Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
giới thiệu về tác giả:
-tên:nam cao
-năm :1917-1951
-quê:hà nam
-ông là 1 nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện dài,truyện ngắn.
hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn :năm 1943
tóm tắt những sự việc chính trong truyện lão hạc thì mình chưa nắm rõ phần này
Tóm tắt truyện:
Không gia đình kể chuyện một em bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, đi theo một đoàn xiếc chó, khỉ, rồi cầm đầu đoàn ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rêmi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, "nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương".
Em đã lao động mà sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của một ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitali, về sau thì tự lập và không những lo cho mình, còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang mấy hôm liền không có chút gì trong bụng. Đã có khi em suýt chết rét. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan bị giải ra trước tòa và bị ở tù.
Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích...
chúc bn hok tốt
Trong nền văn xuôi hiện đại nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ngòi bút của Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao hết sức chân thực, ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực, vừa thấm đượm ý vị triết lí và trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Với một tài năng lớn và giàu sức sáng sạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hoá.
Tác phẩm Nam Cao để lại chủ yếu là truyện ngắn, trong số những truyện ngắn viết về người nông dân, thì “Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu.
Truyện ngắn “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943, truyện kể về nhân vật chính - lão Hạc, một lão nông dân nghèo khổ, có phẩm chất trong sạch, vợ lão Hạc mất sớm, để lại lão và câu con trai, trong nhà tài sản duy nhất của hai cha con lão là một mảnh vườn và “cậu vàng” – con chó do con trai lão mua. Do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão chán nản mà làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão ở nhà một mình với cậu vàng. Lão Hạc hết sức thương con, lão chăm vườn, làm ăn giành dụm để khi con trai lão về thì cưới vợ cho nó. Thế nhưng, sau một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền giành dụm cũng hết, sức khoẻ lão ngày một yếu đi, vườn không có gì để bán, lão Hạc trở nên đói kém hơn, phải lo từng bữa ăn. Lão ăn năn day dứt khi quyết định bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Lão gửi số tiền và mảnh vườn cho ông giáo và xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc sống túng quẫn của mình. Lão chết một cách đau đớn, nhưng cái chết làm sáng ngời phẩm chất trong sạch của lão Hạc.
Thông qua số phận và cái chết của lão Hạc, Nam Cao đã thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh rằng: con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết trân trọng và chia sẻ, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương ở con người.
Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm là tiếng nói lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống.
Tác phẩm “Lão Hạc” cũng mang một giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Nam Cao. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí.
Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình.
Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.
Có thể nói “Lão Hạc” là một truyện ngắn hết sức thành công của Nam Cao. Nhà văn vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình, đồng thời đánh bật được nét phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có của ông.
hok tốt
nhớ k mk
Ai đã đọc qua 'Lão Hạc", một truyện ngắn xuất sắc người nông dân trước cách mạng tháng tám của nhà văn Nam Cao, hẳn là không thể nào quên được hình ảnh lão nông đân gầy guộc, râu tóc bơ phờ, cập mắt nhìn xuống đầy u uẩn, khuôn mặt hằn sâu bao nhiêu là nếp nhăn của suy tính, muộn phiền về nhiều nỗi cơ cực ở đời.
Đây là một lão nông dân chân lấm tay bùn không tuổi, không tên trong các làng quê tiêu điều, hẻo lánh thời ấy.. Lão Hạc nghèo khổ, bất hạnh nhưng có tấm lòng yêu thương sâu sắc, tự trong, đặc biệt là có tấm lòng cao thượng hơn con người.
Trang sách đã đóng lại nhưng hình ảnh lão Hạc vẫn lồ lộ hiện ra trông thật tội nghiệp. Đó là một nông dân nghèo khổ cùng quẫn. Vợ mất sớm, lão sống một thân một mình trong những ngày tháng xế bóng cô đơn và vất vả.Đứa con trai duy nhất của lão chỉ vì quá nghèo ma` người con gái anh yêu lại trở thành vợ người khác.Người ấy hơn anh chỉ vì có nhiều tiền. Quá phấn chí, anh ra đi nuôi mộng:" Cố chí làm ăn bao giờ có bạc trăm mới về"." Không có tiền sống khổ. sống sở ở cái làng này nhục lắm". Nhưng nơi anh đến lại là đồn điền cao su ở tận Nam kì. một địa ngục trần gian:"Cao su đi dễ khó về". Lão Hạc chỉ còn cách thui thủi với " cậu Vàng" làm bạn cho khuây khỏa nỗi nhớ mong. Ngày lại ngày lão lo làm thuê kiếm sống. Nhưng rồi bị một trận ốm nặng phải tiêu sạch hết tiền dành dụm từ hoa lợi mảnh vườn mà lão có ý định để dành tiền cho con trai khi nó trở về. Sau trận ốm, sức khỏe lão sút hẳn đi, không làm thuê nổi nữa thì lại gặp bão, hoa màu bị phá sạch, giá gạo lại lên cao nghe chừng còn đói dai dẳng... vì thế mà lão phải làm một việc làm trái lòng là phải bán "cậu Vàng", người bạn thân thiết trong những ngày tàn bóng xế.Hơn thế nữa, đó còn là con vật gợi nhớ về đứa con trai đã đi xa... Thế mà lão phải rứt ruột bán"cậu Vàng" đi bởi vì không thể mỗi ngày có đủ một ngày ba bữa gạo cho mình và con chó. Lúc này, lão không còn có thể làm ra tiền nên tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu nó. Tình cảnh của lảo thật là khốn quẩn.
Nam Cao (29 tháng 10, 1917 - 30 tháng 11, 1951) là một nhà văn Việt Nam hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Sáng tác của Ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của Nam Cao càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri [1], giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917, nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915[cần dẫn nguồn]. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xả Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[1]
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.
Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.
Truyện kể về Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão vốn góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su ở miền nam. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mẫt bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng. Lại bởi do một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm đã mang ra dùng gần hết và vì lão cũng đã "tàn sức" rồi, người ta làm tranh hết việc của lão.Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão vừa coi như con vừa coi như một người bạn trung thành. Nhưng vì cần tiền để lo cho con trai nên lão đã quyết định bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó".Lão tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận bất kỳ sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Lão đã chọn một cái chết bằng bả chó, một cái chết dữ dội và đau đớn. Lão làm thế là để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể lão đã được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.Truyện được thể hiện qua lời kể của nhân vật tôi - một ông giáo và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện lời giọng kể của tác giả.
con đi làm xa .lão hạc ở nhà túng tiền bán chó .bán xong không nỡ tiêu bèn gửi ông giáo tiền với nhà đất giữ hộ con zai! về nhà lão thử uống bả chó và cái kết là lão đã được siêu thoát(ko thừa ko thiếu như zậy là vừa đủ:)
Đáp án và thang điểm
Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.
Ngày xửa ngày xưa nhà nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi cha mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng đã vơ vét hết tài sản và chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn.
Người em được chia tài sản đã không một lời phàn nàn, dựng túp lều gần cây khế. Hàng ngày, người em chăm bón cây khế và làm thuê kiếm tiền nuôi thân.
Cây khế cứ lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả. Vì vậy người em mừng lắm.
Một hôm, bỗng dưng có con chim lạ từ đâu bay tới cây khế và ăn khế của người em. Thấy vậy người em buồn lòng than thở với chim. Chim lạ đáp lại “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”.
Mấy hôm sau như lời hứa chim đến đón người em tới một hòn đảo rất nhiều vàng bạc, châu báu. Người em từ trên cao ngắm nhìn hòn đảo và lấy vàng chỉ đầy túi ba gang rồi cưỡi lên lưng chim trở về.
Người em về nhà dùng số vàng bạc lấy được đổi lấy thóc lúa để giúp đỡ những người khó khăn trong làng.
Thấy vậy, người anh sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình để lấy cây khế của người em. Người em một lần nữa không phàn nàn và đồng ý đổi cho anh.
Năm ấy cây khế cũng sai trĩu quả chim lạ cũng đến ăn. Người anh cũng than thở khóc lóc. Chim đáp lại và hứa mang đi lấy vàng.
Bản chất tham lam, người anh liên bảo vợ may túi sáu gang để đựng được thật nhiều vàng.
Mấy hôm sau chim lạ đến đón người anh và đưa người anh đến hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người anh đã lấy đầy chặt vàng bạc trên đảo vào chiếc túi sáu gang mình mang đi.
Trên đường trở về, vì phải chở nhiều vàng bạc lại bay ngược gió, chim lạ mỏi cánh. Chim giục người anh vứt bớt vàng đi nhưng người anh nhất quyết không nghe.
Chim phượng hoàng bực tức, không chịu nổi sức nặng nó nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng vàng bạc xuống biển. Thế là hết đời kẻ tham lam.
Truyện thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.