Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.
Tham khảo
♦ Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam diễn ra từ sớm và liên tục cho đến ngày nay, trong đó tiêu biểu là đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
♦ Quá trình khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có thể chia thành những giai đoạn chủ yếu sau đây:
- Giai đoạn từ thế kỉ XVII đến trước năm 1884:
+ Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải) để thực hiện các nhiệm vụ: khai thác sản vật, thu lượm hàng hóa từ tàu thuyền bị đắm và kiểm soát, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Hoạt động của các hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải tiếp tục được duy trì dưới thời Tây Sơn. + Dưới triều Nguyễn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đã được tái lập (1803). Thời vua Minh Mạng (1820 - 1841), hoạt động xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã diễn ra với các hình thức và biện pháp như: kiểm tra, kiểm soát, khai thác sản vật biển, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền,...
- Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1954:
+ Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua một số hoạt động như: dựng cột mốc chủ quyền, xây dựng hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều cuộc khảo sát khoa học,…
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Chính phủ Pháp tiếp tục thực hiện quyền quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Theo Hiệp định Ê-ly-dê ngày 8/3/1949, Pháp bắt đầu quá trình chuyển giao quyền kiểm soát hai quần đảo này cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu.
- Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975:
+ Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được đặt dưới sự quản lí của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
+ Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này thông qua việc: ban hành các văn bản hành chính nhà nước; cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính…
+ Trong giai đoạn 1954 - 1975, về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay).
- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:
+ Tháng 4/1975, lực lượng hải quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phối hợp cùng lực lượng đặc công Quân khu 5 tiến hành giải phóng quần đảo Trường Sa.
+ Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ năm 1976 là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện quyền quản lí hành chính và đấu tranh về pháp lí, ngoại giao để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII.
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng
- Thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và Bắc Hải
+ Tổ chức dân binh vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển đảo
+ Nhiệm vụ: thu lượm hàng hóa của tàu bị đắm, thu lượm hải sản quý,…
+ Hai Hải đội tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)
* Ý nghĩa: Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt với hai quần đảo
* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.
+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
- Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).
* Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.
Tham khảo
Thời gian | Biểu hiện/ bằng chứng | Ý nghĩa |
Thời tiền sử | - Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... | - Khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng. - Là cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay. |
Thế kỉ VII đến thế kỉ X | - Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn. - Hoạt động ngoại thương của vương quốc Chămpa và Phù Nam | |
Thế kỉ X đến thế kỉ XV | - Cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp - Nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt gắn liền với Biển (ví dụ: 3 trận chiến tại cửa biển Bạch Đằng,…) - Hoạt động ngoại thương diễn ra sôi nổi tại các hải cảng, như: Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều, Đại Chiêm, Tân Châu… | |
Thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX | - Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều hướng ra biển. - Chính quyền chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn có nhiều hoạt động khai thác, xác lập và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. | |
Cuối XIX đến nay | - Các hoạt động khai thác, thực thi và bảo vệ chủ quyền tiếp tục được tiến hành. |
Tham khảo
(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.
Tham Khảo :
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:
+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.
+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.
- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.
Nguyên nhân bùng nổ
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu
+ Chính trị: Bộ máy quan lại cồng kềnh, tham nhũng
+ Kinh tế: Ruộng của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm, chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề
+ Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội với chính quyền phong kiến dâng cao
- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa
Tham khảo
- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:
+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.
+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…
- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:
+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…
+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…
- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.
Tham khảo
Các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.
* Thời tiền sử:
- Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...
- Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cư dân Việt cổ đã có những hoạt động đánh bắt hải sản cũng như giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực.
* Từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X
- Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn đã chứng tỏ cư dân Việt cổ tiếp tục sinh sống và khai thác biển.
- Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển đảo.
- Với vị trí ven biển, thuận lợi cho giao thương nên Vương quốc Chăm-pa đã sớm trở thành nơi thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Còn Óc Eo (An Giang) cũng là một thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Phù Nam trong giao thương với thương nhân nước ngoài.
* Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Biển trở thành tuyến đường giao thông thuỷ quan trọng, kết nối Đại Việt và các nước xung quanh.
- Thế kỉ X: cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
- Thế kỉ XI - XIV:
+ Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.
+ Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.
- Thế kỉ XV:
+ Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.
+ Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) cũng tiếp tục phát triển thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm, Hải Khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...
- Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX:
+ Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước châu Âu.
+ Nửa đầu thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích quan lại, địa chủ mộ dân phiêu tán vào khai khẩn, lập xã thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, các đảo như: Côn Lôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),... đều có dân cư đến khai phá, lập nghiệp.
- Bên cạnh việc tổ chức khai phá đất đai, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành trì, đắp lũy trên đất liền, bố trí việc phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân canh giữ biển đảo.
- Thế kỉ XVIII, tiếp nối các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác quần đảo Hoàng Sa, thực hiện chủ quyền của mình đối với biển đảo.
- Từ năm 1802 - 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
* Từ cuối thế kỉ XIX - hiện hay:
- Từ năm 1884 - 1945: Sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1945 đến nay: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.