Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Bảo vệ môi trường nước
- Thực trạng khai thác:
+ Nguồn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất: sông và nước ngầm (88%), hồ (12%).
+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng nhiều nước nhất (>60% tổng lượng nước ngọt hàng năm được sử dụng).
+ Do khai thác nguồn nước quá mức, hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt,… => ô nhiễm môi trường nước.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Ban hành các quy ước về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng.
+ Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.
+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.
+ Nâng cao ý thức của người dân,…
2. Bảo vệ môi trường không khí
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí: do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.
+ Làm sạch khí thải các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.
+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở thành phố, sử dụng xe ô tô đạt tiêu chuẩn khí thải của châu Âu.
+ Phát triển nông nghiệp sinh thái.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.
3. Bảo vệ đa dạng sinh học
- Vai trò:
+ Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học và cung cấp gỗ cho sản xuất giấy, đồ dân dụng,…
+ Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng thúc đẩy sự phát triển ngành thủy sản ở châu Âu.
- Nguyên nhân suy giảm:
+ Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên.
+ Vấn đề ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,…
- Biện pháp bảo vệ:
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Áp dụng nghiêm ngặt các quy định trong đánh bắt thủy sản.
+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.
+ Xây dựng vành đai xanh quanh khu vực đô thị.
+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta:
- Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ và khí đốt
- Tài nguyên hải sản: tôm, cá,...
Ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế -xã hội:
- Đem lại nguồn thu nhập lớn cho quốc gia, góp phần bảo vệ an ninh biển đảo
4.Đất nước ta đa dạng và phong phú , đất feralit chiếm 65%, đất bồi tụ phù sa chiếm 24%, đất mùn núi cao 11%.
- Đất là tài nguyên hết sức qúy giá.
- Thực trạng:Nhiều vùng đất được cải tạo và được sử dụng có hiệu quả
tuy nhiên vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý , tài nguyên đất bị giảm sút :50% diện tích đất tự nhiên cần cải tạo, đất trống , đồi chọc bị sói mòn tới hơn 10 triệu ha.
- Biện pháp bảo vệ: ban hành luật đất đai để sử dụng và bảo vệ đất ngày càng tốt hơn .
+ sử dụng đất hợp lý , có hiệu quả : sử dụng đi đôi với cải tạo , chăm sóc và bảo vệ đất.
5đặc điểm sinh vật VN:
1 đặc điểm chung :
SV việt nam đa dạng và phong phú : đa dạng về thành phần loài, đa dạng về gen di truyền , đa dạng về kiểu hệ sinh thái , đa dạng về công dụng sinh học.
2 sự giàu có về thành phần loài: Có tới 14600 loài thực vật , trong đó có 350 loài thực vật qúy hiếm .
Có tới 11200 loài động vật , trong đó có 365 loài động vật qúuy hiếm.
3 Đ adạng về hệ sinh thái :+ Rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới gió mùa, các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quôc qia.
Đáp án
- Đặc điểm vị trí địa lí: Châu Á tiếp giáp với hai châu lục lớn là châu Âu và châu Phi, tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. (1 điểm)
- Về kích thước:
+ Phần đất liền: Điểm cực Bắc là 77°44' B, điểm cực Nam là 1°16'B. (0,5 điểm)
+ Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu k m 2 , nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng khoảng 44,4 triệu k m 2 ; chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km. (0,5 điểm)
- Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu. Lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hoá. (1 điểm)
Vị trí và giới hạn lãnh thổ.
a. Đất liền: diện tích 331.212 km2
- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.
- Tiếp giáp:
+ Điểm cực Bắc : vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+ Điểm cực Nam : vĩ độ 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây : kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông : kinh độ 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Nằm trong khu vực múi giờ số 7.
- Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.
b. Phần biển:
- Diện tích trên 1 triệu km2 trên biển Đông.
- Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.
c. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:
- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
- Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.
- Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.
Ý nghĩa:
Lãnh thổ VN gồm 2 bộ phận :
- Đất liền : 330991 km2, hình chữ S.
- Biển rộng gấp nhiều lần so với đất liền, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.