Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".
Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi người mà có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của kẻ lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.
Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.
Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người chăm chỉ đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:
"Có công mài sắt, có ngày nên kim"
Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù, nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.
Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ - người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cần cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng... Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.
Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.
Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.
Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.
Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ... ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.
Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp là hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.
Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.
Trích: Loigiaihay.com
Câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” là một ý kiến vô cùng đúng đắn và xác đáng. Chìa khóa của cánh cửa thành công chỉ nằm trong tay những con người chăm chỉ, miệt mài, coi sáng tạo là yếu tố quan trọng của cuộc sống. Thật đáng tiếc là ngày nay, không phải ai cũng ý thức đầy đủ được điều này. Bên cạnh những con người chăm chỉ, luôn không ngừng học tập và làm việc thì lại có những con người ý lại, biếng lười. Căn bệnh lười biếng, chây ỳ này đã trở thành căn bệnh của biết bao người. Điều đáng buồn, trong số đó, giới trẻ lại chiếm một phần không nhỏ. Họ suốt ngày chỉ ăn chơi, chạy đua theo những thứ giá trị ảo mà quên mất sự thể hiện giá trị thật của bản thân mình. Thật đáng chê trách cho những con người làm mất niềm tin mà xã hội đã đặt vào.
Dẫu biết rằng, chăm chỉ sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành công nhưng bên cạnh đó, bạn cũng phải luôn luôn sáng tạo, có lòng quyết tâm, ý chí và nghị lực. Nếu chỉ chăm chỉ, siêng năng mà dập khuôn máy móc cũng khó có thể chạm tay đến cánh cửa thành công được. Vì vậy, chúng ta cần phải năng động, sáng tạo đặc biệt là phải sáng tạo một cách có trách nhiệm. “Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để hoàn thiện bởi mọi đích đến đều có lối đi của riêng mình”. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải luôn thắp lên cho mình một ngọn lửa ý chí và nghị lực để có thể giúp ta vượt qua khó khăn, biết đứng dậy sau vấp ngã. Việc rèn luyện cho mình các kĩ năng sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chăm chỉ, siêng năng? Đầu tiên chúng ta cần có lòng tự trọng. Khi tự trọng về danh dự của bản thân, chúng ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu, từ đó phấn đấu, cố gắng. Tự trọng và trách nhiệm là thứ động cơ để giúp chúng ta thoát khỏi căn bệnh lười biếng. Tiếp đó, việc đặt ra cho mình một kế hoạch làm việc cụ thể, cố gắng bám sát kế hoạch và hoàn thành trọn vẹn mục tiêu đã đặt ra. Như vậy, mỗi chúng ta đều có thể tự chữa khỏi căn bệnh lười biếng này cho mình được.
Tôi từng rất tâm đắc với câu nói của nhà bác học Albert Einstein: “Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối”. Chúng ta đều có thể thấy rằng, không ai đạt được thành công mà lại không phải trải qua sự rèn luyện khó khăn, vất vả. Để có được một tác phẩm hội họa được cả thế giới chiêm ngưỡng thì người họa sĩ cũng phải chăm chỉ, miệt mài, cố gắng. Để có được một giọng hát hay được nhiều người mến mộ người ca sĩ cùng phải ngày đêm cần cù, rèn luyện. Tất cả đều nhờ vào sự chăm chỉ, siêng năng thì họ mới có thể thành công. Vậy nên “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, gặp bài toán khó không suy nghĩ sao biết mình làm được hay không. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện bản thân mình, chăm chỉ, miệt mài ắt sẽ thành tài, thành giỏi.
1)(tự làm nha)
2)
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:
– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:
– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.
THAM KHẢO NHÉ CHÚC EM HỌC TỐT
Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.
Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.
Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.
Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:
– Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?
Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác Ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.
Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:
– Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát. Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.
Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhân ra một điều đường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.
>> Tham khảo <<
Từ trước đến nay bố mẹ vẫn luôn hài lòng vì những gì mà mà em làm. Nhưng có một lần, em đã khiến cho bố mẹ buồn lòng và lo lắng. Mỗi khi nhớ đến việc làm đó, em lại cảm thấy xấu hổ và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ cố gắng không để bố mẹ phải buồn phiền khi nghĩ về mình nữa.
Hôm đó, vào một buổi trưa hè oi bức, cái nắng miền Trung như đổ lửa khiến cho gương mặt ai cũng mệt mỏi. Bố mẹ và em gái đều đi nghỉ ngơi, chiều bố mẹ còn đi làm, và nhiệm vụ của em là trông chừng em gái. Em gái em mới được 3 tuổi nên phải có người trông, vì chẳng may em đi lạc đâu không ai biết.
Em đã nhận trách nhiệm trông chừng em gái nhưng trưa hôm đó thằng Tý ở lớp đã rủ em đi bắn chim. Em quên mất trách nhiệm mà bố mẹ đã giao, nên hí hửng nhận lời thằng Tý đi bắn chim. Trong đầu chẳng mảy may nghĩ đến lời bố mẹ đã nói. Có lẽ đứa bé lớp 6 lúc ấy còn mải chơi hơn là nghe theo lời của bố mẹ.
Em ngồi sau xe đạp của thằng Tý sang làng bên cạnh, ở bên đó có một cái đồi lớn, rất nhiều cây và nhiều chim. Em đã bị hút hồn với khung cảnh nơi đây và say mê với trò bắn chim cùng thằng Tý. Hai đứa hì hục, rượt đuổi nhau trên đồi để bắn chim. Em bắn trượt mấy phát nhưng cũng bắn được mấy con chim. Thằng Tý bảo chim này mà nướng với lá bưởi thì thơm ngon lắm. Chỉ nghĩ đến được ăn thịt chim nướng lá bưởi do bố làm mà em đã thấy thích thú.
Bống nhớ đến bố, em mới cuồng cuồng nhớ ra việc bố mẹ giao trọng trách trông em. Em cuống quýt nói với thằng Tý và hai thằng hồng hộc đạp xe về nhà. Về tới nhà thì đã 3h chiều. Em thấy bố mẹ ngồi ở cửa, gương mặt vừa lo lắng, vừa tức giận. Khi thấy em và thằng Tý đứng trước cổng, mẹ em quát “Đi đâu mà bây giờ mới về, không nghe bố mẹ dặn gì sao”. Trong lúc mẹ nói thì bố vẫn im lặng. Em sợ nhất những lúc bố im lặng.
Thằng Tý thấy không khí căng thẳng nên đã bỏ mấy con chim bắn được và đạp xe nhanh về nhà. Em vẫn đứng trơ ra đó, rồi chầm chậm bước vào nhà.
Bố vẫn giữ gương mặt đó, bố tức giận vì những gì bố mẹ dặn mà em lại không nhớ đến, chỉ mải chơi. Vì em mải chơi mà bố mẹ đã lỡ mất việc quan trọng. Mẹ cứ quát em mãi, cuối cùng bố cũng cất tiếng, rất nhẹ nhưng lại có sức nặng “Lần sau bố mẹ dặn gì thì nhớ lấy, con đi thế lỡ có chuyện gì thì làm sao. Con cũng lớn rồi, đừng để bố mẹ lo lắng như thế nữa”.
Nghe lời bố nói, em chỉ cúi mặt, nước mắt ngắn dài cứ chảy ròng ròng trên má. Mẹ bảo nín đi, bố cũng bảo đừng khóc nữa. Lần sau đừng làm bố mẹ phiền lòng và lo lắng như thế nữa.
Em biết bố mẹ đã không còn giận nữa nhưng em rất xấu hổ và tự vấn lương tâm trong suốt buổi tối hôm đó. Em hứa từ nay sẽ không mải chơi, không làm phiền lòng bố mẹ nhiều như vậy nữa. Vì em yêu bố mẹ.
I. Giới thiệu : nêu hoàn cảnh mắc lỗi
Con người sinh ra, trong đời ai cũng có một lần mắc lỗi. mỗi người có mỗi lỗi khác nhau và vào hoàn cảnh khác nhau. Và tôi cũng thế, tôi mắc rất nhiều lỗi với ba mẹ và thầy cô. Nhưng lần mắc lỗi mà tôi thấy có lỗi nhất là vào thứ 7 vừa qua. Tôi đã đi chơi và không nói với ba mẹ khiến ba mẹ lo lắng. tôi rất hối hận vò không nói trước với mẹ. tôi sẽ kể các bạn nghe về lần mắc lỗi của tôi.
II. Thân bài
1. Mở đầu sự việc
- Thứ 7 cuối tuần được nghỉ học, nên tôi quyết định đi chơi
- Tôi đi tới tối khuya mà không nói ba mẹ, khiến ba mẹ lo lắng
2. Diễn biến sự việc
- Chuyến đi chơi khá hấp dẫn khiến tôi về khá trễ
- Tôi đi la cà trên đường về và về trễ hơn nữa
- Ba mẹ gọi tôi mà điện thoại tôi hết pin nên k pik
- Ba me gọi hoài không được nên rất lo lắng
- Khi về nhà, ba mẹ tôi đang xem ti vi
- Tôi rón rén bước vào nhà
- Ba gọi tôi lại và mắng tôi đi chơi không xin phép
- Tôi phụng phịu cải lại
- Tôi không biết lỗi mà cải lại với ba
- Ba mẹ tôi rất buồn
- Tôi bỏ lên phòng
3. Kết thúc sự việc
- Sang hôm sau ngủ dậy mẹ gọi ăn sang
- Ba tôi thì không nói một lời, mặt của ba rất buồn
- Tôi cảm thấy rất có lỗi
- Tôi xin lỗi ba và hứa không như thế nữa
III. Kết bài
- Tôi vô cùng hối hận về hành động của mình
- Tôi tự hứa với bản than sẽ không ham chơi mà cố gắn chăm ngoan học hành
Khi bạn thật sự biết mình là con người không hoàn hảo , như vậy có nghĩa là bạn đã hoàn hảo rồi đó , cái đáng sợ nhất là luôn muốn hoàn hảo cho chính mình , và từ đó nó là nguyên nhân bất toàn cho mỗi chúng ta . Như vậy người hoàn hảo là người luôn nhìn thấy cái bất hoàn hảo của chính mình , và từ đó bản thân lo chu toàn ; nhưng luôn biết rằng việc chu toàn này cũng sẽ là việc làm bất hoàn hảo vậy . Như vậy mới thật sự là hoàn hảo .
Đây là lối tư duy quán chiếu tâm thức ; mà Phật đã chỉ bày .
Phải xa lìa cái biết , tâm biết xa lìa cũng xa lìa luôn , cái xa lìa đó cũng phải xa lìa , khi không còn cái gì để xa lìa , như thế mới thật là đã xa lìa trong tâm thức .
Từ khi lọt lòng mẹ con người đã không thể đi và nói, thậm chí có người còn bị dị tật bẩm sinh. Các khả năng sống cơ bản dần hoàn thiện theo thời gian. Đến khi đi học, người thì giỏi toán, người thì giỏi văn, người thì giỏi nhạc, người thì giỏi vẽ… Mỗi người có gia đình, môi trường sống xung quanh và hưởng thụ sự giáo dục khác nhau, nhận thức của mỗi người về thế giới quan khác nhau. Từ đó hình thành nhân cách và tính cách khác nhau. Mỗi người có thể nói là sản phẩm rất đặc biệt của chính cuộc đời mình. Bạn là chính bạn và bạn sẽ không tìm được ai trên thế giới này giống bạn.
Trong suốt cuộc đời của mình, ai trong chúng ta cũng cố gắng phấn đấu để hoàn thiện mình và được hoàn hảo theo cách nghĩ của mình. Thế nhưng, con người không ai là hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh, đó là lý do cho mỗi người phấn đấu hoàn thiện mình để trở nên tốt hơn. Ngay cả Đức Phật còn chưa hoàn hảo vì chưa hoàn thành trách nhiệm của mình với gia đình thì những người bình thường như chúng ta làm sao có thể hoàn hảo?
Trong mỗi người luôn tồn tại mặt tốt và mặt xấu đối lập nhau. Nếu mặt tốt lớn hơn mặt xấu thì người đó được cho là người tốt. Ngược lại, mặt xấu lớn hơn mặt tốt thì người đó là người xấu. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá bản thân mình hoặc người nào đó chỉ toàn mặt tốt hoặc chỉ toàn là mặt xấu. Có thể trong giai đoạn này người đó là xấu nhưng sau thời gian phấn đấu thay đổi và hoàn thiện mình người đó đã trở thành người tốt.
Cá nhân tôi cho rằng đó là mặt tất yếu của cuộc sống. Chúng ta phải chấp nhận điều đó để có cái nhìn khách quan hơn về những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Trong môi trường công sở ngày nay và môi trường sống xung quanh gia đình hàng ngày, việc chấp nhận những điểm tốt và xấu của nhau sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng. Đặc biệt, môi trường công việc đang đòi hỏi phải làm việc theo từng nhóm (teamwork), việc hiểu biết mặt tốt xấu của nhau sẽ giúp chúng ta xây dựng nhóm của mình thành công hơn.
CÂU TỤC NGỮ ĂN QUẢ NHƠ KẺ TRỒNG CÂY LÀ MỘT CÂU TỤC NGỮ DẠY MÌNH PHẢI BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI ĐÃ TỐT VỚI MÌNH HOẶC LÀ ĐÃ CỨU GIÚP MÌNH LÚC MÌNH GẶP KHÓ KHĂN.CÂU TỤC NGỮ ĐÓ CŨNG KHUYÊN CHÚNG TA PHẢI BIẾT SỐNG TỐT VƠI NGƯỜI KHÁC NẾU KO SẼ GẶP QUẢ BÁO.NHỜ CÂU CHYỆN ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY MÀ EM CẢM THẤY CÓ LỖI VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHĂM SÓC , YÊU THƯƠNG EM VÀ TỐT VỚI EM.EM HỨA EM SẼ BÙ ĐẮP CHO HỌ KHI EM LỚN LÊN.
“Cứ mỗi độ thu sang
Hoa cúc lại nở vàng
Ngoài vườn hương thơm ngát
Ong bướm bay rộn ràng
Em cắp sách đến trường…”.
Khi đọc lại những câu trên mỗi chúng ta đều nhớ, hàng năm cứ đến độ thu sang khoảng đầu tháng 9, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng, lòng em lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lại xôn xao khó tả. Thật vậy, những câu thơ này đã làm em nhớ lại cái buổi ban mai em được mẹ nắm tay dắt đi trên con đường có hai hàng cây xanh thẳng tắp đến ngôi trường có mái ngói đỏ tươi. Những cây bàng và cây phượng đứng sừng sững trên cái sân rộng, sạch đẹp được cha, mẹ hay chị dẫn đến trường vĩ cũng là buổi đầu tiên đi học như em. Chao ôi, em bước theo canh tay vẫy gọi của cô nhưng tay em không sao rời được tay mẹ, mẹ em phải gỡ tay em ra và đẩy nhẹ em đi về phía cô. Bên cạnh em có bạn khóc thút thít, còn em chỉ muốn chảy nước mắt. Vào lớp, em được xếp ngồi bàn thứ hai bên cạnh của sổ, em nhìn ra ngoài sân, mẹ em và các phụ huynh đang chào nhau vui vẻ ra về. Em cúi xuống lục trong cặp lấy ba cuối Tiếng Việt lớp 1 mở ra… Giọng của cô giáo trong trẻo, lúc đầu còn nhỏ nhẹ sau to dần lên… nghe vừa lạ vừa quen… Thế là em đã đi học.
Không hiểu sao cứ đến ngày khai trường là lòng em lại rộn lên cảm giác nôn nao, háo hức đến vậy! Năm nào em cũng mong cho mùa hè qua nhanh để mùa thu về, mang theo những hoài bão và ước mơ gửi gắm trong năm học mới. Năm nay là lần thứ bảy em đi dự lễ khai giảng nhưng cảm giác hồi hộp và háo hức vẫn còn nguyên vẹ như chỉ mới hôm qua vậy.
Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...
Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...
Khi thầy hiệu trưởng dõng dạc tuyên bố: “Lễ khai giảng năm học mới 2012- 2103 bắt đầu!”, tiếng nhạc, tiếng trống nổi lên hùng mạnh. Đi đầu đoàn diễu hành là đội quốc kì với những lá cờ bay phấp phới trong nắng thu vàng, theo sau là kiệu ảnh Bác và các chi đội, những cánh tay búp măng duyệt đội mạnh mẽ. Bước qua khán đài, em thấy mình ẫ lớn lên thật nhiều, trưởng thành và nỗ lực hơn. Sau đó là phần đọc diễn văn khai giảng của thầy hiệu trưởng, thầy đọc với giọng trang nghiêm và trầm ấm. Tự hào lắm khi ngôi trường THCS Nguyễn Trãi đã mang về những thành tích đáng tự hào cho Thị xã, Tỉnh. Ngôi trường cũng là mô hình trường học liên xã đầu tiên của tỉnh Hải Dương. Trong tiếng nhạc rộn ràng của mùa thu, tiếng trống khai trường rộn rã vang lên “tùng tùng”. Vậy là một năm học mới đã bắt đầu, một mùa thu mới của trường Nguyễn Trãi. Tiếng nhạc tưng bừng, tiếng hát họa mi của đội vân nghệ trường ngân lên. Theo sau những tiết mục văn nghệ đặc sắc là những tràng pháo tay không ngớt. Buổi lễ kết thúc khi những chùm bóng bay được thả lên bầu trời trong xanh, ước mơ gửi gắm trong năm học này sẽ thành hiện thực!
Ngày khai trường quả là một ấn tượng sâu đậm trong mỗi trái tim học trò. Mang theo bao hoài bão, ước mơ, năm học này sẽ là sự nỗ lực, cố gắng hết mình của thầy trò trường THCS Nguyễn Trãi để vươn tới đỉnh cao của giáo dục. Em sẽ cố gắng thật nhiều trong năm học mới này!
Thời gian cứ thế mà trôi đi,thấm thoát cũng đã 1 tháng kể từ lần cuối tôi và em ở cùng nhau.Vẫn không thể nào quên đi được ngày hôm đó,tôi quyết định tự bắt xe buýt trở về quê thăm bà ngoại,mẹ và đứa em gái bé bỏng của mình...và mang theo con Em Nhỏ và Vệ Sĩ như một món quà cảm ơn em.Nhà bà ngoại cách đây không xa lắm nhưng tôi cảm thấy đây như một quãng đuờng rất dài.Trong lòng có một cảm xúc khó tả,vừa buồn mà lại vừa háo hức.Đến điểm đỗ,tôi xuống xe và đến nhà bà ngoại.Nhưng có một chuyện bất ngờ đã xảy ra,tôi lại gặp đứa em của mình ở chợ với một thùng xốp đầy những quả cam vàng óng.Em tôi khác rất nhiều,làm da xạm đi,chắc vì vất vả lăn quật ở khu chợ.Nó cất giọng nói ngây thơ nhưng yếu ớt chào hàng nhưng thứ nó nhận lại là ánh mắt coi thuờng của những nguời đi qua.Tôi đã phải rất cố gắng để nứơc mắt không tuôn ra.Trời lạnh mà em tôi chỉ mặc một cái áo cánh mỏng đã bạc màu.Nhìn thấy tôi,nó vội chạy ra,nuớc mắt đầm đìa.Ôm nó vào trong lòng,tôi hốt hoảng khi thấy nó gầy hơn rất nhiều...Anh em tôi dẫn nhau đi ra ruộng lúa,tôi không muốn chào mẹ vì trong lòng đang rất giận và có gặp thì cũng chẳng biết nói gì.Ngồi lên suờn đồi ngắm lúa trổ bông,tôi lấy hai con búp bê từ cặp ra đưa cho em:"Anh không cần chúng nữa,em giữ lấy mà chơi".Nó không nói gì,nuớc mắt chảy ra.Rồi với giọng nghẹn ngào:"Uớc gì anh em mình là hai con búp bê này".Đến đây tôi không thể nén cảm xúc của mình,cúi xuống mái tóc em,thút thít.Rồi nó kể:"Em ở đây vui lắm anh à,có nhiều bạn mới,nhưng...nhưng"."Nhưng sao"."Chỉ buồn vì không có anh" Nó nói.Tôi cũng buồn lắm chứ,chẳng đêm nào ngủ ngon mặc dù đã con con Vệ Sĩ.Trưa bao trùm vùng quê bằng những tia nắng ấm áp,giống so với ngày tôi dắt em đi thăm phố lần cuối."Anh thì thế nào"Nó hỏi với ánh mắt trìu mến."Anh bình thường."Tôi đưa nó lại về khu chợ vì cũng muộn rồi,tôi phải đón xe về thành phố.Nó đặt hai con búp bê cạnh cái ghế ngồi rồi ra tiến tôi, bằng bóng em tôi nhạt dần,rồi biến mất giữa buổi trưa vùng quê
Bạn bổ sung thêm cho mình nhé
Bài làm 1 :
Ngày mai, sẽ chẳng còn có dịp gặp lại đầy đủ các thành viên của lớp, sẽ chẳng bao giờ có lại cái không khí của phòng học những buổi đến trường.
"Có mùa phượng vĩ không tên thành hò hẹn
Đỏ cái nhìn vương vấn lúc chia tay
Cô bạn gái ngại ngùng không dám khóc
Nghèn nghẹn lời trong đôi mắt cay cay."
Có một ngày, nhìn những hàng cây xanh ngát, những chiếc ghế đá nhạt dần màu thời gian, những bông phượng đỏ rực trong cái nắng vàng rực rỡ của mùa hè, ta bất chợt nhận ra đan xen với nỗi buồn man mát và sự ngậm ngùi nuối tiếc: Mùa hè đến rồi! Mùa chia tay đã đến!
Ta sẽ không quên những buổi sáng mùa đông, ta vùng dậy khỏi chiếc chăn ấm áp, tự dằn lòng mình với giấc ngủ còn mời gọi để lóc cóc đạp xe đến trường. Yêu sao khi nhỏ bạn giúi vào tay ta bắp ngô nướng còn ấm rồi chạy nhanh vào lớp...Tình bạn của một thời học sinh...
Ta bỗng thấy xao xuyến khi nhìn sân trường vắng tanh sau giờ tan học. Rồi mai đây, những hình ảnh đứa bạn thân chạy lung tung cùng ta mỗi góc lớp, thằng bạn suốt ngày hát nghêu ngao kia sẽ trôi vào dĩ vãng. Xa cách phương trời, liệu sau này có còn gặp lại?
"Có tiếng ve suốt một thời không ai hay
Chỉ lúc cạnh nhau mới thấy buồn đến thế
Mười hai năm ve kêu như thành lệ
Bước đi không đành mà ngoảnh lại buồn hơn."
Kết thúc 12 năm học, ta bỗng thấy nhớ thầy chủ nhiệm. Thầy hiền từ nhưng cũng rất nghiêm khắc mỗi lần ta vi phạm. Lúc ấy nghe thầy mắng, ta thấy tự ái, thấy sao mà giận thầy ghê gớm, thầy chẳng hiểu tâm lí chúng mình. Giờ đây, nghĩ lại ta bỗng dưng ứa chào nước mắt. Thầy mắng để rồi chúng ta thành người. Sắp tới, con xa trường, xa thầy rồi, bỗng thèm một lần lại được thầy mắng để biết thêm về những bài học làm người...
Để rồi tất cả những điều ấy: Sân trường, lớp học, thầy cô và bạn bè sắp thành những kỉ niệm khó phai trong ta. Ôi, nhớ!...
"Xưa cứ trách bằng lăng tím đâu đâu
Giờ mới thấy hoa có mầu nỗi nhớ
Tím miên man, tím cùng thời gian đang căng nghẹn thở
Của mùa thi mỗi lúc mỗi gần."
Sắp chia tay rồi, nhận ra ta còn nợ một ánh mắt, một nụ cười, một lời cảm ơn, cả một chút quan tâm dành cho ai đó nữa, để đến hôm nay triệu lời xin lỗi bỗng ùa về:
"Có người bạn đến phút cuối mới thành thân
Có mái tóc giờ chia tay mới biết mình rất nhớ
Trong lưu bút có bài thơ chép rồi mà vẫn sợ
Hồi hộp đưa - hồi hộp đợi… chợt thở phào."
Yêu biết mấy những tháng năm học trò! Thời học sinh đẹp như vậy đấy! Phải chi thời gian có thể dừng lại một phút để ta có thể sống lại từng giây phút học trò, cho ta sống thêm 1 lần thôi để ta biết trân trọng khoảng khắc này. Và phải chi, thời gian có thể quay ngược lại để ta có thể hết hình với bạn bè. Thời gian ơi, làm ơn đừng hối hả trôi gấp gáp như vậy chứ?
Ngày mai, mỗi đứa một nơi, hòa mình vào sự tấp nập của dòng đời. Ai còn nhớ đến ai? Ai còn nhớ góc sân trường, hàng ghế đá này? Ngày mai, sẽ chẳng còn có dịp gặp lại đầy đủ các thành viên của lớp, sẽ chẳng bao giờ có lại cái không khí của phòng học những buổi đến trường, của những buổi đi chơi dã ngoại ngày xưa. Tất cả sẽ đi sâu vào dĩ vãng.
Mái trường xưa vẫn thế, hàng phượng vĩ vẫn sẽ làm nghĩa vụ cho những mùa hè sau, tiếng gọi "Thầy ơi, cô ơi"vẫn sẽ bật ra từ của miệng của những đứa trẻ, tiếng cười đùa vui vẻ vẫn làm náo loạn cả một góc sân trường......Tất cả, chúng ta đều có thể hồi ức còn lại:
"12 năm, niềm vui nỗi buồn
Đọng lại, trên khóe mắt...cay cay...!"
Nhưng tôi tin rằng trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng như mình luôn thầm gọi:
"Mái trường ơi, thầy cô ơi!
Sẽ có ngày em quay trở lại.
Vì với em kỉ niệm là mãi mãi
Tiếng trống trường như nhịp đập trái tim..."
Yêu biết mấy mái trường thân yêu! Yêu biết mấy những tháng năm học trò...
Bài làm 2 :
Chỉ còn vài tháng nữa thôi, tôi phải sắp xa ngôi trường Trần Cao Vân thân yêu, nơi đầy ắp những kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè và trường lớp.
Nhớ lắm cái ngày hôm ấy, đó là một buổi sáng mùa thu không khí mát mẻ, trong lành. Ngồi sau lưng mẹ, lòng tôi dậy lên một niềm vui khó tả xen lẫn cảm giác bồi hồi, lo sợ khi lần đầu tiên bước chân vào cổng Trường Tiểu học Trần Cao Vân. Sân trường rộng rãi với cây bàng, cây phượng tỏa bóng mát rượi rợp bóng cờ hoa. Mẹ dắt tay tôi vào lớp 1/3. Nụ cười hiền từ, ánh mắt ấm áp cùng với đôi tay mềm mại xoa nhẹ vào đầu tôi của cô Chu Thị Thanh Loan đã xóa tan đi mọi lo lắng, giúp tôi tự tin hơn trong những ngày đầu đến trường. Ấn tượng đầu tiên ấy đã theo tôi suốt các năm học.
Rồi ngày tháng trôi đi, tôi đã học được biết bao điều. Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui bởi tôi được cùng học, cùng chơi với bạn bè, được thầy cô dạy dỗ, yêu thương, được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường.
Càng ngày, tôi càng khôn lớn, trưởng thành hơn chính là nhờ sự dìu dắt của thầy cô. Cảm ơn cô Loan đã dạy tôi những nét chữ đầu tiên. Cảm ơn cô Uyên- giáo viên chủ nhiệm lớp 2- đã luôn lắng nghe và thấu hiểu tôi, cảm ơn cô Linh, cô Hằng- giáo viên chủ nhiệm lớp 3 và 4- đã luôn khích lệ để tôi tự tin hơn. Và với năm cuối cấp này, không chỉ là giáo viên chủ nhiệm đứng lớp, cô Lành còn giống như người bạn của chúng tôi. Cô rất hiểu tính cách của từng bạn trong lớp, hiểu tuổi mới lớn của chúng tôi với nhiều trò nghịch phá và rắc rối. Và còn nhiều thầy cô giáo khác mà tôi không bao giờ quên như cô Vân, cô Tiên đã dạy tôi cách học, cách tiếp cận với những bài toán, bài văn khó ở câu lạc bộ năng khiếu. Cảm ơn những thầy cô giáo bộ môn thầm lặng đã dạy tôi biết ước mơ, biết cái hay, cái đẹp…
Bụi phấn cứ rơi rơi
Cho em thêm kiến thức
Giúp em dần lớn khôn
Bụi phấn kia không mệt.
Không quản ngày quản đêm
Cô chăm lo, dìu dắt
Thương trò như thương con
Không quản cả đêm ngày.
Yêu cô em gắng học
Bởi sợ cô em buồn
Bởi sợ sầu trên mắt
Yêu cô lắm cô ơi!
Mái trường Trần Cao Vân thân yêu ,với hàng phượng vĩ rực màu đỏ thắm, lớp học, chỗ ngồi thân quen,……….tất cả đều là kỷ niệm, sẽ mãi mãi tươi đẹp tỏa sáng , hệt như một vì sao tượng trưng cho tình cảm thiêng liêng mà tôi dành cho thầy cô vậy. Rồi mai đây tôi phải xa mái trường thân yêu này, tôi hứa sẽ học hành thật tốt, trở thành một con ngoan trò giỏi , mãi luôn tự hào là học sinh của trường Tiểu học Trần Cao Vân- một ngôi trường luôn vì các học sinh thân yêu.
(Mình lấy trên mạng nhưng bạn hãy tổng hợp lấy mỗi bài một đoạn ghép vô bài làm của mình nha!)
Mở bài:
-Giới thiệu trường đang học và tình cảm chung với ngôi trường đó
Thân bài:
*Cảm nghĩ về trường :
- kỉ niệm, thày cô
- cảm nghĩ về những điều tốt đẹp mà ngôi trg mag cho mỗi hs
+ tình bạn, tình thày trò, tình yêu thg
+ kiến thức ms lạ
+ nhữg bài học làm ng
+ những ước mơ, hi vọng đẹp trong t/lai
Kết bài:
-Khẳng định lại t/cảm mình dành cho ngôi trường này.
Bài làm:
Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người thì yêu ngôi trường trung học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường Tiểu học Hùng Vương– nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi chơi đùa.
Tôi yêu lắm rân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày tôi vào lớp Một, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoắt hơn bốn năm đã trôi qua, giờ tôi là học sinh lớp năm….Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh Tiểu học, để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người.
Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời, luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay là những nụ cười của bạn bè tôi lại thấy lòng mình ấm áp hơn.
Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã. Ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một ....những ngày tháng tuyệt vời ấy lần lượt trôi đi để lại trong tôi những nuối tiếc. Chỉ còn hai tháng nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ kéo dài được bao lâu?
Thời gian trôi đi như những làn sống dập dềnh ra khơi không trở lại. Nhưng có một thứ mãi mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường Tiểu học Hùng Vương mến yêu.
Chúc bạn học tốt!!!!
Đoạn kết của truyện thể hiện tâm trạng xúc động ko nói thành lời của người anh khi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em gái Kiều Phương. Lời độc thoại của người anh như một lời thú tội đau đớn khi nhận ra phần hạn chế của chính mình. Đồng thời người anh cũng thức tỉnh trước tình cảm trog sáng , chân thành , tài năng hội họa và tấm lòng bao dung của người em gái. Đoạn kết câu chuyện mở ra cho người đọc sự suy ngẫm riêng : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trog tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy đc người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ , người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý
Đây là cảm nhận mà ý mk bảo là tưởng tượng ra đoạn sau cơ