K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2018

* Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành

- Thiếu niên

Nguyễn Kim Thành sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đến năm 9 tuổi, ông cùng cha trở về sống tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông - nhà báo Hải Triều - là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.

Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Maxim Gorky,... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.

- Hoạt động trong đảng Cộng sản

Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. Tháng 3-1942, ông vượt ngục Đắc Lay (nay thuộc Kon Tum) rồi tìm ra Thanh Hóa, bắt liên lạc với Đảng (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế.

Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:

  • 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
  • 1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ;
  • 1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền;
  • 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
  • Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
  • Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
  • Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
  • Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
  • 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.

Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).

Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.

Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn - Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án Văn nghệ - Chính trị này. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín chính trị vì phải chịu trách nhiệm trong những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm các chức vụ quản lý, chỉ còn giữ một chức danh nghiên cứu mang tính học thuật.

Ông mất lúc 9 giờ 15 phút 7 giây, ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

6 tháng 1 2018

* Xuân Diệu

- Tiểu sử, sự nghiệp

Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.

Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938–1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày NayTiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.[1]

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình".

Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).

Hai tập Thơ thơGửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000)

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Việt Nam Dân chủ Đảng, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một "dòng thơ công dân". Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).

Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.[cần dẫn nguồn]

Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).

Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội, và cũng được đặt cho một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và một trường THCS tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có con đường mang tên Xuân Diệu ở phường Nam Lý. Nhà tưởng niệm và nhà thờ ông ở làng Trảo Nha, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Bên cạnh đường lên Ngã Ba Đồng Lộc).

1 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.

Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.

Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.

Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.

26 tháng 2 2023

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc" dựa theo đề.

Mẫu:

Khi bàn về văn chương nghệ thuật, nhà văn Lâm Ngữ Đường từ chiêm nghiệm :" Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ." Thật vậy! Văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Trong hoàn trình khám phá ấy, nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố đã hòa mình vào cuộc sống nhân dân để đồng cảm, sẻ chia và "cho máu".

Thân đoạn:

- Nêu nội dung chính của hai văn bản:

+ "Tức nước vỡ bờ" lên án chính sách và bộ mặt bọn thực dân phong kiến tàn bạo, đồng thời thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

+ "Lão Hạc" nói về số phận nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.

- Làm rõ cuộc đời của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ nghèo khổ khốn khó, sống trong cảnh bị đàn áp và xã hội không có sự công bằng.

+ người phụ nữ nông dân quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn vì bị bọn cường hào vơ vét hết.

- Làm rõ tính cách của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ là một người phụ nữ thương chồng thương con qua chi tiết chị đứt ruột bán cái Tí để lo nộp thuế cho người em chồng đã mất trước đây 3 năm.

+ là một người phụ nữ vô cùng lễ phép, đầy đủ đức hạnh qua chi tiết Chị nói chuyện với bà lão hàng xóm.

+ là người không chịu khuất phục trước sự đàn áp, có sức mạnh tiềm tàng đứng lên đấu tranh thể hiện chân lý "Có áp bức ắt có đấu tranh".

- Làm rõ cuộc đời của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.

+ túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.

- Làm rõ tính cách của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.

+ là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng.

- Đánh giá:

+ Từ hai nhân vât trên, ta thấy được cuộc đời của nông dân trong xã hội cũ vô cùng túng quẫn, nghèo khó, khốn khổ rất đáng thương dù phẩm chất của mình rất tốt đẹp.

+ Giá trị nội dung: bêu rõ cái lũng đoạn đáng xấu hổ của tầng lớp quan chức giàu có bấy giờ.

+ Giá trị nghệ thuật:

-> Lối kể tự nhiên, lời văn bình dị.

-> Nhiều mấu chốt sự việc gây sự xúc động cho người đọc.

- Liên hệ bài Chí Phèo:

+ Nội dung: nói về nỗi ám ảnh làng Vũ Đại, cái cuộc sống khốn khổ của những người nông dân tri thức nghèo.

+ Phân tích nhân vật Chí Phèo.

-> Cuộc đời Chí Phèo (Bạn coi trên mạng cho rõ hơn)

Kết đoạn:

- Tổng kết lại:

Mẫu: Dưới ngòi bút của các tác giả, phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao. Ngoài ra các tác phẩm còn có tính chiến đấu thắng đậm cảm hứng nhân đạo, nhân văn. Từ đó, ta có thể hiểu rõ ý kiến của LNĐ một cách rõ ràng qua hai văn bản đã phân tích.

10 tháng 11 2017

Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.

Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).

Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".



 

10 tháng 11 2017

 Ngô Tất Tố, người huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội – VPT), đã từng dùng những bút danh Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Căn, v.v… sinh ra trong một gia đình nho học thanh bần. 
Năm 1914 ông bắt đầu hoạt động sáng tác, dịch sách, viết bài cho báo chí, đã công bố nhiều tác phẩm văn chương có tính tư tưởng khá mạnh trên rất nhiều báo tạp chí tiến bộ, vì thế bị mật thám của chính quyền thống trị thực dân Pháp bí mật giám thị, theo dõi. 
Năm 1946, nhà văn Ngô Tất Tố tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng, tiến hành sáng tác văn học với nhiều loại đề tài. 
Tác phẩm chủ yếu có: Tiểu thuyết “Tắt đèn”, “Lểu chõng”; Phóng sự “Việc làng"; Tác phẩm nghiên cứu “Văn học Việt Nam”, “Lão Tử”, “Mặc Tử”; Tác phẩm dịch “Thơ Đường”, v.v… 
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, có sở trường về sáng tác đề tài nông thôn. Tác phẩm của ông đã bóc trần không thương tiếc bộ mặt xấu xa, hung bạo tàn ác của bọn địa chủ cường hào phong kiến, đồng tình vô hạn đối với nông dân nghèo khổ. Tác giả khéo léo vận dụng ngôn ngữ đại chúng hoá, bình dân dễ hiểu.

Nam cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, nam cao vào sài gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kì này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa để mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, nam cao lại trở về quê, và thất nghiệp. Sau ông lên hà nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân nhật vào đông dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính nhật. Nhà văn lại thất nghiệp, sống lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, nam cao tham gia hội văn hóa cứu quốc do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở hội văn hóa cứu quốc tại hà nội. Ông đã đi cùng đoàn quân nam tiến vào vùng nam trung bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12 - 1946), nam cao về làm công tác tuyên truyền ỏ' tỉnh hà nam; từ 1947, ông công tác ở ngành tuyên truyền, văn nghệ việt bắc, chủ yếu viết báo cáo cứu quốc, văn nghệ. Năm 1950, nam cao đã tham gia chiến dịch biên giới. Truyện ngắn đôi mắt (1948), nhật kí ở rừng (1948), tập kí sự chuyện biên giới (1950) của nam cao đều là những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc liên khu iii, nam cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần hoàng đan (thuộc tỉnh ninh bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kì "chín" về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.

Trước cách mạng, nam cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ tản đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song nam cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ ruột thịt ở quê hương là nét nổi bật ở nam cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".

Bình sinh, nam cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chỉ trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức "trung thực vô ngần" (lời tô hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (nhật kí nam cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có thể nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của nam cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.

Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lí tưởng nhân đạo, lí tưởng cách mạng và sự hi sinh anh dũng của nam cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.

30 tháng 6 2017

Chọn đoạn trích “ Lão cố làm ra vẻ… nỡ tâm lừa nó”

- Yếu tố miêu tả:

   + Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước

   + Mặt lão đột nhiên co rúm lại

   + Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra

   + Cái đầu nghẹo về một bên, miệng móm mém của lão mếu như con nít

- Yếu tố biểu cảm:

   + Tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa

   + Tôi bằng này tuổi đầu rồi còn nỡ đánh lừa một con chó

   + Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.

-> Nếu chỉ có mình yếu tố tự sự thì đoạn văn sẽ khô khan, người đọc không cảm nhận được sự xót xa, ân hận, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm góp phần khiến đoạn văn trở nên sinh động và giàu cảm xúc hơn.