Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới. Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ “Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới” treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức. Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.
Lễ Hội Đua Voi Ở Tây Nguyên
Hội đua voi truyền thống của người M’nông ở Buôn Mê Thuột thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch - một trong những tháng đẹp nhất của năm ở Tây Nguyên. Lễ hội này nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân bản địa. Tuy nhiên, lễ hội không được quảng bá rộng rãi như lễ hội cồng chiêng nên rất ít du khách đến đây đúng vào thời điểm này. Điều đặc biệt của lễ hội là mang tính truyền thống cao, chưa bị thương mại hóa.Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người.Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc...Khán giả phần đông là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt. Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức.Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng. Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể.Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.Huyền thoại về thuần dưỡng voi rừng là N’Thu K’Nul, ông sinh năm 1828, mất khi đã thọ được 110 tuổi, ông có danh hiệu là “Vua săn voi” (khun-ju-nốp) do Hoàng gia Thái Lan ban tặng. Ông được xem là người khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn, một người tù trưởng đầy quyền lực và được nhiều dân tộc kính phục lúc bấy giờ. Theo người dân địa phương, trong đời ông đã thuần dưỡng khoảng 170 con voi rừng, có người lại nói ông thuần dưỡng đến hàng trăm con; trong đó, có một con bạch tượng-loài vật hiếm có. Hiện nay, khu mộ của ông được giữ gìn kỹ lưỡng. Mộ được kết hợp giữa kiến trúc của người M’Nông và người Lào-hai dân tộc chính ở địa phương vào thời điểm đó. Đó như một biểu tượng của truyền thống sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em.Phần mộ là những chi tiết hình khối đơn giản, trang trí búp sen ở bốn góc và đỉnh. Cạnh mộ Vua săn voi là ngôi mộ hình tháp, có mái nhọn cách điệu nhà rông. Ngôi mộ này do vua Bảo Đại xây dựng cho hậu duệ của N’Thu K’Nul là R’Leo K’Nul, gọi ông bằng cậu. Người ta hay nhầm tưởng ngôi mộ hình tháp là của N’Thu K’Nul. Khu lăng mộ này được nhiều du khách đến chiêm ngưỡng để hiểu rõ hơn về những con người xuất chúng. Về sau, có một số hậu duệ khác của N’Thu K’Nul nối nghiệp, nhưng số lượng voi thuần dưỡng ít hơn và tay nghề kém hơn.Quần thể du lịch Buôn Đôn là một không gian đặc trưng, là cái hồn của Tây Nguyên với những cánh rừng già, những con sông cuồn cuộn chảy và những hồ nước lưng chừng trời, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hình thành vùng đất này. Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách TP Buôn Mê Thuột khoảng 42km.Đến đây, du khách có dịp thưởng thức cồng chiêng, cưỡi voi.Cá trên sông Sê-rê-pốk và hồ Lắk là những đặc sản quý của vùng này. Ai đến đây cũng phải tìm cho bằng được các loại cá bản địa để thưởng thức vì vị ngon và lạ bởi vị trí hiểm trở của nơi chúng sinh trưởng đã tạo sự khác biệt giữa cá sông, hồ Tây Nguyên với cá sông, hồ ở đồng bằng...
Bạn Chu lại được bạn bè quý mến vì tính tình vui vẻ. Bạn Lý trêu chọc: "Chu thêm dấu huyền là chữ chi?" - Là chù, là chuột chù, họ hàng nhà tớ đó! - nói xong, cậu ta vỗ bụng cười tít cá mắt lại.
- Thế tru là con chi bạn Chu?
- Tru là con trâu, dân trọ trẹ choa vẫn nói thế. Dễ ợt mà cũng đố, Cũng hỏi.
Chu là kho truyện cười của lớp 4A. Cậu ta kể rất hay các truyện cười, truyện Trạng Quỳnh, truyện Xiển Bột, truyện Ông Ó, .. Một hôm, cả lớp đi chăm sóc vườn hoa, Chu kể câu chuyện "Thôi thật" trong lúc giải lao.
Tất cả các bạn đều ôm bụng mà cười, bò ra mà cười. Mặt tỉnh khô, Chu hỏi cả lớp: "Đố các bạn "trung tiện" là gì?”. Vì không có từ điển, nên không ai giải nghĩa được. Chu chỉ tủm tỉm cười.
Bạn Chu là người như thế đấy . Cậu ta vui nhộn lắm.
Tham khảo:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Mỗi năm vào ngày mùng 10, tháng 3 âm lịch, dòng người khắp cả nước lại cùng nhau đổ về Việt Trì, Phú Thọ để tham gia lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là giỗ tổ Hùng Vương, cả nhà tôi cũng hòa trong không khí đó. Hội Đền Hùng kéo dài trong bốn ngày từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch hàng năm, gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ được cử hành rất long trọng, đồ cúng gồm có một đầu lợn, một đầu dê và một đầu bò, ngoài ra còn có bánh chưng xanh, xôi nhiều màu và bánh dày. Sau khi các chức sắc, bô lão vào tế lễ thì đến lượt người dân ở tứ phương vào tế lễ để tỏ lòng thành kính, biết ơn với vua Hùng và cầu mong cho mình những điều tốt đẹp. Tiếp theo, vui nhất phải kể đến hội rước kiệu, những chiếc kiệu được sơn son thiếp vàng, người đi rước mang khăn đóng áo dài, hoặc kiểu trang phục của quan lại thời xưa trông thật đặc sắc. Nếu như đám rước kiệu nào chiến thắng trong buổi lễ năm nay thì năm sau sẽ được vinh dự rước kiệu lên đền Thượng tham gia vào phần quốc lễ. Nhìn từ xa xa, chỉ thấy đoàn người đông như kiến với đủ loại trang phục, màu sắc khác nhau chen chúc đi xem hội, ai nấy đều vui mừng, háo hức. Xung quanh khu vực đền Hùng cắm rất nhiều cờ hội với các màu xanh đỏ, tím, vàng làm cho không khí trở nên rộn ràng, náo nhiệt vô cùng. Vì lượng người đổ về đây dự hội rất đông nên có một lực lượng công an tiến hành giữ vững an ninh, trật tự để đảm bảo cho ngày hội diễn ra suôn sẻ. Lễ hội Đền Hùng là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ta, cần được giữ vững và phát huy đến muôn đời sau.
Chúc bạn học tốt!
ai đã từng đặt chân lên quê hương em thì ko thể quen đc cảnh đẹp trên quê em.Và cảnh đẹp nhất đó là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay.
Nhìn từ xa cánh đồng như một dải lụa vàng khổng lồ.Xa xa đằng kia là chân trời dưới cánh đồng mấy con trâu cùng bác nông dân chăm chỉ làm việc.
Đó là cảnh đẹp ở quê hương em
mình bí rồi sr bạn ngắn wá
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
mk bí quá bạn ạ
Bữa trước em được đi xem xiếc. Diễn viên xiếc làm em chú ý nhất, thích thú nhất chính là chú hề. Chú thật là vui tính và có tài làm mọi người phải cười ngả cười nghiêng.
Người chú dong dỏng cao. Trên đầu chú đội một cái mũ thủng chóp nên có một chỏm tóc chìa cả ra ngoài. Bộ ria của chú rậm và dài, đặc biệt là có thể động đậy mỗi khi chú nói. Hai má chú bôi phấn đỏ chót như má con gái. Áo của chú mặc cũng thấy lôi thôi, cái sơ mi bên trong thì dài tới gần đầu gối còn cái áo ghi lê ở ngoài thì ngắn cũn cỡn chừng nửa lưng. Cái quần của chú rộng lùng thùng ,đôi giày của chú thì to lớn quá cỡ. Chú khệnh khạng đi ra sân. Chú thấy một cây táo có quả chín đeo lủng lẳng. Chú đến gốc cây toan đưa tay hái trộm thì một con chó béc giê lớn ở trong xổ ra. Chú cuống quít chạy trốn nhưng con chó đã ngoạm được một miếng mông quần và cắn rách ngay ra. Chú hề vừa bưng chỗ quần thủng vừa chạy trông mà cười nôn ruột. Thấy người khác tung hứng chú cũng tung hứng nhưng lại bị cái ghế gỗ rơi trúng lưng tuột mất cả cái áo ghi lê. Chú thấy một con khỉ đi xe đạp thì giằng lấy cái xe bé tí của nó toan ngồi lên thì đã ngã chỏng quèo trên sân khấu. Chú hề cứ liên tục làm cả rạp nổi lên những đợt cười dài...
Khi xem xiếc xong, về tới nhà, mẹ em hỏi em "Con xem xiếc có gì vui không?". Em sốt sắng trả lời ngay: "Thưa mẹ, có chú hề hay lắm mẹ ạ!".
Anh tôi là một người rất vui tính. Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy anh cáu kỉnh. Có những lúc bố giận dữ la mắng ầm ĩ vì những trò nghịch ngợm phá phách của anh em chúng tôi, anh chỉ cười trừ rồi xin lỗi bố, thế là bố nguôi giận. Có lần em út tôi sốt cao, cả nhà lo cuống quýt. Riêng anh vẫn giữ được vẻ bình tĩnh, điềm đạm. Chính vì vậy mà anh là người giải quyết được mọi việc. Mẹ tôi thường tự hào bảo: “Anh trai các con đã là người lớn rồi đấy!”. Tôi rất mến người anh cả vui tính và hiền hậu.
Bữa trước em được đi xem xiếc. Diễn viên xiếc làm em chú ý nhất, thích thú nhất chính là chú hề. Chú thật là vui tính và có tài làm mọi người phải cười ngả cười nghiêng.
Người chú dong dỏng cao. Trên đầu chú đội một cái mũ thủng chóp nên có một chỏm tóc chìa cả ra ngoài. Bộ ria của chú rậm và dài, đặc biệt là có thể động đậy mỗi khi chú nói. Hai má chú bôi phấn đỏ chót như má con gái. Áo của chú mặc cũng thấy lôi thôi, cái sơ mi bên trong thì dài tới gần đầu gối còn cái áo ghi lê ở ngoài thì ngắn cũn cỡn chừng nửa lưng. Cái quần của chú rộng lùng thùng ,đôi giày của chú thì to lớn quá cỡ. Chú khệnh khạng đi ra sân. Chú thấy một cây táo có quả chín đeo lủng lẳng. Chú đến gốc cây toan đưa tay hái trộm thì một con chó béc giê lớn ở trong xổ ra. Chú cuống quít chạy trốn nhưng con chó đã ngoạm được một miếng mông quần và cắn rách ngay ra. Chú hề vừa bưng chỗ quần thủng vừa chạy trông mà cười nôn ruột. Thấy người khác tung hứng chú cũng tung hứng nhưng lại bị cái ghế gỗ rơi trúng lưng tuột mất cả cái áo ghi lê. Chú thấy một con khỉ đi xe đạp thì giằng lấy cái xe bé tí của nó toan ngồi lên thì đã ngã chỏng quèo trên sân khấu. Chú hề cứ liên tục làm cả rạp nổi lên những đợt cười dài...
Khi xem xiếc xong, về tới nhà, mẹ em hỏi em "Con xem xiếc có gì vui không?". Em sốt sắng trả lời ngay: "Thưa mẹ, có chú hề hay lắm mẹ ạ!".
Có một lần, xem chương trình trên kênh Bến Tre, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt.
Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.
Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.
Halloween là một lễ kỷ niệm vào ngày 31 Tháng Mười. Những màu sắc phổ biến nhất trong ngày là màu cam và đen. Halloween đến từ các lễ hội Cel cổ xưa Samhain. The Celts cổ xưa tin rằng vào ngày 31 Tháng 10, nay là Halloween, ranh giới giữa sự sống và cái chết là không rõ ràng, và kẻ chết trở nên nguy hiểm cho cuộc sống bằng cách gây ra các vấn đề như bệnh tật hoặc cây bị hư hỏng. Ngày Halloween, người Celt cổ đại sẽ đặt một bộ xương của cửa sổ của họ đại diện cho những người chết. Tin tưởng rằng người đứng đầu là phần mạnh nhất của cơ thể, có chứa tinh thần và kiến thức, người Celt sử dụng các "đầu" của thực vật để trang trí ngôi nhà của họ. Vào ngày này người ta thường mặc quần áo kỳ lạ như những nhân vật trong tiểu thuyết khủng khiếp hoặc phim để dọa người khác. Mọi người thường thích ăn mặc như con ma, bộ xương, hoặc phù thủy. Bây giờ Halloween là một ngày lễ chính thức ở hầu hết các nước châu Âu.
Halloween được tổ chức ở một số quốc gia vào ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đây là thời điểm để tưởng nhớ các vị Thánh (hallows) và những người đã khuất. Các hoạt động Halloween bao gồm khắc bí ngô, kể những câu chuyện rùng rợn và xem phim kinh dị. Hoạt động phổ biến nhất trong Halloween là khi bọn trẻ đi chơi (Trick or Treat) và tổ chức tiệc hóa trang. Trong hoạt động này, các bạn nhỏ sẽ mặc nhiều trang phục khác nhau. Sau đó, họ đi từng nhà gõ cửa những người trong khu phố. Các gia đình đã chuẩn bị rất nhiều đồ ngọt, bánh kẹo để chia cho chúng. Ngoài ra, trẻ sẽ gõ cửa và nói “Trick or Treat”. Khi bọn trẻ nhận được một viên kẹo hoặc một món đồ ngọt, chúng sẽ rất vui. Mặt khác, nếu không nhận được gì, chúng sẽ bày ra một số chiêu trò.
Tham khảo :
Quê hương em vào dịp đầu xuân thường diễn ra hội thi đua thuyền. Lễ hội đua thuyền năm nay được tổ chức vào buổi sáng mồng Bốn tết. Hai bên bờ sông, người đến xem và cổ vũ rất đông. Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay, tiếng trống, tiếng kèn vang lên rộn rã động viên khích lệ cho các đội đua. Có ba đội tham gia đua, mỗi đội có tám thành viên. Các tay đua cao to lực lưỡng, trang phục toàn là quần áo vàng, xanh, đỏ. Bảy giờ rưỡi sáng khi hiệu lệnh cất lên, các đội đua bắt đầu xuất phát. Những con thuyền đua lướt nhanh trên mặt sông. Đội nào cũng ra sức để vượt lên đội kia. Đội áo đỏ bỗng vượt lên đội áo vàng và đội áo xanh. Tiếng hò hét và vỗ tay vang lên rất rộn ràng. Đứng trên cầu nhìn xuống lòng sông để quan sát các thuyền đua thật là thú vị. Kết thúc hội đua thuyền, đội áo đỏ giành giải Nhất, đội xanh giành giải Nhì và đội áo vàng giành giải Ba. Ra về ai cũng vui tươi, phấn khởi.
~HT~
ngày hội mà em biết là hội rằm trung thu