K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2019

Tham khao cach soan :Soạn bài Tấm Cám, Trang 72 SGK Ngữ Văn lớp 10

31 tháng 8 2021

Chúc mừng Thảo và rất cảm ơn mọi người đã ủng hộ cho cuộc thi. Hi vọng sau này sẽ có dịp để tổ chức cuộc thi lần 3

Chúc mọi người sẽ có 1 kì nghỉ lễ 2-9 vui vẻ và 1 năm học mới thành công> Yêu thương!

Giấy chứng nhận đẹp quá à, hóng giấy chứng nhận của hai giải nhì và ba nữa ạ :3 Chúc mừng Thảo.

10 tháng 3 2017

Cảm nghĩ đoàn viên

Mừng ngày hai sáu tháng ba
Nguồn vui tuổi trẻ nở hoa tưng bừng
Bảy ba năm lớn không ngừng
Vì dân vì nước hiến dâng đức tài

Tôi yêu đoàn như muôn hoa lá
Đoàn vinh quang óng ả giữa mùa xuân
Đang thúc giục tinh thần tôi cố gắng
Để vươn lên hàng ngũ của đoàn
Tôi yêu đoàn, tôi yêu biết mấy
Giây phút nào tả được lòng tôi
Nguyện một lòng cố gắng bạn ơi
Để xứng đáng là đoàn viên giỏi
Nào bạn ơi vững vàng rắn rỏi
bước lên đường bao thế hệ đã qua
Cất tiếng hát và làm nhiều việc khác
Để đất nước ta ngày một đẹp hơn

Ánh sáng Đoàn

Hôm nay là ngày 26/3
Là ngày kỷ niệm đoàn ta ra đời
Đoàn mang tên Bác rạng ngời
Ngàn bông hoa nở đẹp tươi sắc hồng
Là tương lai của núi sông
Kế thừa truyền thống cha ông anh hùng
Mặc cho giông tố bão bùng
Dưới cờ Đoàn quyết xung phong đi đầu
Đời vui đẹp cánh chim câu
Tung hoành bay lượn giữa bầu trời xanh
Chúng em chăm chỉ học hành
Hăng say rèn luyện trở thành đoàn viên
Mỗi điểm tốt mỗi việc làm
Là bông hoa nở đẹp tươi dâng đoàn

Chào mừng đoàn ta

Chào mừng 26/3
Là ngày thành lập đoàn ta ra đời
Giương cao cờ đỏ sáng ngời
Đoàn ta tiếp bước theo lời cha anh
Trải qua khói lửa chiến tranh
Theo lời Bác dạy khó khăn không lùi
Bao gương anh dũng sáng ngời
Ta nguyện gìn giữ đời đời không quên
Mỗi bước đi mỗi bước tiến lên
Đoàn ta viết tiếp nên thiên sử vàng
Hôm nay ngày hội của Đoàn
Mừng vui xin tặng muôn vàn điểm cao.

16 tháng 3 2017

Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại Cáo Bình Ngô, nghĩa là tuyên cáo rộng rãi về việc đã dẹp yên giặc Ngô. Chữ Ngô ở đây là cách gọi của Người Việt xưa đối với thế lực phong kiến phương Bắc với sắc thái coi khinh. Trong tác phẩm, quân Ngô chính là giặc Minh.

Nếu như đoạn 1 nêu lên lập trường chính nghĩa thì đoạn 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh.Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc mInh đã thừa cơ vào cướp nước ta:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.
Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em,phá hủy các bia đá. Lịch sử đã ghi lại tội ác của giặc Minh và Bình Ngô Đại Cáo lại thêm một lần tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.
Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng. Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều : chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Văn học trung đại Việt Nam không có nhiều nhà thơ đưa hình ảnh “Dân đen” vào trang viết của mình. Dân đen-những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội.Họ là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi đan tộc.Nếu ko có một tấm lòng rộng mở, nếu ko có một tư tưởng nhân đạo sâu sắc thì Nguyễn Trãi đâu thể viết nên những câu văn mang đầy sức gợi và đậm tính nhân văn như thế? Có thể nói, hai câu văn đã được viết viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.
Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng).Bọn chúng như những con thú dữ khát máu người, chỉ nhăm nhe cắn xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực
Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.

Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :

Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được ?

Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.



Nói tóm lại, đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Đại Việt.

Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.
Như vậy bằng cái tái và cái tâm của mình, Nguyễn trãi đã khiến cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng được vinh danh là áng thiên cổ hung văn(áng văn bất hủ muôn đời). Để rôì văn đàn Việt Nam tự hào có một Nguyễn Trãi. Dân tộc Việt Nam tự hào có một Ức Trai.

27 tháng 3 2017

trên sông có chiếc lá

trôi nhanh theo thuyền cá

ôi bài thơ hay quá

27 tháng 3 2017
Bôn ba ngoài vạn dặm
Cũng chỉ một trăng rằm
Bao nhiêu là hố thẳm
Xoáy về nốt ruồi đậm
.........................................
Chiều hôm băng qua cầu
Phố xưa buồn phong châu
Phù đồ trôi mấy kiếp
Mây trắng nõn trên đầu
10 tháng 8 2016

ĐỜI SỐNG, TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC | Soạn Bài - Đơn giản wá

10 tháng 8 2016

1.Văn học trung đại ( từ thế kỷ X-XIX)
+, Đây là bộ phận văn học viết Việt NAm phát triển từ thế kỉ X-XIX, trong 1 bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với sự suy vong, hưng thịnh của các triều đại phong kiến. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng nhiều mặt của hệ tư tưởng phong kiến (tôn Quân)
+, Chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết, quan niệm chính trị, đạo đức, thẩm mĩ (đặc biệt là hệ "tam giáo đồng nguyên" Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo)
+, văn học trung đại Việt NAm là bộ phận văn học sử dụng 2 loại chữ viết chính: Văn học bằng chữ Hán và văn học bằng chữ Nôm. Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán nhưng càng ngày càng phát triển và thu được nhiều thành tựu rực rỡ.
+, Văn học trung đại Việt Nam là bộ phận có hệ thống thể loại và thi pháp riêng, do các nhà thơ, nhà văn việt An m tiếp nhận có sáng tạo thi pháp Trung Quốc, đồng thời có những sáng tạo mang bản sắc dân tộc, bản sắc cá nhân riêng của tác giả.
+, Hệ thống thể loại của Văn học Trung đại rất phong phú: văn xuôi tự sự, thơ Đường luật, hát nói....
+, Hệ thống thi pháp riêng: Những quy tắc, tổ chức, quan niệm, cách cảm nhận , nghệ thuật xây dựng hình tượng của thi pháp trong văn học trung đại.
+, Văn học trung đại là bộ phận lớn của văn học nước nhà, có đóng góp to lớn và tích cực cho văn học dân tộc, để lại những áng văn, những tên tuổi vĩ đại.

2. Văn học hiện đại.
+, Văn học hiện đại là bộ phận văn học phát triển từ đầu thế kỷ XX- nay. Đây là thời kì mà Văn học Việt NAm thoát ra khỏi ảnh hưởng của thi pháp trung đại, tiếp cận những trào lưu của Văn học Thế giới (những xu hướng mới), tạo nên những thành tựu xuất sắc.
+, văn học Hiện đại hình thành trong 1 bối cảnh liịch sử xuất hiện nhiều biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng và thẩm mĩ hiện đại.
+, Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học, văn hóa lớn trên Thế giới nhằm tạo nên những sự đổi mới:

----Tác giả: xuất hiện đội ngũ các nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp.
----Đời sống văn học: Sự xuất hiện của báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại làm cho văn học đến với độc ỉa nhanh hơn, đời sống văn học sôi động hơn
----thể loại: Xuất hiện một hệ thống thể loại mới thay thế hoc hệ thống thể loại cũ đã lỗi thời
----Thi pháp: xuất hiện 1 hệ thống thi pháp mới, lối viết phong phú, giàu cá tính sáng tạo của tác giả, người viết.
+, Văn học hiện đại phát triển qua nhiều thời kì:
----Đầu thế kỉ XX-1945
----1945-1975
----Sau 1975 đến nay.

2)

Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ của Huy Cận :

 

“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”
 
Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử hang ngàn năm của dân tộc. Bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Sức sống ấy bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi,gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực , sinh động và độc đáo.Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú , sâu sắc về thiên nhiên. Dưới hình thức của tư duy huyền thoại , các tác phẩm dân gian đã vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân , nhất là những người lao động VN. Con người VN đổ mồ hôi , xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách , hăm họa rình rập theo mỗi bước đi lên của con người VN . Mặc dù vậy , cái tình ta yêu đời , cái tình ta yêu cuộc sống , gian khổ mấy cũng vui được , cái vui vừa ngời chói , vừa trong sang lạ lùng .Với quy mô hoành tráng , sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường đã tái hiện lại những hồi ức thô sơ nhưng hấp dẫn về một cộng đồng người trong quá khứ xa xưa vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển . Hay câu chuyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” ngàn năm rồi vẫn sống trong long dân tộc , âm vang dữ dội , phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ . Truyện đề cao sức sống mạnh mẽ của loài người và phần nào giải thích hiện tượng lũ lụt hang năm. Ngoài ra , nhân dân lao động cũng tích lũy được khá sâu sắc về tự nhiên , thiên nhiên dưới hình thức những câu nói cô đúc . Những triết lí , trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi . Tục ngữ VN có rất nhiều chủ đề trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên , lao động sản xuất , về con người và xã hội :
“ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”