp:
+ Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902).
+ Có lẽ người Châu Ảu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á. loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước châu Á nói chung và đó là lý do khiến vùng biển đảo Ọuảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long tên đó tồn tại đến ngày nay.
- Theo truyền thuyết dân gian Vìêt Nam:
+ Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam: trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho ràng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phun nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sừng làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
2. Kết cấu
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời báo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
- Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô
- Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.
- Có rất nhiều đảo và cồn đá.
- Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.
- Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.
- Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.
- Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.
- Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.
- Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.
- Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
3. Ý nghĩa
- Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.
- Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.
III. KẾT BÀI
- Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới.
- Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.
A - Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ( bạn có thể giới thiệu qua về Phú Quốc rồi dẫn vào danh làm bạn muốn thuyết minh)
B - Thân bài:
1 - Giới thiệu về vị trí địa lí.
Bãi Dài là viên ngọc quý của Phú Quốc, dài 15km chạy dọc bờ biển Tây Bắc của đảo từ Gành Dầu đến Cửa Cạn. Từ Bãi Dài có thể nhìn ra 2 hòn đảo nhỏ xinh đẹp là Hòn Dăm và Đồi Mồi. Nhờ được vịnh bao bọc, Bãi Dài được hưởng những con sóng dịu êm, nhẹ nhàng. Bãi đón gió Tây Nam, có nhiều sóng gió vào mùa hè từ tháng 5-10.
2 - Thuyết minh về từng bộ phận của thắng cảnh
Hiện nay chưa có công trình phục vụ khách du lịch nào đáng kể ở Bãi Dài. Nhờ đó, du khách được tận hưởng những cảnh đẹp nguyên sơ, tươi mát đầy cuốn hút.
- Bãi biển: Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, so với Bãi Khem cong cong cánh cung thì Bãi Dài có phần thẳng hơn một chút. Dọc theo bãi biển dài với cát biển cát trắng là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp. Bên cạnh đó, bãi biển còn đậm chất hoang sơ này có cả rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.
- Biển: Biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, lại có sóng biển nhẹ nhàng. Nước biển trong xanh như ngọc bích ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh thoát trinh nguyên.
- Các đảo nhỏ xung quanh: Cách bờ khoảng 800m có một đảo nhỏ, hòn Đổi Mồi với bãi cát dài trinh nguyên 50m, rất lý tưởng cho khách lặn xem san hô, câu cá.
3. Vị trí của thắng cảnh đối với Việt Nam và trên thế giới:
- Được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng hayBãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.
- Bãi Dài được coi là hòn ngọc quý góp phần làm nên danh tiếng của Phú Quốc, là thiên đường bình yên của nắng vàng cát trắng trong lòng du khách.
C - Kết bài: Khái quát tầm quan trọng của danh lam, đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai.
Trước cách mạng tháng tám, Tế Hanh là một nhà thơ của phong trào "Thơ mới", nhưng khác với giọng điệu sầu não, bi ai, thơ Tế Hanh là một hồn thơ chân thật, trẻ trung khỏe khoắn, "Quê hương" là một đề tài im đậm chất thơ của ông. Bài "Quê hương" là một sáng tác tiêu biểu của Tế Hanh.
Bài thơ nói lên tình cảm yêu quê hương của tác giả, ột làng chài ven biển Quảng Ngãi, tình cảm ấy của tác giả như được nhân lên gấp nhiều lần khi ông phải xa quê hương, xa những con người "Dân chài lưới, làn ra ngăm rám năng".
Trong bài thơ "Quê hương" nổi tiếng của Tế Hanh viết về cuộc sống làng quê ông, một làng chài lưới ở con sông Trà Bồng "Nước bao vây cách biển nửa ngày sông".
Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Mở đầu là hai câu thơ giới thiệu về làng quê vô cùng giản dị của ông luôn nhớ tới vị trí nơi chôn rau cắt rốn, luôn có một tấm lòng hướng về quê hương.
Rồi ở những câu thơ tiếp theo, ông nói đến hình ảnh của những người dân chài lưới ra khơi trong một ngày "Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng" rất thuận lợi cho việc đánh bắt cá. Ông đã hồi tưởng lại tất cả những gì đẹp nhất về làng biển. Đặc biệt, nổi bật lên là biểu tượng chiếc thuyền - linh hồn của làng chài khi ra biển. Nó " hăng như con tuấn mã", "mạnh mẽ vượt trường giang". Ngoài ra cảnh sinh hoạt đông vui tấp nập sau mỗi lần đoàn thuyền đánh cá trở về cũng được tác giả in sâu vào tâm trí, vô cùng đẹp. Nhưng cái mà tác giả nhớ nhất là "cái mùi nồng mặn" và "làn da ngăm rám nắng" là những đặc điểm đặc trưng chỉ có ở vùng biển. Đó chính là nét đặc trưng của dân chài lưới. Cái vị muối mặn mòi " nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thóang con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Đến đoạn cuối của bài thơ tác giả đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình qua từ "nhớ". Phải chăng nó đã được tác giả dồn nén đến vỡ òa ở những câu cuối. Tuy xa cách nhưng tác giả luôn nhớ đến quê hương, tác giả nhớ mọi thứ của quê hương, từ "màu nước", "con cá" cho đến "chiếc buồm vôi".
DÀN BÀI NÈ:
1. Mở bài
- Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh với bài Nhớ con sông quê hương (sáng tác năm 1956 đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc).
- Bài thơ là dòng hồi tưởng về niềm thương nhớ tha thiết của tác giả với con sồng quê hương và qua đó nhà thơ nhớ tới miền Nam.
2. Thân bài
1. Hình ảnh con sông quê hương trong bài thơ
- Dòng thơ hiện ra thật đẹp, mát lành trong trẻo.
- Con sông đã gắn bó thân thiết với tác giả ở tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng (tiếng chim kêu, cá nhảy, tụm năm tụm bảy, bơi lội trên sông...)
2. Sự gắn bó tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương
- "Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi”: tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.
Phép đối và nhân hoá tạo sự cân xứng hài hoà giữa dòng sông và con người. Ồng thời làm cho con sông trở nên gần gũi như một con người với những cử chi triều mến “mở nước ôm tôi”.
- Các định ngữ “quê hương", tuổi trẻ, miền Nam được gắn với dòng sông đã làm cho con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, con sông của tuổi thơ tác giả, con sông quê hương, con sông của miền Nam đất nước. Niềm thương nhớ của tác giả về miền Nam
- Xa quê đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diếc và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả “Sờ lên ngực.... hai tiếng miền Nam”.
- Nhớ quê hương, Lác giả nhớ từ những cái quen thuộc hình thường: ánh nắng, sắc trời, những người không quen biết... của quê hương. Đó là nỗi nhớ khôn nguôi, quên sao được.
- Trung tâm nỗi nhớ ấy vẫn là hình ảnh đòng sông quê hương. Dòng sông ấy luôn hiện ra tuôn chảy dào dạt như tưới mát lòng mình (Hình ảnh của sông quê mát rượi. Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới).
- Tin tưởng vào thống nhất Tổ quốc để được trỏ lại con sông xưa (điệp ngữ “tôi sẽ”...)
3. Kết bài
- Đây là tình cảm thiết tha gắn bó của tác giả với con sông quê hương, một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
- Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.
- Liên hệ bản thân: Nếu quê hương cũng có dòng sông thì chăc chắn em cũng có thể nói lên những kỉ niệm dạt dào.
BÀI LÀM NÈ
Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương.
Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây, một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.
Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xóm Tế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.
Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.
Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.
Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.
Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê, ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò, từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.
Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước , óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê:
Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm hôm chài lưới ven sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bến sông
(Nhớ con sông quê hương – 1956)
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
[Hơi dài. bạn có thể lược bỏ di 1 số ý]
Chúc bạn học tốt nha ! @#@
*Mở bài
Ai cũng được sinh ra và lớn lên đều trải qua những khoảng thời gian ko tốt đánh dấu sự phát triển về cả thể chất lẫn tâm hồn
- Khoảng thời gian tôi nhận thấy mình đã khôn lớn, là khi tôi lên lớp 6.
B. Thân bài:
* Đặc điểm đặc biệt về thể chất
- Tôi nhớ khi còn đang học lớp 2, tôi rất lùn mỗi lần lấy đò trên tù thì phải lấy ghế đôi khi còn biểu bố ẩm lên
- vào năm lớp 6, tôi cao hơn rất nhiều cao khoảng 1m45cm, tôi thấy mình khỏe hơn lúc trước nhiều
* Đặc điểm đặc biệt về tâm lý
- Tôi bắt đầu có nhiều suy nghĩ hơn về những thứ xung quanh dù đôi khi chỉ là những suy nghĩ vẩn vơ.
- Tôi đã bắt đầu biết đặt ra cho mình những quy định riêng và tự nhủ phải thực hiện nghiêm chỉnh và thực sự khôn lớn. Trưởng thành chính là khi con người biết đưa mình vào khuôn khổ, và tôi đã dần làm được điều đó.
- Tôi bắt đầu có những ước mơ. Khi xem chương trình “8 lạng nủa cân”, tôi rất hay nói ý ngĩa về già đình người trưởng thành. Từ đó, dù không nói với ai nhưng tôi luôn nuôi hoài bão được trở thành một luật sư tài giỏi.
* Kỉ niệm tôi đã khôn lớn
- Đó là ngày khai trường vào lớp 6, ngày đầu tiên bước chân vào cấp trung học cơ sở, tôi đã tin hơn rất nhiều trò chuyện với bạ bè
- Nhớ ngày khai giảng vào lớp 1, tôi đã rụt rè, e sợ biết bao nhiêu, chỉ biết bấu lấy mẹ không rời.
- Hôm đó, tôi đã tự chuẩn bị mọi thứ, từ ăn sáng, mặc quần áo chỉnh tề, đeo khăn đỏ, cột tóc gọn gàng. Trường cách nhà tôi khoảng hơn 1km nên tôi chọn đi xe đạp – chiếc xe nhỏ bố tôi mua tặng dịp sinh nhật lần thứ 4.
- Đóng cửa cẩn thận, tôi hít một hơi thật sâu sau đó đạp xe đến trường.
- Cảm xúc của tôi lúc đó vô cùng hào hứng, hồi hộp, đã không còn sợ như hồi còn lớp 1, mà thay vào đó, tôi càng háo hức mong chờ giây phút khai giảng, được đứng dưới lá cờ tổ quốc hát vang bài Quốc ca, Đội ca.
- Buổi chiều hôm đó, mẹ tôi về, tôi háo hức kể cho mẹ nghe về buổi sáng khai giảng, về tất cả những gì tôi đã suy nghĩ, cảm nhận được. Mẹ tôi âu yếm ôm tôi vào lòng và nói: “Mẹ xin lỗi vì không thể đi cùng con trong ngày tự trường quan trọng ấy. Nhưng con gái của mẹ thật sự đã khôn lớn rồi!”
- Câu nói của mẹ làm tôi vô cùng vui sướng, hãnh diện, và tự hào về chính bản thân mình. Cảm giác khôn lớn thật tuyệt.
C. Kết bài: - Tôi tự nhủ rằng mình sẽ phải trưởng thành hơn nữa, học tập thật tốt để báo đáp công ơn của cha mẹ.
TỚ KO CHÉP MẠNG NHA!
I Mở bài:
Cánh đồng lúa ấy ở đâu? Em thấy nó vào dịp nào?
II Thân bài:
Tả bao quát:
Cánh đồng ấy vào thời gian nào ( sáng, trưa,........)
Nó rộng hay hẹp, xung quanh nó có những gì?
Màu sắc ( xanh tốt,........)
Tả chi tiết:
Cảnh vật , không khí của buổi ấy.
Con người làm việc ra sao? Những đứa trẻ thì như thế nào? ( thả diều,........)
Mọi thứ xung quanh ra sao?
III Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về cảnh tả.Ấn tượng của mình về cảnh đó.
Đây là ý kiến riêng của mình nhé! Bạn cứ tham khảo nếu có chỗ nào sai sót mong bạn bỏ qua cho!! Chúc bạn học tốt!
ko có gì