Trong đoạn trích của bài " Dế Mèn phiêu lưu kí " sau, và trả lời câu hỏi
" Chương 7
Tâm sự bác Xiến Tóc chán đời
- cái cớ khiến cho Mèn lại lên đường.
Ròng rã mấy mùa rồi, không nhớ mà cũng không nghe được một tin tức gì về Trũi. Càng đi càng thăm thẳm, càng sốt ruột. Ðã qua nhiều miền khác nhau, đã hỏi thăm nhiều dân cư dọc đường. Chẳng ai biết tông tích đoàn Châu Chấu Voi bí mật kia.
Lủi thủ một mình, chán không ! Nghĩ lại xưa kia, điếm cỏ cầu sương, vui buồn anh em có nhau, gian nan biết mấy cũng vẫn vững lòng tin, mà lúc cùng nhau sung sướng thì càng hể hả, nức lòng. Than ôi ! Giờ một mình tôi lẽo đẽo đường dài, đơn thân độc bóng. Có lúc nhớ lại cái lần cùng nhau trên chiếc bè sen nhật lênh đênh lạc ra nước lớn, Trũi khẩn khoản đưa càng của mình cho tôi ăn; nước mắt tôi muốn ứa ra. Thấm thoắt, lại đã hết một mùa đông. Những ngày xuân mới bắt đầu. Chim hót ơi ới đầu cành. Ánh nắng lụa nõn nà phủ trên cây. Những vạt cỏ trở lại non tươi, xanh mơn mởn khắp mặt đất, cỏ xuân nhấm ngọt như đường phèn.
Một hôm tôi dừng chân bên dòng nước nhỏ. Bỗng nghe trên những cây dó đã nở hoa như treo đèn thơm khắp cánh rừng trước mặt, có tiến ồn ào. Không phảit tiếng ong rạo rực tìm hoa làm mật mà những tiếng nhịp nhàng khi xa khi gần, khi réo rắt như ai đàn hát. Trèo lên tảng đá, nhìn sang bờ bên kia thì thấy trên một đám cỏ non, có đàn các cô Bướm Vàng, Bướm Trắng, Bướm Hồng, Bướm Nhung đang nối cánh nhau, nhảy thành vòng. Vừa nhảy vừa hát. Thì ra đấy là tiếng hát ca ngợi mùa xuân.
Cảnh hay như vẽ
Gió hây hây
Ðào mỉm miệng
Liễu giương mày
Bướm nhặng bay
Trong bụi
Oanh vàng ríu rít
Ðầu nhà
Én đỏ hót hay Dế mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài [Hoàn]
Có mấy anh chàng Ve Sầu, mặt mũi vằn vèo và sần sùi mà lại ăn mặc chải chuốt, đứng nghẹo đầu cạnh các ả Bướm, đương giơ cái mõ dưới cánh lên kéo bài o o i i dài dằng dặc, hoà nhịp với lời ca trong trẻo của các cô Bướm.
Chắc bọn này đương tiệc múa hát mừng xuân mới. Ðầu mùa xuân, đâu đâu cũng tưng bừng tết nhất. Lòng tôi bỗng vui lây. Tôi bèn leo lên cao để nghe tiếng hát cho được thú vị hơn. Tôi trông thấy bên cạnh các ả Bướm và chàng Ve Sầu còn có những đàn Bướm khác ở các Bãi cỏ phía xa cũng đương múa hát. Tiếng hát mùa xuân trong như nước chảy, ngân vào mãi rừng xanh.
Tôi trông kỹ lại thấy ra đàn Bướm nhảy múa xung quanh một bác Xiến Tóc to gồ, cao lêu đêu. Mỗi chân bác Xiến Tóc nắm một Bướm Trắng, sáu chân bác Xiến tóc nắm sắu chị Bướm Trắng, tất cả Bướm Trắng cùng múa cánh lên như tung hoa. Lúc cái đầu kềnh càng của bác Xiến Tóc ngả xuống, khiến cho chiếc đàn tự nhiên xưa nay bác vẫn đeo trong cổ bỗng kêu lên kin kít, thì hai ả Bướm Trắng khác lại đến nghịch ngợm leo lên vít khấc râu cứng quếu của bác. Họ nhảy và hát linh tinh vui nhộn như trẻ nhỏ chơi.
Tôi nghển xem bác Xiến Tóc ấy thế nào, già trẻ ra sao mà nghịch lối con nít thế. Xưa nay, các tay Xiến Tóc vẫn được tiếng đạo mạo cơ mà. Nhìn kỹ... Tưởng ai ! Hoá ra cái bác Xiến Tóc năm xưa. Vẫn nét mặt nghiêm nghiêm và trầm tĩnh, vẫn hai tảng răng đen sắc ghê gớm, xiến đứt cả tóc - vì thế mà bác được tên là Xiến Tóc, và bác đã chỉ xiến một cách nhẹ nhàng mà hai sợi râu tốt đẹp trên đầu tôi đã đứt béng từ ngày ấy.
Tôi xin thưa cùng bạn đọc yêu quý của tôi rằng, từ ngày bị bác Xiến Tóc cắt mất râu, tuy vì thế mà vẻ mặt tôi có già đi một tẹo, nhưng không, tôi chẳng mảy may thù oán bác Xiến Tóc, mà tôi còn phục bác là người giỏi, bụng dạ rộng rãi, đường đường một đấng anh hào côn quyền đủ sức, lược thao gồm tài, tôi đã học được ở bác ấy nhiều điều lắm. Thế mà thật lạ lùng chẳng ngờ cái bác Xiến Tóc gai ngạnh, khắc khổ, tư lự, mấy năm chả gặp, bây giờ hoá ra ngây ngô, nhí nhảnh nỡm đời, đi rong chơi dông dài với lũ Ve Sầu và Bướm. Mà điệu bộ này thì họ tiệc tùng thâu đêm suốt sáng đây. Tôi đã từng chơi những trò phí thì giờ này, tôi chẳng lạ !
Còn đương phân vân, biết có nên sang ra mắt bác Xiến Tóc hay là lủi đi, thì bỗng cả mấy ả Bướm cùng im bặt tiếng. Rồi các ả hốt hoảng chạy trốn hết vào nép im trong bụi. Xiến Tóc lừ đừ ngẩng đầu lên, ề à hỏi :
- Ai đâu mà các em sợ thế ?
Xiến Tóc cũng đảo đầu tìm kiếm, ngơ ngác. Chợt trông thấy tôi, bác ta định thần nhìn kỹ rồi reo lên :
- A Dế Mèn ! Ði đâu thế ? Xuống đây đã nào ! Có phải Dế Mèn đấy không ?
Dáng chơi bời, thức đêm nhiều, mắt Xiến Tóc có phần toét nhoèn, nhìn mãi vẫn chưa nhận rõ hẳn ra tôi. Tôi liền bay sang. Bấy giờ bọn Bướm núp trong bờ cỏ mới ngấp nghé mon men ra gần. Lúc nãy, đương hát, thoáng thấy tôi lạ, họ sợ xấu hổ, bỏ chạy. Bây giờ biết quen, lại sấn đến và quá bạo, cứ khoác vai tôi ra nhảy múa. Nhưng tôi từ chối khéo. Cả bọn họ lại chạy ra bãi nô giỡn, những chàng Ve Sầu lại lên tiếng nhạc mõ o o i i rầu rĩ nhức tai.
Còn lại hai chúng tôi, Xiến Tóc nhìn tôi, hỏi đùa :
- Thế ra bộ râu chú mình không mọc nữa nhỉ ?
Tôi lắc đầu mỉm cười. Tôi hỏi thăm Xiến Tóc độ rày ra sao mà coi bộ rỗi rãi nhàn hạ thế. Bác Xiến Tóc thở dài, đàn răng đàn cổ lên điệu xiến ken két, rồi im, ra chiều tư lự. Một lát sau bác cất tiếng buồn buồn kể rằng :
- Có phải anh trông tôi bây giờ khác trước nhiều lắm không. Chính tôi, tôi cũng tự cảm thấy khác lắm. Tôi cũng biết tôi đổ đốn đâm ra chơi bời dông dài, thế mà tôi buồn bã không muốn xoay chuyển nữa. Cuộc đời ** le đã khiến tôi chán lắm, chán quá. Sau ngày gặp anh, tôi đương rất khoái vì ngày ấy tôi đã làm được nhiều việc ngẫm nghĩ thấy có ích. Một lần, tôi đến xóm kia. Không dè ở đấy đương có cuộc săn đuổi do bọn trẻ nghịch ngợm khởi xướng, cũng như cái bọn trẻ đã bắt anh để đem đi đánh chọi và làm giải thưởng bóng đá ấy. Ðó là mấy cậu bé trong thành phố về quê mùa hè, chúng đi rình bắt Xiến Tóc về chơi. Chẳng may, tôi bị bắt một buổi sớm trên một cành dướng.
Bọn trẻ đem tôi về thành phố. Ðường xa những bao nhiêu ngày, tôi không biết. Vì họ nhốt tôi vào một cái hộp kín bưng cùng với năm bạn xấu số nữa và cứ nhốt mãi như thế. Có bạn tôi chết vì ngạt thở. Vốn quen ăn vỏ cây, giờ bọn trẻ ngớ ngẩn không biết gì về thức ăn Xiến Tóc, cứ nhét đầy cỏ, có khi cả cục cơm, miếng xương, tôi không nuốt được. Tôi nhịn ăn hàng tháng trời mà họ cũng vô tình, không biết nốt.
Rồi may quá, trốn thoát. Bởi vì, tôi để ý xem xét biết cái giam tôi bằng giấy bìa cứng. Từ hôm ấy tôi cứ nhả nước bọt vào một chỗ rồi lấy chân bới, cái tưởng giấy mủn dần. Một hôm tôi cố lấy tất cả bao nhiêu hơi sức còn lại, húc một cái, thế là cả người tôi bật lọt ra ngoài hộp. Tôi giương cánh, bay thẳng. Phúc đức mà tôi vẫn còn nguyên hai chiếc cánh lót lụa. Các bạn khác đều bị lũ trẻ nghịch ngợm bứt cụt hai cánh lụa mỏng ở trong thành thử, dang hai cánh tàu bay vỏ gỗ ở ngoài ra, không thể cất mình lên được, không bay được. Rồi các bạn ấy bò trốn đi đâu tôi không biết. "
a) Có những nhân vật nào được nói đến trong đoạn trích trên ?
b) Tác giả của đoạn trích trên là ai ?
~ * Chú ý: Đây là bài mình tự nghĩ, nó rất dễ, nên các bạn có thể tự làm được hết. ~
# Nhớ làm hết nhé #
1, Bản nhạc"ấy" là bản nhạc của tiếng sáo diều
2, Các từ láy : chói chang, đau đáu, vi vu.
3, Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.
`->` Phân tích :
- CN 1 : Đó là mùa của những cánh diều
- VN 1 : no gió
- CN 2 : mùa của những tâm hồn
-VN 2 : khát vọng tuổi thơ.
1. Bản nhạc ấy là tiếng sáo vi vu hòa lần tiếng reo hò của bọn trẻ.
2. chói chang, đau đáu, vi vu.