Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày em lên lớp 6 cũng là lúc em được mở mang những kiến thức mới, những trải nghiệm mới qua những chuyến đi xa nhà. Trong đó, Hà Nội - thủ đô Việt Nam là điểm đến để lại ở em những ấn tượng khó phai.
Khi còn ở nhà, em được biết đến Thủ Đô phồn hoa của đất nước qua những bài hát thân thương, qua lời kể của bố mẹ và khi đến Hà Nội, bố và em nghỉ ngơi tại một khách sạn gần hồ Gươm, trong bữa ăn trưa bố và em cùng bàn về lịch trình chuyến đi. Hà Nội hiện ra trong em với nhiều điều mới lạ và bỡ ngỡ xen chút thích thú và tò mò vô cùng. Em cảm nhận được nếp sinh hoạt khác hẳn so với những người dân quê em. Đó là bầu không khí của một ngày, dường như lúc nào cũng sôi động và tập nập lúc người ta bắt đầu một ngày mới hay giờ tan tầm. Có thể nói, vào bất cứ thời gian nào trong ngày thì Hà Nội đều có nét đẹp rất riêng, một nét nhộn nhịp của thủ đô. Buổi sáng sớm, đứng trên cao ngắm nhìn thành phố thật không gì thú vị hơn. Vì khách sạn nơi bố và em ở quận Hoàn Kiếm, trung tâm thành phố. Vén bức rèm trắng nhìn ra ngoài cửa sổ , tất cả mọi cảnh vật nơi đây như thu hết vào tầm mắt. Cảnh Hồ Gươm hiện lên mờ ảo pha trộn sắc xanh tươi mới. Những cành lá xanh non còn đọng những giọt sương mai như những giọt pha lê tinh khiết. Hàng liễu xung quanh bờ buông rũ lá trông như những thiếu nữ xõa mái tóc thướt tha xuống mặt hồ. Cầu Thê Húc cong cong hình con tôm nối liền bờ với ngôi đền nằm giữa những cây trăm năm tuổi. Xa xa, Tháp Rùa mờ mờ hiện lên cổ kính…Xung quanh bờ hồ, mọi người đang tập thể dục khắp nơi vang tiếng nói cười. Trên đường, đã có nhiều người và xe qua lại, nhất là những chiếc xe ô tô mà ở nông thôn hiếm thấy. Tiếng rao của những người bán hàng ăn sáng vọng khắp khu phố tấp nập. Buổi sáng ở thành phố rất khác với nơi em sống. Ở thành phố, mọi người được đánh thức bởi tiếng xe, tiếng người rao bán hàng, tiếng người dân đi tập thể dục. Còn ở quê em, tiếng gà gáy chính là chiếc đồng hồ báo thức sống. Tiếng gà râm ran khắp xóm thôn giục mọi người nhanh nhanh thức dậy chuẩn bị cho một ngày lao động , người ra đồng cày cấy, người ra chợ bán hàng,... Lâu nay ở quê, em quen nhìn cánh đồng lúa bát ngát, gốc đa đầu đình, những con đường đất, vườn cây lối xóm thân thuộc. Dọc theo con đường từ trung tâm thành phố đi về phía Cầu Giấy, em được vào công viên Thủ Lệ, nơi mà trẻ em luôn mong muốn được vui chơi thỏa thích với những con vật thân thiện, ngồi trên ghế đá thưởng thức những que kem vị dâu yêu thích mát lạnh. Đến thăm chùa Một Cột, em thấy ngôi chùa nhỏ như một bông sen vươn lên giữa hồ, tựa như một bông sen thanh cao đang vươn lên trên đám bùn lầy. Quả thực ông cha ta có sự sáng tạo trong những công trình kiến trúc mang tầm vóc lịch sử. Không khí thiêng liêng bao trùm khi bố và em vào thăm lăng Bác. Đoàn người xếp hàng dài nối nhau trong sự im lặng và tôn kính. Trong lăng, vị lãnh tụ vĩ đại đang nằm ngủ trong chiếc linh cữu bằng thủy tinh trong suốt, em đang được ngắm nhìn khuôn mặt kính yêu của người Cha già dân tộc. Bên ngoài lăng, hàng tre như những người lính đứng canh bảo vệ cho lăng. Dọc theo lối đi, đến nhà sàn nơi Bác ở ,đi qua hồ cá xanh trong với hàng trăm chú cá vàng đang bơi lội tung tẩy. Dường như Bác rất yêu thiên nhiên và gần gũi với thiên nhiên, nên nơi Bác ở đều có những nét đẹp của bà mẹ thiên nhiên hòa hợp cũng đời sống sinh hoạt của con người. Trở về khách sạn, chuẩn bị đồ để ngày mai về nhà trở về với nếp sống sinh hoạt thường ngày và giữ lại những kỉ niệm đẹp về nơi dây.
Đối với em đó là một chuyến đi đầy ý nghĩa, để lại trong em nhiều điều lí thú , giúp em khám phá ra nhiều điều mới mẻ từ cuộc sống thành phố tấp nập, nơi thủ đô xinh đẹp của đất nước Việt Nam thân yêu.
đòi hỏi nhiều quá bạn ei có bài làm là dc
đây là bài của bạn mình nó cho chép hay không tùy bạn.OK?
Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.
Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến. Thành pồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau.Anh lái xe dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh. Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.
Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm… Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ.
Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian. Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!
dàn bài đây:
mở bài: người bạn đó là ai , có thân thiết với em không
thân bài : cần tả một chút về ngoại hình : bạn ấy cao hay thấp, gầy hay béo
kể những kỉ niệm của bạn với em cho thấy bạn là người bạn tốt em cũng có hay giúp bạn không
kết bài : nêu cảm nghĩ của em về người bạn ấy
bài làm nè
em có rất nhiều bạn thân. nhưng người bạn thân thiết nhất với em đó là bạn phúc.
bạn có nước da trắng hồng. đôi mắt đen láy và mái tóc mượt lúc nào cũng được chải chuốt gọn gàng.
em với bạn có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ khó quên. trong một kì thi em không làm được bài em nhờ bạn giúp nhưng bạn không giúp. thế là lúc trả bài bạn được 10 còn em được8
Mùa hè năm ngoái, ba mẹ cho em về quê ngoại chơi với ông và và cậu mợ. Chuyến đi ấy chỉ 10 ngày nhưng em có rất nhiều kỉ niệm không thể quên từ chuyến đi chơi ý nghĩa ấy.
Năm ngoái, chỉ mình em về quê chơi, còn ba mẹ không về, vì bận công việc. Quê ngoại em rất yên tĩnh, nhà bà ngoại nằm cạnh cánh đồng lúa mênh mông. Lúc đó đang mùa thu hoạch lúa nên cánh đồng rợp màu vàng trải dài đến vô tận. Bà con cô bác xung quanh nhà nội dậy thật sớm và dắt trâu, kéo xe bò ra đồng bắt đầu gặt lúa.
Em cũng đòi cậu mợ cho đi cùng để dắt trâu với thằng Tèo. Cậu mợ cho em ngồi lên chiếc xe bò và bắt đầu ra đồng. Cảm giác lần đầu tiên được ngồi xe bò thật là thích, chiếc xe di chuyển chậm chạp nhưng rất an toàn. Lúa ruộng nào cũng nặng trĩu bông, mọi người cười đùa với nhau rất vui vẻ. Hình như là vụ mùa bội thu.
Bà ngoại em biết em thích ăn bánh lá nên hôm nào đi chợ bà cũng mua cho em hai cái. Buổi chiều ở quê thực sự rất đẹp, mát mẻ và trong lành. Ông ngoại làm cho em và thằng Tèo một con diều sáo to, khi gió nổi bọn em lại mang diều ra thả. Nhìn diều bay lượn giữa không trung bao la em rất thích thú và thấy thoải mái.
Mặc dù ở quê ngoại không có nhiều bánh kẹo, xe cộ như ở thành phố nhưng ở đây mọi người rất thân thiện, sống tình cảm với nhau. Em về nhà ngoại chơi nhưng hàng xóm của ngoại vẫn sang chơi và cho em quà bánh. Em rất yêu mến họ.
Có nhiều hôm, thằng Tèo dẫn em đi chăn trâu cùng, chăn từ chiều đến tối, lúc mặt trăng lên cao mới lùa trâu về. Trẻ con ở xóm này đứa nào cũng chăm chỉ chăn trâu như vậy. Em rất thích thú khi được theo mấy đứa ra đồng, nhìn mấy đứa tát cá ở dưới con mương dài ngoằn nghèo.
Về đây em lần đầu tiên được đi tắm ao, nhưng ngoại phải đứng trên bờ trông thì em mới dám bước xuống ao tắm. Được vẫy vùng giữa dòng xanh mướt, dịu nhẹ của ao quê nhà, em rất thích thú.
Mặc dù em chỉ ở quê ngoại được mười ngày nhưng với em đã có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ với vùng quê này. Em mong sao hè năm nay ba mẹ sẽ cho em được về quê ngoại được, để được vui đùa thoải mái mà không phải lo lắng điều gì.
đúng thì tk cho mik
Hồi đầu năm học, bố em có hứa rằng nếu em đạt danh hiệu Học sinh giỏi thì đến hè bố sẽ cho về thăm quê. Em đã cố gắng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi và bố em đã thực hiện lời hứa của mình.
Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi. Chiếc Hon da được lau chùi sạch sẽ và đổ đầy xăng. Túi quà biếu ông bà nội mà mẹ em sắp sẵn từ tối hôm qua cũng đã được chằng buộc kĩ càng. Mẹ tiễn hai bố con ra cổng rồi nắm tay em dặn:
- Con thưa với ông bà là mẹ gửi lời kính thăm ông bà nhé! Chúc hai bố con một chuyến đi vui vẻ!
Chiếc xe máy như con tuấn mã nhẹ nhàng lao đi trên con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau. Gió sớm lồng lộng thổi làm cho tâm trạng em thêm náo nức. Hai tay ôm chặt lấy lưng bố, em vui vẻ cất tiếng hát:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…
Quê nội em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với hội Lim, với các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, với tranh Đông Hồ nức tiếng gần xa. Bố em đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ ven sòng Đuống. Xa quê, bố hay nhắc đến những ki niệm thời thơ ấu gắn nền với cây đa, bến nước, mái đình,…
Rong ruổi độ hơn một tiếng đồng hồ, hai bố con em về tới cổng làng. Một đoàn người tay liềm tay hái, vai quảy quang gánh đang ra đồng gặt lúa. Bố con em cất tiếng chào, bao nhiêu tiếng bà con tíu tít đáp lại. Lòng em ấm áp hẳn lên bởi tình cảm quệ hương thân thiết.
Nhà ông bà nội kia rồi! Năm gian nhà ngói giữa một vườn cây trái sum suê. Hàng cau cao vút trồng dọc lối vào đeo những buồng sai quả. Giàn trầu bên giếng nước vẫn xanh tươi như trước. Dưới gốc cam, mẹ con đàn gà đang rỉa lông rỉa cánh…
Ông bà và các bác, các anh chị ùa ra đón. Người dắt xe, người xách túi… Tiếng nói tiếng cười rộn rã cả một khoảng sân.
Ông nội dắt tay em vào nhà. ông cười, chòm râu bạc rung rung:
- Cu Thuận con bố Thành năm nay học hành ra sao, kể cho ông nghe nào!
Em bẽn lén thưa rằng em đạt được đanh hiệu Học sinh xuất sắc, ông vui lắm, xoa đầu em khen:
- Cháu ông giỏi lắm! Mấy tháng nữa là lên lớp 10 rồi, phải chăm ngoan hơn nữa nghe chưa!
Cả nhà cười vang. Em xấu hổ chạy đến nấp sau lưng bà nội.
Mấy ngày ở quê, em được dẫn đi thăm hết thảy họ hàng; được lên chơi trên chùa Bút Tháp, được theo các anh chị ra đồng xem thu hoạch lúa…
Vui nhất là đêm rằm, anh Tiến con bác Cả đưa em ra sân đình chơi cùng các bạn. Nào là trò rồng rắn lên mây, nào là trò ú tim tìm bắt, nào là trò chồng nụ chồng hoa… Chúng em tung tăng chạy nhảy trên thảm rơm vàng. Mùi rơm mới thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Dưới ánh trăng, cảnh vật quê em thật là thơ mộng.
Trên đường về thành phố, em thủ thỉ bên tai bố:
- Bố ơi, con thích sống ở quê lắm bố ạ! Tết này bố cho cả mẹ và em Hoa về quê ăn Tết, bố nhé!
Bố em bật cười:
- Ý kiến của con hay đấy!
Quê nội em ở rất xa thành phố nên chẳng mấy khi em được về thăm. Nam nay dù dã mười hai tuổi nhưng em cũng mới chỉ được về thăm ông bà nội có một lần. Lần ấy lâu lắm rồi, từ khi em còn nhỏ lắm nên hầu như em chẳng nhớ điều gì nữa. Thế nhưng tuần vừa qua, cảm ơn những ngày nghỉ của bố, em đã được về quê nội. Bố báo tin mừng trước ba ngày. Ba ngày là khoảng thời gian quá lâu để hâm nóng niềm vui và chờ đợi. Thế rồi cuối cùng em cũng chờ được đến lúc lên tàu. Chuyến tàu hôm ấy đông đúc và ồn ã lắm. Dường như em có cảm giác ai cũng về quê thì phải. Con tàu lăn bánh rời khỏi sân ga trong một niềm vui mừng bâng khuâng khó tả. Tàu chạy gần cả một ngày nhưng em không muốn ngủ. Cảnh vật bên đường mới thích làm sao. Hết làng mạc lại đến cánh đồng, rồi đồi bãi bát ngát mênh mông. Hai bên đường lúc thì rợp một màu xanh, lúc lại nhộn nhịp vô cùng khi tàu đi qua phố chợ. Em đang miên man suy nghĩ thì tàu đến sân ga. Nhà nội cách sân ga chưa đầy nửa cây số nên bố quyết định cả nhà đi bộ. Bước trên con đường mà dưới chân sỏi và đá cứ kêu lạo xạo, em thấy có một cái gì đó lạ vô cùng. Một cảm giác em chưa từng được trải qua. Loáng cái đã đến cổng nhà bà nội. Chiếc cổng bằng tre cũ kỹ, che một phần giàn mướp sai trĩu quả bên trong. Thấy cả nhà đã về tới cổng, bà nội vui mừng ra đón. Không hiểu sao lúc ấy tự nhiên em vứt ngay túi đồ xuống đất sà vào lòng bà nội mà nức nở. Buổi tối hôm ấy qua đi trong một giấc ngủ ngon làn cùng bà nội. Sáng hôm sau bà gọi em dậy sớm và hình như em cũng không muốn ngủ lười như ở trên thành phố. Bây giờ em mới kịp quan sát kỹ ngôi nhà của ông bà nội. Ngôi nhà ba gian lâu ngày bị gió sương làm chuyển sang màu nâu bạc. Nhưng bên trong vẫn toát lên vẻ ấm cúng, thiêng liêng và gần gũi vô cùng. Trong bữa cơm buổi sáng, em cố khớp những hình ảnh đã hình dung với hình ảnh thực của ông bà nội. Ông bà trẻ hơn so với suy nghĩ của em. Dù đã ngoài bảy mươi nhưng ông vẫn khỏe mạnh và quắc thước. Bà nội tóc có bạc hơn nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Bữa cơm vừa xong là lúc em bắt đầu được thưởng thức những cảm giác thú vị của đồng quê. Trong khi ông bà miệng bỏm bẻm nhai trầu cùng bố mẹ em và các chú bàn công chuyện thì em được các anh chị họ rủ ra đồng chơi. Hôm nay em là nhân vật trung tâm nên anh chị nào cũng giành phần để chăm chút cho cậu em từ thành phố mới về. Ôi! Những ngày ở quê, các anh chị đã cho em biết thêm bao điều thú vị. Và có lẽ vui mừng hơn cả là những trò chơi của tụi nhỏ ở nông thôn. Lần đầu tiên em biết thế nào là một con diều sáo. Và lại còn được anh hai cho cầm dây mới thích chứ. Rồi còn biết thêm trò chơi chọi dế, đánh cỏ gà, đá bóng bằng trái bưởi phơi khô...lại còn cả những buổi được đi chăn trâu thật là ngộ nghĩnh. chỉ vài ngày mà em quen thêm bao nhiêu người bạn mới. Điều lạ là ai cũng dễ gần, cũng dễ chơi và nhanh thân thiết lắm chẳng như trên thành phố. Những ngày ở quê vội vã qua đi trong sự nuối tiếc của em vì hầu hết những cuộc chơi còn đang dang dở. Ngày trở về thành phố ông bà còn cho rất nhiều quà. Bà ôm em vào lòng khóc nhưng không rơi nước mắt. Bà nói: Cháu bà ngoan! Về thành phố nhớ chăm chỉ học hành, lần sau trở lại chắc cháu bà lớn lắm. Em không nức nở như lúc mới về mà chỉ dửng dưng. Ở trong lòng bà em cảm thấy quê nội ấm áp, thiêng liêng, cao quý mà gần gũi xiết bao.
1. Phần Mở bài
- Em được sinh ra và lớn lên tại một vùng quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
- Em được ra thăm thành phố Hà Nội 2 lần: khi em lên ba tuổi và khi em học xong lớp 5.
- Chuyến thăm thành phố năm em lên ba, em chẳng nhớ được gì. Chỉ có chuyến ra Hà Nội khi em học hết lớp 5 là em còn nhớ rõ.
- Đó quả thực là một chuyên đi tuyệt vời đối với em.
2. Phần Thân bài
a). Lí do dược ra thăm Hà Nội
- Khi em lên lớp 5, bố mẹ em hứa với em là nếu cuối năm đạt danh hiệu học sinh Giỏi thì bố mẹ sẽ thưởng cho em một chuyến đi du lịch tại Hà Nội.
- Em đã nhận giấy khen và phần thưởng về đưa cho bố mẹ. Giữ lời hứa, bố em cho em đi Hà Nội du lịch.
b). Những ngày ở thành phố Hà Nội
- Bố em lên lịch cụ thể cho những ngày ở Hà Nội: thăm tất cả cảnh đẹp ở thủ đô và trọng tâm là đi viếng lăng Bác.
- Lâu nay, em chỉ được biết Hà Nội qua những bài tập đọc, qua lời giảng bài của cô. Còn trong chuyến đi đó, em được thấy vẻ đẹp thực cùa thành phố vào tất cả thời gian trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối.
- Có thể nói, vào bất cứ thời gian nào trong ngày thì Hà Nội đều có nét đẹp rất riêng.
- Bố em thuê khách sạn gần hồ Hoàn Kiếm nên cũng thuận tiện cho việc đi lại tham quan.
- Buổi sáng sớm, đứng trên sân thượng ngắm nhìn thành phố thật không gì thú vị hơn. Hồ hiện lên mờ mờ trong hơi sương. Hàng liễu xung quanh bờ buông rũ lá trông như những chiếc khăn voan trắng, mỏng và dài. cầu Thê Húc cong cong hình con tôm nối liền bờ với ngôi đền nằm giữa những cây si già. Xa xa, Tháp Rùa mờ mờ hiện lên trong sương sớm...
- Xung quanh bờ hồ, mọi người đang tập thể dục rất đông.
- Trên đường, đã có nhiều người và xe qua lại. Tiếng rao của những người bán hàng ăn sáng vọng tới tận sân thượng.
- Buối sáng ở thành phố rất khác với ở quê em. Ở thành phố, mọi người được đánh thức bởi tiếng xe, tiếng người rao bán hàng. Còn ở quê em, tiếng gà gáy chính là chiếc đồng hồ báo thức. Tiếng gà râm ran khắp xóm thôn giục mọi người nhanh nhanh thức dậy chuẩn bị cho một ngày lao động mới.
- Lâu nay ở quê, em quen nhìn cánh đồng lúa, vườn cây, ao cá. Nay ra thành phố, em choáng ngợp trước những dãy nhà cao tầng khang trang và đẹp đẽ. Bố cho em đi thăm các trường đại học. Trường Đại học Bách khoa nằm ở trung tâm thành phố. Đây là nơi đã đào tạo được rất nhiều nhân tài cho đất nước.
- Dọc theo con đường từ trung tâm thành phố đi về phía Cầu Giấy, em được thăm Trường Đại học Giao thông, Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội... Đến trường đại học nào, bố em cũng giới thiệu cho em những nét chính của trường. Bố em báo, em phải cố gắng chăm chi học tập để lớn lên có thể trở thành sinh viên của một trong các trường đại học ở thủ đô.
- Đến Hồ Tây, em thật sự thích thú. Trong lòng thành phố lại có hồ lớn và đẹp như thế. Ngồi bên hờ hồ thưởng thức những cái bánh tôm giòn thơm thì không còn gì bằng.
- Đến thăm chùa Một Cột, em thấy ngôi chùa nhỏ như một bông sen vươn lên giữa hồ. Quả thực ông cha ta có những ý tưởng thật độc đáo và sáng tạo.
- Không khí thiêng liêng bao trùm khi bố con em vào viếng lăng Bác. Đoàn người xếp hàng đài nối nhau. Trong lăng, Bác Hồ kính yêu như đang nằm ngủ trong chiếc linh cữu bằng thủy tinh trong suốt. Cả cuộc đời Người vì nước, vì dân.
- Bên ngoài lăng, hàng tre như những người lính đứng canh bảo vệ cho lăng. Hàng trăm loài cây, loài hoa đẹp từ mọi miền đất nước tụ hội về đây tỏa ngát hương thơm...
3. Phần Kết bài
- Tuy chỉ ít ngày thăm thành phố nhưng ít nhiều em cũng thấy được sự hiện đại của những công trình, thấy được sự văn minh, lịch sự của những người dân đất Hà Thành.
- Em tự hào vẻ đất nước mình có thủ đô Hà Nội, một thành phố “Hòa bình xanh”.
- Em quyết tâm phấn đấu trong học tập, rèn luyện để có thể trở thành sinh viên của một trong những trường đại học mà em đã được bố cho đi thăm.
A. Mở bài
Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.
B. Thân bài (Diễn biến sự việc)
- Mở đầu
. Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …
- Thắt nút
. Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Phát triển
. Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
. Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.
- Mở nút
. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.
- Kết thúc
. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.
C. Kết bài
. Ý nghĩa câu chuyện: tinh thần đoàn kết chống gjặc cứu nước.
Bài làm
Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao Đã thành lệ, đêm nào, trước khi di ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.
Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao uớc có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nưởc rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả dem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc ấo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.
Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.
Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.
Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.
Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.
k mk nha
Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.
Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.
Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.
Dàn ý đề 1:
MB: Bạn về quê khi nào? Quê bạn ở đâu? Quê bạn tên gì? Bạn về quê cùng ai?
TB: - Khi mới về quê bạn cảm thấy thế nào?
+ Phong cảnh
+ Con người
+ Cảnh vật
- Bạn đã làm những gì ở quê:
+ Thả diều cùng anh Hoàng.
+ Đi xem xiếc cùng cô Lan.
+....
(Cảm nhận về những kỉ niệm ấy)
- Kể về một bữa ăn gia đình nào đó ở ngoài quê mà bạn tham gia.
- Khi bạn rời xa quê bạn cảm thấy như thế nào?
- Khi bạn về tới nhà bạn nghĩ gì?
KB: Tình cảm đối với quê hương và con người quê hương.
- Liên hệ thực tế bạn cần làm gì để phát triển quê hương.
Đề 1:
Mở bài: Bạn về quê vào dịp nào: tết, nghỉ hè,....
Thân bài:
- Phong cảnh đẹp biết bao:
+ Có đồng lúa chín vàng.......
+ Có dòng sông uốn khúc.............
+ Có mái đình cổ kính từ bao đời.........
+ Có cây đa gắn liền với người dân suốt mấy trăm năm qua......
-Tính tình của con người:
+ Thân thiện, niệm nở, thật thà và rất giản dị,...........
- Những việc bạn đã làm khi bạn về quê:
+ Đi thả diều trên đê cùng với đám trẻ cùng xóm
+ Được đi trăn trâu với ông................
+ Được trải nghiệm việc gặt lúa
+ Sau những việc đó hãy nêu cảm nghĩ
- Nêu cảm xúc khi chuẩn bị rời xa quê hương
Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về quê hương
- Hứa hẹn rằng năm sau về tiếp......
Chúng tôi vào thăm một gia đình nổi tiếng nhất đất cồn này về nghề trồng cây kiểng và cây ăn trái. Vô số những loài cây kiểng đang khoe sắc. Hòn non bộ nho nhỏ với dáng điệu ông tiều phu gánh củi, với đứa trẻ chăn trâu gợi cho tôi nhớ đến cái quạnh quẽ trong bài thơ “Vịnh Đèo Ngang” cửa Bà Huyện Thanh Quan. Có những cây xương rồng đã tồn tại hơn trăm năm đang khoe dáng vừa cổ kính vừa kiêu hãnh trước những con mắt tò mò của lũ chúng tôi. Chúng tôi rẽ qua lối vào vườn cây án trái. Quả là tiếng đồn không ngoa. Cây trái ở đây nhiều vô kể. Tán cây xanh thẩm, dày, rất dày. Tôi len vào tán một cây nhãn, đi vòng quanh khu vườn ấy. Ánh nắng mặt trời không chiếu được đến gốc, mặt đất mềm mềm, bốc lên mùi ẩm mục của lá cây. Nhìn lên phía trên chỉ thấy lốm đốm những mảnh nắng nhàn nhạt tan trong, vòm lá xanh và những chùm nhãn chín mọng, trắng xóa.
Bởi trái cây ở đây rất nhiều nên người ta không bọc xuể, các chùm trái rơi xuống dưới phía tán cây thật to, đều tăm tắp. Tôi lấy cái giỏ làm bằng lá dừa nước đựng nhãn chín. Chỉ loáng qua chừng hai mươi phút đã đầy giỏ. Tôi gọi các bạn. Ồ, bạn nào cũng đầy một giỏ như tôi. Hớn hở làm sao! Chúng tôi liên hoan tại chỗ, ngay bên gốc nhãn. Sau đó, được chủ vườn cho phép, lũ chúng tôi lại còn ních thêm cho đầy những túi quần, túi áo. Có cậu đã phùng phình cả người mà bước ra vẫn còn luyến tiếc…
Cứ thế, chúng tôi đi qua các vườn trái cây khác như chôm chôm, boòng boong, dâu… Quả là tuyệt vời. Muôn vàn trái cây như các đèn lồng xanh, đỏ, vàng cứ nhấp nháy trong mắt, bắt buộc chứng tôi phải chú ý và phải “thăm” nó. Rời khỏi vườn trái cây, chúng tôi tiếp tục đi đến “Nhà nghỉ Công đoàn” của Cồn Rồng. Đâu đâu cũng là một màu xanh trù phú. Lướt qua những vườn nhãn, chúng tôi chỉ nghe tiếng cười nói của những người làm vườn, phải hết sức chú ý mới thấy được những bàn chân thấp thoáng, lá cây đã phủ tất cả. Bọn nhóc chúng tôi có thể chơi trò trốn tìm thỏa sức mình trong tòa lâu đài xanh kì diệu ấy. Các ngôi nhà ở Cồn Rồng chủ yếu là mái ngói, một kết quả do nguồn lợi trái cây đem lại. Hàng rào được xén tỉa rất cẩn thận dài trên đường đi. Một bên là vườn cây, một bên là nhà, con đường lát gạch như muốn kéo dài ra mãi. Chúng tôi vừa đi vừa “thanh toán” sản phẩm cây vườn, chẳng mấy chốc đã đến đích, bại một lần nữa hồi hộp và nóng lòng vì phải chờ mua vé. Không bao lâu sau, chúng tôi đã thoải mái tung tăng trong khu nhà nghỉ. Sân rộng rãi được lát xi măng và dựng tượng chín con rồng với chín kiểu điêu khắc khác nhau. Mỗi con đều mang vẻ uy nghi của quyền lực. Rồi chiếc Cửu đỉnh khổng lồ được ghép bằng gốm Bát Tràng, đã có người đề nghị đặt nó trong lồng kính đề bảo vệ một thành quả nghệ thuật hiếm có. Chúng tôi đứng lặng rất lâu để ngắm kĩ từng phiến gấm óng ánh. Có hàng vạn phiến như thế…
Chơi vơi, chơi vơi, đó là cảm giác chung của du khách khi đứng trên chiếc cầu cao vời vợi như treo lơ lửng giữa không trung. Trên đó, bạn phóng tầm mắt ra xa: Cù lao Minh chập chờn trước mắt, bên cánh trái là thành phố Mĩ Tho sầm uất với cái dáng lờ mờ cửa những ngôi nhà phố chợ ven sông, bên phải là Bến Tre với dừa xanh phủ liền cả bến sông dài thăm thẳm. Gió thổi lồng lộng, con người lúc này dường như muốn quên đi tất cả, tất cả trần thế để bay lên cao, phiêu diêu cùng mây gió. Gió thổi làm các cụm bần cứ xào xạc, xào xạc.
Nhờ vào danh hiệu Học sinh giỏi của tôi năm ngóai mà giờ bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi đến bãi biển Vũng Tàu diễm lệ và xinh đẹp.Hôm ấy, tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được vì học tốt. A! Xe taxi đến rồi.
Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây ohút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ vấy lên chân. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi. Nứơc biển mát thật đấy! Tôi thấy biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lành dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đo đỏ, cái màu hồng nhạt,… Nhìn khắp bãi, ngòai vỏ ốc còn có các chiếc dù đủ màu nhìn sống động như có những cây kẹo mút khổng lồ vậy!
Kể về một chuyến du lịch đáng nhớ của em
Các du khách ở đây đa số là người nước ngòai, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền,… Nếu đã nói đến biển, người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Vì thế đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.
Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!
Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.
Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến. Thành pồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau.Anh lái xe dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh. Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí.
Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi. Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm… Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ.
Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian. Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!