Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Thuyết minh.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. :
Nỗi nhung nhớ , yêu thương thầm lặng của người con đối với người mẹ . Cùng với cảm xúc , sự biết ơn giữa con cái với người mẹ , người sinh ra , nuôi nấng và chăm sóc mình .
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ...: Nhân hoá : Thời gian chạy qua tóc mẹ, tương phản :
Lưng mẹ cứ còng dần xuống ,Cho con ngày một thêm cao.
- Hiệu quả : Dùng các biện pháp tu từ nhằm nói lên những sự vất vả , mệt nhọc , sự hy sinh lớn lao của người mẹ rành cho đứa con và qua đó cũng nhấn mạnh sự biết ơn , yêu thương của đứa con dành cho người mẹ thương yêu
Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng)
Cái này thì bạn tự viết . Gợi ý , có thể bạn sẽ có ấn tượng về : lòng biết ơn của đứa con hoặc lời ru của ng mẹ ,....
*Mình chỉ có thể giúp bạn phần I thôi , phần II là TLV bạn phải tự viết theo cảm nhận , lời văn của mình !
Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:
Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.
Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Chuyện xảy ra vào một mùa hè cách đây khoảng hai năm. Khi đó mẹ tôi là bác sĩ quân y, suốt ngày bận rộn việc cơ quan và gia đình. Hôm đó, nhìn thấy mẹ đi làm về, tôi chạy ra chào mẹ rồi chạy vội vào góc học tập đê đọc nốt quyên truyện tranh Co-nan. Một lát sau, tôi nghe tiếng mẹ gọi dưới nhà:
– Trang ơi, xuống quét nhà hộ mẹ đi con.
– Con đang bận mẹ ơi. – Tôi nói, mắt vẫn không rời quyển truyện.
Mẹ đột ngột bước vào phòng tôi, khuôn mặt đầy vẻ mệt mỏi:
– Sao con không quét nhà hộ mẹ mà vẫn ngồi đây đọc truyện?
Tôi phụng phịu cất quyển truyện vào ngăn bàn, lê bước xuống nhà, cầm lấy cây chổi vung tứ tung cho xong. Đồ bị rơi xuống đất tôi cũng chẳng thèm nhặt lên. Mặt tôi cau có, giận dữ. Căn phòng khách gọn ghẽ, đẹp đẽ của mẹ dưới bàn tay tôi đã bừa bộn như một bãi chiến trường. Mẹ nhẹ nhàng bảo:
– Con nhẹ tay thôi không hư hết đồ đạc bây giờ.
Sự bực bội trong tôi chợt bùng lên. Tôi ném cái chổi xuống đất, hét vào mặt mẹ:
– Thế con phải làm thế nào. Nếu mẹ không vừa ý thì mẹ tự đi mà dọn lấy.
Mẹ sững sờ nhìn tôi, vì đây là lần đầu tiên tôi cãi mẹ, sau mẹ buồn rầu nói:
– Nếu con không muốn làm thì thôi, từ giờ mẹ sẽ không nhờ con nữa.
Mặc dù biết là mình có lỗi nhưng tôi vẫn chạy lên phòng, khoá cửa lại, ngồi vào bàn. Tôi lấy sách vở ra nhưng không làm nổi một bài nào. Hình ảnh mẹ với đôi mắt ngấn nước luôn hiện ra. Tôi đã hỗn láo với mẹ.
Trong bữa cơm buổi tối, bố hỏi vì sao tôi đã hỗn láo với mẹ, tôi không trả lời được. Sự hối hận làm tôi bật khóc. Lỗi của tôi đối với mẹ là không thể chấp nhận được. Tôi muốn xin lỗi mẹ nhưng không dám.
Đêm hôm ấy, mẹ tôi phải đi cấp cứu. Bác sĩ nói mẹ bị cảm nặng và kiệt súc. Nhìn mẹ xanh xao nằm trên giường bệnh, tôi hối hận vô cùng. Phải chăng lúc đó tôi cố giúp mẹ việc nhà thì mẹ đâu đến nỗi? Tôi nắm lấy bàn tay xương xương, gầy gầy của mẹ, nghẹn ngào nói trong nước mắt: "Mẹ ơi, con có lỗi với mẹ, mẹ hãy tha thứ cho con nhé!".
Đã hai năm trôi qua nhưng tôi không quên được ngày hôm ấy. Giờ tôi đã là nữ sinh lớp sáu, đã trưởng thành hơn và biết giúp mẹ nhiều việc nhà. Tói tự nhủ với lòng mình, sẽ không bao giờ được phép lặp lại lỗi lầm như thế nữa. Bởi vì, bạn biết không, nếu như chúng ta đối xử không tốt với những người thân yêu ruột thịt của mình, chúng ta sẽ cảm thấy cắn rứt và tội lỗi.
k nha
Học tốt
a) Trợ từ:
- Trợ từ để nhấn mạnh: những, cái, thì, mà, là, …
Ví dụ:
+ Bây giờ thì tôi quay lại phía biển (Nguyễn Thị Kim Cúc)
+ Bà đồ Uẩn đặt lên chiến một mâm đầy những thịt cá.. (Dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn)
- Trợ từ biểu thị thái độ, sự đánh giá sự việc, sự vật: có, chính, ngay, đích, …
Ví dụ:
+ Đích thị hôm qua bạn đi xem
+ Chính là qua anh cán bộ huyện (…) Nam Tiến biết được tôi hiện nay ở đâu. (Bùi Hiển)
b) Thán từ:
- Thán từ dùng để bộc lộ tình cảm: ôi, ối, chà, eo ơi, hỡi, hỡi ai, trời ơi, khổ quá, chao ôi, …
Ví dụ:
+ Hỡi ơi lão Hạc (Nam Cao)
+ ối, đau quá!
+ Khốn nạn! (Ngô Tất Tố)
- Thán từ dùng để gọi đáp: hỡi, ơi, ê, vâng, …
Ví dụ:
+ Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ (Ngô Tất Tố)
+ Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo cơm một hạt, đắng cay muôn phần (Ca dao)
c)Từ ngữ địa phương và Từ ngữ toàn dân:
Giời -Trời
Răng,rứa-Thế nào, thế
Đọi -Bát
Thơm -Dứa
Hĩm-Con gái
d) Biệt ngữ xã hội:
- Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép bài làm của người khác hoặc tài liệu lén lúc mang theo khi kiểm tra), học gạo (cắm đầu học không còn chú ý đến việc khác, chỉ nhằm học thuộc được nhiều)..
- Của giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khỏe), chính (cựa), dốt (nhát), nạp (xáp đá)…
thán từ:trời ơi!con bé bị ngã cầu thang kìa
Ôi chao!cô gái kia đẹp quá
biệt ngữ:mỗi ngày đến trường em đều được bác sĩ gây mê xuyên suốt giờ học
bọn cướp nhìn thấy cớm liền bỏ chạy
địa phương:mẹ tôi mần xong cơm nước,liền gọi chúng tôi vào ăn
bà tôi nhặt rác bỏ vô bị
Chúng ta được sinh ra trong vòng tay yêu thương, che chở của gia đình, được đón nhận những tình cảm chân thành, sâu sắc từ những người thân yêu đó chính là điều hạnh phúc tuyệt vời nhất. Chúng ta được nuôi dưỡng từ chính những tình cảm thương yêu ấy, với tôi gia đình không chỉ là nơi có tình yêu thương ấm áp, chân thành, là nơi cho tôi niềm hạnh phúc to lớn mà đó còn là nơi tôi trở về, nơi an toàn tuyệt đối có thể che chở cho tôi trước những bão táp của cuộc đời. Tôi luôn tự hào về gia đình của mình, nơi đó có bố mẹ, anh chị em và hơn hết là có người bà kính yêu, người luôn quan tâm và dạy cho tôi những bài học sâu sắc và bổ ích.
Nếu hỏi tôi người mà tôi yêu thương nhất thì tôi sẽ trả lời ngay đó chính là những người thân trong gia đình của tôi, còn nói về người tôi biết ơn và kính trọng nhất thì đó chính là bà nội của tôi. Bà là người luôn ở bên chăm sóc cho tôi, cùng với bố mẹ, bà chính là người nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi nên người. Tuổi thơ của tôi là những tiếng hát du ầu ơi của mẹ, là những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn của bà.
Tôi còn nhớ rất rõ, khi còn nhỏ bố mẹ tôi đã có thời gian công tác xa nhà mà không thể chăm sóc cho tôi, đây cũng là điều làm cho bố mẹ tôi áy náy và day dứt nhất. Trong quãng thời gian đó, tôi đã ở cùng bà, bà đã chăm sóc và dạy dỗ cho tôi rất nhiều những bài học quý giá trong cuộc sống. Tôi yêu thương và kính trọng bà bằng tất cả tấm lòng chân thành, thương yêu nhất, bởi với tôi bà không chỉ là người bà mà bà còn là một người bạn thân thiết mà tôi có thể sẻ chia tất cả những buồn vui trong cuộc sống.
Mỗi khi tôi có những chuyện buồn trong cuộc sống, có thể là trong học tập cũng như trong quan hệ với bạn bè thì bà nội luôn là người ở bên lắng nghe mọi tâm sự của tôi, sau đó bà vỗ về động viên tôi bằng những suy nghĩ chân thành của bà, những lời khuyên bổ ích của bà khiến cho tôi trở nên lạc quan, vui tươi và có thêm động lực cho cuộc sống. Không biết từ bao giờ bà nội trở thành người mà tôi tin tưởng, thương yêu nhất, mỗi khi có chuyện buồn thì hình ảnh khuôn mặt phúc hậu của bà lại hiện lên trong đầu của tôi.
Bà nội là người chứng kiến từng bước trưởng thành của tôi, bà cũng là người hiểu rõ hơn ai hết tính cách và con người của tôi. Tôi còn nhớ rất rõ những lời dạy bảo của bà khi tôi còn nhỏ, khi ấy tôi là một đứa bé vô cùng nghịch ngợm, thích trêu đùa và phá phách, mọi người trong xóm đều nói tôi nghịc như quỷ sứ. Có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi đến tận ngày nay.
Đó là lần tôi cùng vài đứa bạn trong xóm cùng nhau đi ăn trộm táo của nhà hang xóm bên cạnh, chúng tôi được xem là bộ ba con nít quỷ của xóm, chúng tôi nghịch ngợm đến mức khi nói về chúng tôi thì mọi người chỉ chẹp miệng lắc đầu. Chúng tôi luôn nghĩ ra đủ trò quậy phá mọi người khiến cho mọi người phiền lòng rất nhiều. Hôm ấy, như thường lệ chúng tôi nghĩ ra trò vui mới, đó là đi ăn trộm táo của nhà ông Hiền bên cạnh. Vì ông Hiền sống có một mình nên chúng tôi càng dễ dàng hành động. Chúng tôi cũng đã tiến hành “đột kích” cây táo nhà ông rất nhiều lần.
Nhưng lần đột kích này có vẻ không mấy thành công vì ngay khi chúng tôi rón rén vào vườn thì ông Hiền bỗng dưng tự nhiên ở đâu đi ra, chúng tôi lúc ấy đã sợ hãi mà chạy đi như đàn ong vỡ tổ. Vì ông Hiền là thương binh bị tật ở chân nên ông không đuổi theo chúng tôi mà chỉ có những tiếng trách móc với theo. Chúng tôi khi chạy được ra khỏi khu vườn thì tỏ ra thích chí lắm, đứa nào đứa ấy nhảy lên vui mừng như vừa làm được một cái gì đó lớn lao lắm.
Chúng tôi vẫn tiếp tục nghịch phá hết buổi chiều ngày hôm ấy, khi trở về nhà thì bà tôi đã gọi tôi ra và nhắc nhở. Thì ra ông Hiền đã sang nhà và phản án với bà tôi về “công trạng” của chúng tôi. Lúc ấy tôi cũng hơi lo lắng vì khuôn mặt của bà tuy vẫn hiền hậu như vậy nhưng đôi mắt của bà lại đong đầy những muộn phiền, tôi chợt sợ hãi không phải vì sợ bà trách móc mà vì tôi đã làm cho bà phải buồn, phải thất vọng.
Bà đã không mắng, cũng không trách phạt tôi mà bà chỉ dịu dàng hỏi tôi những câu hỏi mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi. Bà hỏi tôi có thứ gì khiến cho tôi yêu thương và muốn bảo vệ không, tôi trả lời bà là có thì bà lại nói thêm, nếu cháu đã yêu thương thì cháu sẽ muốn bảo vệ nó, không muốn người khác làm tổn hại nó, nếu như có người làm tổn hại đến nó thì cháu sẽ rất buồn. Ông Hiền cũng vậy, ông sống một mình nên chỉ có một thú vui duy nhất là chăm sóc vườn tược.
Tuy những quả táo không đáng gì nhưng đó lại chứa đựng rất nhiều tình cảm của ông Hiền, ông chăm sóc đến ngày nó được thu hoạch, vì vậy mà ông sẽ rất buồn thì nó bị phá hoại. Nói đến đây tôi hiểu những lời bà nói và cảm thấy vô cùng hối hận, lần đầu tiên tôi ý thức được những hành động vô ý của mình. Tôi đã xin lỗi bà và hứa với bà sẽ không để việc này tái diễn và ngày hôm sau tôi đã cùng bạn bè đi xin lỗi ông Hiền.
Ông Hiền đã không hề trách phạt chúng tôi mà tỏ ra rất vui vẻ trước sự chân thành của chúng tôi, ông nói với chúng tôi bất cứ khi nào muốn ăn táo thì chỉ cần sang xin phép thì ông sẽ cho chúng tôi. Tôi thấy ông Hiền là một người rất tốt bụng và càng cảm thấy hối hận hơn vì những hành động nông nổi, bồng bột của chúng tôi trước đó.
Cũng từ đó chúng tôi trở thành bạn với ông Hiền, chúng tôi thường xuyên sang trò chuyện với ông Hiền mỗi khi rảnh rỗi, sự xuất hiện của chúng tôi cũng khiến cho cuộc sống của ông Hiền vơi bớt đi những cô đơn của tuổi già. Trước sự thay đổi của tôi bà nội cũng vui mừng lắm, tôi luôn biết ơn bà vì bà đã luôn nhắc nhở tôi những điều hay lẽ phải, giúp cho tôi trưởng thành hơn trong nhận thức và tình cảm.
Bà nội của tôi hiền hậu như bà tiên bước ra từ những câu chuyện cổ tích, tấm lòng của bà là thứ mà tôi luôn trân trọng, bởi đó đều là những tình yêu vô bờ bến bà dành cho tôi, lời của bà thấm đượm vào trong tâm hồn tôi, tạo ra cho tôi những nhận thức đúng đắn, trưởng thành hơn. Tôi chợt nhớ đến những câu thơ viết về bà như sau:
“Bà là Phật mẫu tâm như
Trong lòng con cháu suy tư tình bà
Yêu bà lắm lắm đó nha
Bà là gốc rễ cây đa cây đề”
Trong tôi, bà nội luôn là biểu tượng của tình thương yêu, của sự quan tâm chăm sóc. Tôi rất yêu thương và kính trọng tất cả những gì bà đã dành cho chúng tôi, đó là những lời dạy hay, những bài học bổ ích sẽ theo tôi đi đến hết cuộc đời này. Tôi tự hứa với mình sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để trở thành đứa cháu ngoan, trở thành niềm tự hào của bà.
#
Hãy tha thứ cho anh em yêu nhé
Ta chẳng còn sang sẽ những buồn vui
Anh không thể bên em nở nụ cười
Hay vươn vai mỗi lần em khóc tựa
Hãy tha thứ cho anh thêm lần nữa
Dẫu mai này sẽ mãi mãi cách xa
Khi nỗi nhớ đôi tim đã nhạt nhòa
Và kỉ niệm làm hồn ta héo úa
Hãy tha thứ bởi anh luôn gìn giữ
Ánh mắt buồn những khao khát tim em
Cả nụ cười với dáng đứng nghiêng nghiêng
Anh không thể lãng quên vào quá khứ
Lần cuối cùng anh xin em tha thứ
Đặt dấu chân lên một đoạn đường đời
Khiến những lúc em cảm thấy chơi vơi
Vì anh đã rẽ sang bên lối khác
Anh hi vọng anh là người đi lạc
Để em tìm được hạnh phúc bao la
Rồi mai này năm tháng có trôi qua
Anh vẫn nhớ em người anh yêu thương nhất.
Hạnh phúc vốn ở ngay trước mắt…
Nhưng người ta tự đặt nó ra xa.
Hạnh phúc vốn dĩ chẳng xa hoa…
Nhưng người ta tự biến nhó thành xa xỉ.
Hạnh phúc đơn giản khi ta nghĩ…
Chỉ cần yêu và kiên nhẫn đợi chờ..!
~hok tốt~
1. Lão Hạc - Nam Cao
2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.
Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.
3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.
4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.
Cha lại dắt con
Đi trên cát mịn ,
Ánh nắng vàng chói
Chảy đầy vai cha.
Hiện lên chiếc áo
Nâu sờn cũ kĩ,
Cha che chở con
Suốt cả cuộc đời .
Cảnh biển bao la ,
Rì rào sóng vỗ ,
Sao bằng tình cha
Tràn đầy ấm áp ?
Đời cha vất vả
Chỉ vì mình con ,
Sáng ngày quần quật
Chẳng quản ngại gì .
Con nhìn lên cha
Như ngọn đuốc rực ,
Thắp sáng cho con
Niềm tin cao cả .
p/s : Bài thơ này mink lấy cảm hứng , ý tưởng ở bài Những Cánh Buồm của Hoàng Trung Thông , mong mng cho ý kiến ~~~
#Ren