K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2022

mik cx thế 

9 tháng 1 2022

Sau khi cập nhật thì nhấn Ctrl + F5 nhé !!!

23 tháng 10 2016

chị Dậu vì thương chồng

24 tháng 8 2017

vì chị dậu yêu thương chồng mk

Ko đổi tên dc bn à:)

9 tháng 5 2019

Phương pháp học tập là cách để tiếp thu kiến thức, vận dụng vào thực tế và sáng tạo ra kiến thức mới. Có một phương pháp học tập tốt sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức tốt, vận dụng đúng đắn và sáng tạo những kiến thức có ý nghĩa thực tiễn.
Phương pháp học tập hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều khuyết điểm.
Học sinh được cung cấp sách giáo khoa, kho kiến thức căn bản mà ai cũng phải có và sẽ được thầy cô truyền tải kiến thức từ đó khi đến trường. Sau khi tiếp thu kiến thức cơ bản một thời gian, học sinh sẽ làm bài kiểm tra để tự đánh giá lại kiến thức mà mình đã được học, và cũng là bản báo cáo tình hình dạy và học cho nhà trường, từ đó sẽ phát huy hoặc cải thiện phương pháp học tập cho phù hợp.
Ngày xưa, người ta quan niệm thầy hay thì trò mới giỏi, cũng như học trò là kết quả của quá trình giảng dạy, vì vậy cái ta gọi là phương pháp học tập không khác gì phương pháp dạy. Học trò chỉ chuẩn bị một tinh thần tốt để tiếp thu những gì thầy dạy, nên thầy dạy nhiều thì biết nhiều, dạy ít thì biết ít, làm cho học trò thụ động, học một cách gượng ép, khó tiếp thu tốt, nên kết quả cũng không tốt.
Ngày nay, khi nhận ra được việc tiếp thu kiến thức không chỉ ở mỗi thầy giáo mà còn là nỗ lực của học sinh, người ta đã thay đổi phương pháp học rất nhiều. Học sinh phải đọc bài trước ở nhà để có cái nhìn tổng quát về kiến thức mới, sau đó là tự nghiên cứu theo sách để hiểu đến mức độ nào đó, và cuối cùng là hỏi thầy cô bạn bè những điều còn thắc mắc. Ta thấy rằng thầy cô giờ đây chỉ là người hướng dẫn và sửa chữa lỗi sai của học sinh, chứ không còn gò ép hiểu biết của học sinh trong tầm hiểu biết của mình như trước.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với nhiều phương tiện thông tin đại chúng như đài radio, tivi, và nhất là internet ... chính là thế mạnh của học sinh ngày nay, giúp học sinh có thể chủ động trong việc học tập. Học sinh có thể chọn cách học khái quát hoặc đào sâu kiến thức tùy thích
Cần phải chọn cho mình một phương pháp học tốt, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, khả năng của bản thân để đạt được kết quả học tập như mong muốn.

9 tháng 5 2019

I/ Mở bài:

Theo vòng quay của thời gian, chúng ta trưởng thành dần. Trình độ học vấn cũng nâng cao theo. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải học nhiều môn học hơn với một lượng kiến thức không nhỏ. Nếu chúng ta vẫn giữ cách học thuộc lòng ê a như những năm Tiểu học, chắc chắc sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của chương trình học bậc Trung học cơ sở. Do vậy, việc đổi mới phương pháp học tập và một việc làm cần thiết đối với học sinh bậc Trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh lớp 8

. II/ Thân bài:

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 – 1791, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết : “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm…”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp học tập. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh chúng ta hiện nay.

Trước đây, trong xã hội cũ, người thầy luôn đóng vai trò trung tâm của mọi hoạt động học tập trong nhà trường. Việc học của học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào người thầy giảng dạy. Cho nên, cách học tập của học sinh là cách học thụ động theo sự điều khiển định hướng dẫn dắt của thầy cô. Thầy ôn gì, trò học nấy, thầy chỉ dẫn sao trò nghe và làm theo như vậy. Cách học từ chương theo kiểu cũ thường được gọi là học gạo, học vẹt, học làu làu mà không hiểu hết những gì mình đọc. Vì thế, khi gặp một bài tập hay một tình huống thực hành hơi phức tạp, học sinh không thể chủ động giải quyết một cách rốt ráo được.

Về chương trình học tập ở bậc trung học của chúng ta hiện nay, so với chương trình Tiểu học thì số lượng môn học và số lượng kiến thức trong từng bài học cũng tăng vọt lên đáng kể. Vì vậy, chúng ta phải thay đổi cách học như thế nào cho phù hợp?

Chắc chắn, ta không thể giữ phương pháp học tập thụ động, máy móc theo kiểu học gạo, học vẹt mà xa rời thực tế như cách học truyền thống trước đây rồi. Những cách học ấy ngày nay không còn phù hợp với yêu cầu học tập ngày một tăng cao, khi mà tính năng động sáng tạo và linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình giải bài tập luôn được các nhà giáo dục chú trọng. Một phương pháp học tập không còn phù hợp với chương trình học tập, tất yếu sẽ không đưa lại kết quả tốt đẹp.

Theo phương pháp học tập mới, học sinh chúng ta đóng vai trò chủ động trong việc tiếp cận với kiến thức mới qua sự định hướng gợi mở của thầy cô. Muốn thực hiện được vai trò này, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập, thay thế cách học thụ động bằng phương pháp học chủ động, sáng tạo, học kết hợp với thực hành. Nhờ chủ động đọc sách tìm hiểu bài trước khi đến lớp mà chúng ta sẽ nhanh chóng nắm vững nội dung bài giảng của thầy cô, nhờ biết kết hợp việc học với luyện tập các hình thức bài tập khác nhau, hoặc tăng cường các thao tác thí nghiệm thực hành mà kiến thức đã học được củng cố và khắc sâu.

Tuy nhiên, chúng ta không nên lầm tưởng chỉ cần đổi mới phương pháp học tập là kết quả học tập sẽ thay đổi, chất lượng học tập sẽ nhanh chóng được nâng cao. Thậm chí, khi thay đổi một thói quen cố hữu trong việc học , thời gian đầu chất lượng học tập có thể bị sút giảm là khác. Nhưng, nếu biết vận dụng đúng đắn các phương pháp học tập và biết kiên trì bền bỉ thay đổi những thói quen xấu, chất lượng học tập sẽ dần dần được cải thiện và nâng cao hơn.

Đổi mới phương pháp học tập cũng không có nghĩa là bắt chước cách học của người khác một cách máy móc, tuỳ tiện. Nên nhớ, phương pháp học tập ngoài phần cốt lõi là các yếu tố năng động, sáng tạo, kết hợp với thực hành, ta còn phải căn cứ vào điều kiện khách quan chủ quan của bản thân để đề ra một cách học đúng đắn. Một bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ít có thời gian học thêm ngoài giờ, ít có thời gian nhà rỗi vì bận việc nhà chắc chắc sẽ phải chọn cho mình một cách học khác với các bạn có điều kiện về thời gian và vật chất..

Một điều nữa, sau khi thay đổi phương pháp học tập và đạt được những kết quả khả quan thì ta không nên thay đổi nữa. Bởi vì việc thay đổi ấy chỉ tổ mang lại những khó khăn, phức tạp và bất lợi hơn mà thôi.

III/ Kết bài:

Tóm lại, để đáp ứng xu thế đổi mới trong việc dạy và học của nền giáo dục đương đại, học sinh chúng ta cần phải biết thay đổi cách nhìn về việc học, cần thay đổi các phương pháp học tập sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân. Có như vậy, chất lượng học tập mới được nâng cao.

7 tháng 5 2019

Kiến thức của nhân loại là một đại dương mênh mông không có đáy, không ngừng thay đổi, biến động. Và sự nghiệp học của con người chưa bao giờ dừng lại để tìm tòi những thứ mới, biến cuộc sống của mình trở nên tốt hơn. Thế nhưng, nếu chỉ để kiến thức nằm trên những trang giấy, đó sẽ chỉ là kiến thức chết. Chính vì thế, Học phải đi đôi với hành.

Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì ? Học là hoạt động tiếp thu những tri thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô giáo; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Mục đích của việc học là để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình, góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung.

Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ như người thầy thuốc đem hiểu biết của mình học được ở trường Đại học Y Dược trong suốt sáu năm để vận dụng vào việc chữa bệnh cứu người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, sân. bay, nhà ga, công viên, trường học… Những kĩ sư cơ khí chể tạo máy móc phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… Nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để thu hoạch với năng suất cao… Đó là hành.

Học để hành, có nghĩa là phải học để làm cho tốt. Thực tế cho thấy có học vẫn hơn. Ông cha chúng ta đã khẳng định: Bất học bất tri lí, có nghĩa là không học thì không biết đâu là phải, là đúng. Người có học khác hẳn người vô học không phải chỉ ở chữ nghĩa mà còn ở nhiều thứ khác như trình độ nhận thức, khả năng ứng xử trong giao tiếp xã hội, khả năng giải quyết công việc trong những tình huống phức tạp… Mục đích của việc học là để làm cho mọi công việc được thực hiện với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Nếu chúng ta học những lí thuyết dù cao siêu đến đâu mà không vận dụng được vào thực tế thì đó chỉ là lí thuyết suông, tốn thời gian, tiền bạc mà vô ích, giống như truyện ngụ ngôn ngày xưa kể về người đàn ông mất bao công phu tìm thầy học nghề giết rồng để rồi suốt đời chẳng tìm thấy một con rồng nào cả.

Ngược lại, hành mà không học thì không thể trôi chảy. Không có lí thuyết soi sáng, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong công việc. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm thì tiến trình làm việc sẽ chậm và hiệu quả không cao. Cách làm việc cũ kĩ, lạc hậu ấy chỉ thích hợp với những hình thức lao động giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Trong thời đại công nghệ khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như ngày nay thì cung cách làm việc ấy không còn phù hợp nữa.

Muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc, con người phải được đào tạo bài bản, nghiêm túc, đến nơi đến chốn theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập, học tập không ngừng. Nắm vững lí thuyết, chúng ta mới có thể làm được những công việc phức tạp và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết dẫn đường cho thực hành; thực hành bổ sung, hoàn thiện cho lí thuyết… Vì thế chúng ta không thể coi nhẹ vai trò vô cùng quan trọng của việc học mà phải đánh giá đúng mức mối quan hệ hữu cơ khăng khít giữa học và hành.

Ngày nay, phương châm học đi đôi với hành luôn được đề cao trong các cấp học nhưng việc thực hiện thì còn nhiều hạn chế.

Khi nói học đi đôi với hành là chúng ta đề cập đến mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn, Học đi đôi với hành có ý nghĩa thực sự quan trọng. Để đạt được hiệu quả cao, người học nên biết cân bằng giữa lí thuyết và thực tiễn sao cho hài hòa, hợp lí. Giữa lí thuyết và thực hành có mối quan hệ như hai chân của một con người, thiếu một chân thì con người chẳng thể đứng vững. Như vậy, học với hành giúp chúng ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện kĩ năng làm việc.

Có thể nói Bác Hồ là tấm gương tiêu biểu cho phương châm học đi đôi với hành. Bác đã từng khẳng định: lí luận phải đi đôi thực tiễn, lí luận mà không có thực tiễn chỉ là lí thuyết suông. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và sử dụng thành thạo không chỉ trong giao tiếp mà còn viết văn, viết báo bằng ngoại ngữ.

Những tác phẩm văn xuôi bằng tiếng Pháp như: Con rồng tre, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… Tập thơ Nhật kí trong tù và những bài thơ chữ Hán mà Bác sáng tác là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện lâu dài.

Học đi đôi với hành có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với các ngành nghề, các môn kĩ thuật. Thật đáng tiếc cho những ai chỉ giỏi lí thuyết sách vở mà phải bó tay trước thực tiễn sinh động và phong phú hằng ngày của cuộc sống.

Học đi đôi với hành không chỉ bó hẹp trong nhà trường, không chỉ là một cách học để nắm vững kiến thức mà còn là sự vận dụng có hiệu quả những kiến thức ấy khi ra ngoài xã hội. Những gì được học phải đem áp dụng vào cuộc sống, chứ không phải học để biết rồi bỏ đó. Rất nhiều học sinh đã được học những lời hay ý đẹp trong trường nhưng khi bước ra đời thì lại có những ngôn từ hành động không đẹp, thậm chí đáng chê trách. Hãy biến những tri thức, những bài học cuộc đời đầy ý nghĩa mà ta thâu nhận được từ sách vở thành hiện thực. Như vậy thì những kiến thức đó mới trở nên thật sự có ý nghĩa.

Học đi đôi với hành là một phương châm giáo dục đúng đắn và khoa học, đề cập đến một phạm vi khá rộng với những biểu hiện phong phú, đa dạng. Việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau. Thông qua thực hành, người học nắm chắc lí thuyết hơn vì lí thuyết ấy được biến thành việc làm và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

Điều quan trọng nhất là làm sao đưa lí thuyết vào thực tiễn để được kiểm nghiệm, cụ thể hóa bằng những sản phẩm có thực. Chẳng hạn, khi học xong lí thuyết một kiểu bài tập làm văn, học sinh phải thực hành bằng một bài làm văn cụ thể. Đặc biệt đối với môn ngoại ngữ, học không thể tách rời với hành. Việc hiểu nghĩa từ sẽ có hiệu quả hơn nếu người học biết sử dụng từ thường xuyên trong bất cứ tình huống giao tiếp nào. Như vậy thì việc nhớ từ mới trở nên chính xác và bền lâu trong tâm trí người học. Nếu bạn chỉ chăm chú học thuộc các thì trong tiếng Anh, các cấu trúc ngữ pháp trong khung đóng sẵn, bạn sẽ khó nhớ và mau quên. Tuy nhiên, nếu đem lí thuyết ấy vận dụng vào thực tiễn nói hoặc viết, bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều. Một bài học của môn giáo dục công dân về tình bạn chúng ta chỉ nghe thoáng qua như một mớ lí thuyết giáo điều, thế nhưng nếu thầy, cô giáo cụ thể hóa những khái niệm gọi là chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ, hi sinh… bằng thực tế cuộc sống quanh ta, chúng ta sẽ thấy bài học ấy cực kì sống động và giàu ý nghĩa.

Có người đã từng nói: Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi. Tuy có phần cực đoan nhưng câu nói đó đã khẳng định đúng về giá trị của thực tiễn trong đời sống con người.

Quả thực, nếu học mà không có hành thì việc học chưa trọn vẹn. Lí thuyết mà không được đem ra thực hành thì đó chỉ là lí thuyết suông. Không có hành, người học dường như chỉ nắm lí thuyết một cách máy móc, nửa vời, dẫn đến kết quả là những kiến thức đó sẽ trở nên mơ hồ, không chắc chắn.

Một thực tế đáng buồn là từ trước đến nay, nhiều học sinh đã sai lầm trong cách học, dẫn đến hiệu quả không cao vì chỉ khư khư ôm lấy lí thuyết mà không chịu thực hành. Một phần do các bạn ấy chưa nắm được tầm quan trọng của phương châm học đi đôi với hành, một phần xuất phát từ tâm lí e ngại, lười hoạt động. Tuy nhiên, như trên đã nói, chúng ta phải biết kết hợp một cách hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn. Việc tuyệt đối hóa bất cứ một phương diện nào cũng sẽ phản tác dụng. Nếu quá đề cao lí thuyết, bạn sẽ rơi vào cách học máy móc, nặng nề, sách vở. Nếu thiếu những nền tảng lí thuyết cơ bản, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm việc.

Học đi đôi với hành là kim chỉ nam cho mọi người trên con đường chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức và tạo dựng sự nghiệp. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Mình rất quan tâm đến học và hành. Bác khẳng định: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Quan niệm trên là phương châm đúng đắn cho ngành giáo dục nước nhà nói chung và cho mỗi con người nói riêng.

7 tháng 5 2019

cảm ơn cậu nhiều nha

2 tháng 5 2019

- vì thay đổi phương pháp học tập cũng ít nhiều cải thiên việc học tập của chúng ta

-phải thay đổi phương pháp để phù hợp với thời đại

-khi áp dụng phương pháp mới cần phải có thời gian daì

ĐÓ LÀ Ý KIẾN CỦA TUI CÓ GÌ THÌ GÓP Ý NHA❤✿

4 tháng 12 2018

vì là giống cho được nhân giống ở Phú Quốc 

4 tháng 12 2018

VÌ nó là chó Phú Quốc :)

7 tháng 11 2021

giúp mình với mai mình phải nộp rồi :<

7 tháng 11 2021

2.Văn bản"Tức nước vỡ bờ" :

  - Sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu là :

     + Xưng hô lịch sự " gọi ông,xưng cháu";vị trí kẻ bề dưới nói với kẻ bề trên tỏ ý tô trọng 

     + Xưng hô"ông-tôi":vị trí ngang hàng , không chịu nhẫn nhục , thái độ hiên ngang

     + Xưng hô "bố-mày": khẳng định tư thế đứng trên đầu kẻ thù sẵn sàng phản kháng , đánh bại đối phương đồng thời thể hiện sự khinh bỉ, tức giận tột cùng. 

3.Văn bản"Lão Hạc" :

   Câu 1:

       -Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc là:

          + Vì tình cảnh đói khổ , túng quẫn phải lựa chọn cái chết như sự giải thoát bất đắc dĩ.

          +Tấm lòng yêu thương con thầm lặng mà cao cả cùng với lòng tự trọng lớn lao không cho phép Lão sống một cuộc đời như vậy.

      - Ý nghĩa cái chết của Lão Hạc:

          + Cái chết bằng bã chó như là một lời xin lỗi của lão đối với những việc đã làm với cậu Vàng.

          +Bộc lộ rõ sự khốn khổ,bế tắc của người nông dân trước CM tháng 8 năm 1945 , thể hiện nên bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa pk đương thời từ đó tố cáo và lên án sự xấu xa, độc ác của xã hội cũ

        + Cái chết cũng là hành động của lòng tự trọng "thà chết vinh còn hơn sống nhục", tình yêu thương dành cho con trai của lão Hạc.

       + Cái chết làm ai cũng phải thương cảm và tiếp thêm niềm tin, hi vọng rằng trên đời vẫn còn có cái thiện.

  Câu 2:

   -"Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn":

       + Hiểu lầm nhân cách của lão Hạc, cảm thấy ngỡ ngàng và thất vọng. 

      + Buồn vì dòng đời xô đẩy khiến người lương thiện như lão Hạc cx biến chất, đổi trắng thay đen trở thành phường trộm cắp như Binh Tư.

  -"Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn":

      + Vẫn còn hi vọng và niềm tin về phẩm cách cao quý tiềm tàng của con người thông qua hình ảnh lão Hạc lựa chọn cái chết để giữ lại bản tính thiện lương, lòng tự trọng,

   -"Nhưng vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác":

      + Cảm thấy xót xa, thương tiếc vì hoàn cảnh khốn khổ khiến một người tốt như lão Hạc phải đến bước đường cùng là lựa chọn cái chết như một sự giải thoát.