K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

- Ý chí quyết tâm tiêu diệt xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, trên dưới đồng lòng đánh giặc:

+ Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã khẳng khái trả lời: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

+ Tại hội nghị Điện Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, cả điện đồng thanh hô “ Đánh”.

+ Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ , có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”.

+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”. (giết giặc Mông Cổ).

19 tháng 1 2023

Điểm chung về tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua quan và nhân dân nhà Trần đó là: tất cả vua quan, cùng toàn bộ nhân dân nhà Trần đều chung một lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm, quyết không đầu hàng địch. 

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:

- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...

- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…

- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.

4 tháng 2 2023

Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:

- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...

- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…

 

- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.

4 tháng 2 2023

Những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm. 

Tôn giáo: Hin-đu giáo có vị trí chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt trong đời sống tinh thần cư dân. Từ thế kỉ XIII, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa. 

Kiến trúc: tiêu biểu nhất là đền tháp, phù điêu. Như tháp Pô Kơ-long, tháp Bánh Ít,..

Nghệ thuật ca múa đa dạng với các hình thức múa quạt, múa lụa,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1258):

- Cuối tháng 1 -1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô nhận lệnh dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa, Thanh Hóa đánh ra.

- Từ đầu tháng 2-1285, Trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội) rồi lui về Thiên Trường (Nam Định) để củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công.

Tháng 3, 4-1285 Nhân dân thực hiện kế "thanh dã", phối hợp với triều đình chống giặc ở khắp nơi. Quân Nguyên lâm vào tình thế khó khăn

Tháng 5,6-1285 Quân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (lần 2), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), Vạn Kiếp (Hải Dương),... 

Kết quả: Toa Đô tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy. Đất nước sạch bóng quân xâm lược. 

Vai trò của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến:

- Vua Trần Nhân Tông đã phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội

- Trần Quốc Tuấn là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Trần Quốc Tuấn đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Trần Quốc Tuấn Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

4 tháng 2 2023

Lĩnh vực

Tôn giáo

Chữ viết, văn học

Kiến trúc, điêu khắc

Thành tựu

Hin-đu giáo, Phật giáo

Chữ Phạn và chữ Khơ-me. 

Văn học: sử thi Riêm Kê, các câu chuyện của Đức Phật. 

Kiến trúc độc đáo như Ban-tây Srêi, Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, …

18 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại nội dung mục 2 trang 38 SGK Lịch sử

Bước 2: Các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Cam-pu-chia như chữ viết, văn học, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc…

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực

Tôn giáo

Chữ viết, văn học

Kiến trúc, điêu khắc

Thành tựu

Hin-đu giáo, Phật giáo

Chữ Phạn và chữ Khơ-me. 

Văn học: sử thi Riêm Kê, các câu chuyện của Đức Phật. 

Kiến trúc độc đáo như Ban-tây Srêi, Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí:

- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới. 

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên đi lại khó khăn. 

Điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:

- Thế kỉ XV< các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất.

- Biết vẽ bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn.

- Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu (giai đoạn 1950 – 2020):

* Cơ cấu theo nhóm tuổi

Châu Âu có cơ cấu dân số già:

- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 1950 chỉ chiếm 8% dân số, năm 2020 chiếm 19% (tăng 11%).

- Nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.

- Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, năm 1950 chiếm 26% dân số, năm 2020 chỉ còn chiếm 16% dân số (giảm 10%).

* Cơ cấu dân số theo giới tính

Giai đoạn 1950 – 2020, cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có sự chênh lệch (tỉ lệ nữ cao hơn nam), nhưng đang có sự thay đổi (giảm tỉ lệ dân số nữ, tăng tỉ lệ dân số nam).

=> Nguyên nhân: các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn

- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.

- Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới.

18 tháng 9 2023

- Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:

+ Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng vương. 

+ Năm 965, các thế lực hào trưởng địa phương nổi dậy khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ. 

+ Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp loạn các sứ quân khác. 

+ Cuối năm 967, tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước trở lại bình yên, thống nhất. 

+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng). 

- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc:

+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, chấm dứt tình trạng loạn lạc, thống nhất đất nước. 

+ Xây dựng nhà nước, đúc tiền để lưu hành, định quan chế, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Đặt nền móng cho thời kì ổn định lâu dài của nước Việt ta.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (thuộc Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô. 

Ở chính quyền Trung ương: Vua đứng đầu triều đình quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự và đặt các chức quan văn, quan võ. 

Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng lĩnh có công trấn giữ và quản lí các châu quan trọng. 

=> Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước.

4 tháng 2 2023

Những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến:

- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)

- Năm 1418, Lê Lợi tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Gặp nhiều khó khăn, thử thách, phải rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423 và chịu nhiều tổn thất.

- Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn khôi phục và củng cố lực lượng. 

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến:

- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa)

- Năm 1418, Lê Lợi tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Gặp nhiều khó khăn, thử thách, phải rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa) vào các năm 1418, 1419, 1423 và chịu nhiều tổn thất.

- Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn khôi phục và củng cố lực lượng