K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Thơ chữ Hán là phần tinh tuý nhất trong sự nghiệp thơ ca của Người. Sau “Nhật kí trong tù”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại chùm thơ chừ Hán viết tại chiến khu Việt Bắc trong 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược: “Nguyên Tiêu”, “Thu dạ”, “Báo tiệp”, “Tặng Bùi Công”… Đó là những bài thơ mang cảm hứng trữ tình, biểu hiện một hồn thơ chiến sĩ tuyệt đẹp. “Nguyệt thôi song vấn: – Thi hành vị? Quân vụ nhưng mang vị tố thi. Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng Chính thị Liên khu báo tiệp thì”. Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ này vào năm 1948, một đêm trăng đẹp giữa núi rừng chiến khu, khi cuộc kháng chiến của quân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Câu thơ mở bài hết sức tự nhiên. Trăng đây cửa sổ hỏi thi nhân: “Thơ xong chưa”? (thi thành vị?) Trăng xuất hiện đột ngột, thân tình. Tiếp theo là câu trả lời của Bác: “Vẫn còn bận việc quân, chưa làm thơ được” (Quân vụ nhưng mang vị tô thị). “Trăng vào cửa sổ đòi thơ, “ ’ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau Sự khất thơ của Bác là hoàn toàn hợp lí. Vì bận việc quân nên chưa có thơ. Trãng hãy vui lòng chờ một dịp khác. Cuộc đối thoại giữa Bác với trăng chứa đựng bao tâm tình của đôi bạn tri âm, tri kỉ. Năm 1948, cuộc kháng chiến chống Pháp bước sang năm thứ ba, quân và dân ta đang gặp bao khó khăn, gian khổ. Việc quân việc nước thu hút tâm trí lãnh tụ suốt đêm ngày. Nhiều bài thơ của Bác đã nói lên điều đó: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. (Giữa dòng bàn bạc việc quân) {Nguyên tiêu, 1948) “Quân cơ, quốc kế thương đàm liêu”. (Việc quân, việc nước bàn xong) (Đối nguyệt) Trở lại bài “Báo tiệp”, trăng đã xuất hiện, nhưng đối với thi nhân “đêm nay”, thơ cũng chưa xong được. Trong tù, không có hoa, có rượu, chi có trăng cũng đã thành thơ. Trong hoàn cảnh kháng chiến, phải cần có thể một vài yếu tố nữa. Câu “chuyến” trong bài tứ tuyệt nói về tiếng chuông ngân lên trên lầu núi, làm lay động giấc mộng đêm thu: “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng". Tiếng chuông làm Bác “chợt tỉnh giấc thu” chính là tiếng chuông báo tin thắng trận. Âm thanh ấy ngân nga mãi trong lòng người đang đem ngày mong đơi tin vui từ các chiến trường bay về. Các thi liệu: “nguyệt” “song”, “sơn lâu”, “chung hưởng”, “thu mộng” hòa quyện với thực tế cuộc sống kháng chiến bộn bề, gian khổ – tạo nên màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa thực vừa hư ảo, gợi cảm.

bao-tiep

“Tin thắng trận” (Báo tiệp) là một trong những bài thơ tứ tuyệt đặc sắc của Bác Hồ

Tiếng chuông trong đêm khuya làm cho không gian núi rừng chiến khu thêm tĩnh lặng và thiêng liêng. Nó gợi ta nhớ đến một tứ thơ của Trương Kế, đời Đường: “Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San". (Phong kiều dạ bạc) Tiếng chuông là một thi liệu được nói đến nhiều trong thơ cổ: “Thính vũ” (Nguyễn Trãi) “Nhớ núi Đọi” (Nguyễn Khuyến)… Trong “Nhật ký trong tù”, Bác cùng viết: “Chùa xa chuông giục người nhanh bước, Trẻ dần trâu về tiếng sáo bay” (Hoàng hôn) Mỗi một tiếng chuông là một nổi niềm. Tiếng chuông trong bài thtt “Báo tiệp” báo tin vui thắng trận. Giấc mộng đêm thu trở thành một giấc mộng đẹp. Tỉnh mộng, Bác đón tin vui: “Chính thị Liên khu báo tiệp thì”. (Ấy tin thắng trậnLiên khu báo về) Tiếng chuông vang ngân trên lầu núi là một nét vẽ hàm súc, cổ điển lấy động để tả tĩnh, làm cho cảnh đêm trăng chiến khu trở nên tĩnh lặng, trang nghiêm.

Trong thời kỳ khói lửa, có niềm vui nào lớn hơn niềm vui thắng trận? Nỗi lo việc quân việc nước đã được giải tỏa. Tin thắng trận đã trở thành nguồn cảm hứng vút lên thành thơ. Người bạn trăng đã có thơ rồi. Trăng cùng với tin thắng trận đã đem lại cảm hứng thơ trong tâm hồn thi nhân. Cấu trúc của bài thơ rất đặc biệt. Lúc đầu trăng đến đòi thơ. Vì bận việc quân nên Bác chưa có thơ. Tiếp theo tiếng chuông reo trên lầu núi báo tin thắng trận. Thế là trăng đã thành một bài thơ trăng rất hay ra đời. Trăng với thi nhân chan hòa trong niềm vui sướng: cảnh đẹp thơ mộng, vừa có thơ, vừa có tin vui thắng trận. Bác đã viết nhiều vần thơ nói về tin vui thắng trận. Mỗi vần thơ là một bước đi lên của dân tộc. Mỗi tin thắng trận là một chặng đường lịch sử, đầy máu và hoa. Sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam in dấu son đậm đà trong vần thơ Bác: “Tin vui thắng trận dồn chân ngựa”. (Tặng Bùi Công) “Tin mừng thắng trận nở như hoa”. (Mừng xuân, 1967) “Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao”. (Không đề, 1968) “Tin thắng trận” (Báo tiệp) là một trong những bài thơ tứ tuyệt đặc sắc của Bác Hồ. Tâm hồn lãnh tụ chan hòa với tâm hồn thi sĩ.

Cuộc đối thoại giữa trăng với thi nhân tạo nên vẻ đẹp trữ tình, trong sáng và hồn nhiên đầy chất thơ. Thi liệu chọn lọc, tinh tế trong biểu hiện và biểu cảm. Đọc bài thơ “Tin thắng trận”, ta thêm yêu tâm hồn lãnh tụ: trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời yêu thiên nhiên, yêu vầng trăng đẹp. “Trăng xưa” đén thăm Bác trong cảnh lao tù, cùng chia sẻ với Bác nỗi đau mất tự do. “Trăng nay” đến với Bác nơi núi rừng chiến khu để cùng với Bác vui mừng đón tin thắng trận. “Tin thắng trận” là một bài thơ trăng rất độc đáo của nhà thơ Hồ Chí Minh. Tiếng chuông trong bài thơ như một tin hiệu báo tin một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến đã mở ra, quân và dân ta đang xốc tới với sức mạnh vô địch: “Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu, Thề diệt xâm lăng, lũ sói cầy”. (Đăng sơn – Xuân Diệu dịch)

19 tháng 9 2021

nhớ k cho tui nha

hơi dài tí chụi khó chép nha

Ở cạnh nhà tôi có một gia đình phải nói sao nhỉ, một gia đình trang ngập yêu thương luôn vắng mặt của sự cãi nhau. Những rồi cách đây vài tháng trước, tôi cũng không biết xảy ra chuyện gì nhưng tôi thấy tiếng cãi vã của vợ chồng nhà bác ấy, gđ tôi chạy ra can ngăn nhưng không được. Bác gái đã kịp lấy một cái gậy đập vào xương sống của bác trai. Hàng xóm làng giềng ai ai cũng bàng hoàng, nghe kể lại 2 đứa con bác đang ở quê chơi và 2 cậu con trai cũng bất ngờ về chuyện gđ nên đã vội bắt xe về nhà. Rồi sao tối hôm ấy, bác trai phải về ngôi nhà cũ để ở còn ngôi nhà mới khang trang thì để lại cho bác gái. Mẹ già ốm yếu nằm viện nhưng bác luôn lấy lý do là bận việc không về được. Mấy ngày sau , bác về và thăm mẹ, tối ngày hôm ấy khj nghe bố nói " Mẹ con mệt hơn hôm qua bố sang xem sao". Như tôi nghe mẹ kể lại là đúng 10h là bà bắt đầu khó thở. Đến sáng ngày thứ 3 lúc 5h tôi thấy 1 chiếc xe từ bệnh viện đi về phía nhà kế bên nhà tôi. Lúc đó tôi thấy gđ bác người nào người ấy nước mắt cứ vậy mà tuôn rơi, đưa bà từ từ trong chiếc xe ra và cố giữ lấy hơi thở của bà để bà được gặp con cháu một lần cuối cùng dường như bà cũng mong vậy và khi các cháu và anh chị đã có mặt đông đủ, có lẽ lúc đó bà đang rất vui và mỉm cười.Tôi thấy các con bà ngồi bên giường thủ thỉ với mẹ vài câu rồi xin lỗi. Quỳ trước mặt bà nước mắt rơi lệ.Rồi tôi nghe thấy tiếng kêu gào từ trong phòng bà và tôi nhìn lên đồng hồ và hình như giờ phút bà ra đi là 2h15 chẳng ai có thể quên được và khóc lên gọi bà , những đứa con tội nghiệp gọi mẹ nhưng kể từ giây phút ấy bà đã ra đi mãi mãi. Bà đi để lại nỗi đau buồn cho con cháu , để lại niềm đau thương của những người hàng xóm. Đúng là vậy sống trên đời phải có nhân có đức, ở hiền gặp lành. Bà là một người sống có hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau. Bà mỉm cười lặng lẽ ra đi không một lời nhắn nhủ với con cháu. Những đứa cháu yêu bà nhất được ở cạnh bên giường bà ôm lấy bà cầm tay bà gọi bà tỉnh lại nhưng bà đâu hay mà để lại con cháu ở lại với nỗi buồn sâu thẳm trong tim. Chị em hàng xóm chỉ biết ngồi cạnh giường bà mà thủ thỉ vài câu cuối nói lời tạm biệt. Thấy vậy mà nước mắt tôi có vậy mà ra tôi không thể kiềm chế được những giọt nước mắt ấy. Càng nhìn lại càng thương, người bà nhân hậu người mẹ hiền từ. Đêm ngày hôm ấy tôi thấy các con bà cứ ngồi bên cạnh quan tài mà khóc, đứa con gái tội nghiệp cứ gọi tên mẹ hoài mà mẹ không tỉnh dậy. Ngày hôm sau lúc 1h trời bắt đầu những hạt mưa rất to như đang thương tiếc bà vậy. Những hàng xe máy đi theo đoàn để tiễn đưa bà đi, rồi sao nữa tôi cũng không biết.

Ai còn cha mẹ xin đừng để cha mẹ buồn. Đừng để mọi chuyện xảy ra rồi mới biết hối hận vì lúc đó cũng đã quá muộn rồi. Đó là câu chuyện về cảm động về tình nghĩa mẹ con. Cả đời này đạo làm con luôn sợ mẹ hai chữ " cảm ơn "

19 tháng 9 2021
Câu chuyện về cuộc chia tay của những con búp bê đã cho chúng ta thấy tình cảm của anh em thắm thiết
12 tháng 8 2020

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượmcủa nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

Bài làm: Sau khi học xong bài thơ '' Lượm '' của nhà thơ Tố Hữu, trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé Lượm vô cùng đáng yêu. Đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng của chú.

Một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên? Lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt, bom đạn khói lửa mịt mù. '' Đạn bay vèo vèo '' qua đầu nhưng chú vẫn '' sợ chi hiểm nghèo ''. '' Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi! '' câu thơ bị gãy đôi như tiếng nấc nghẹn thảng thốt của tác giả trước sự hi sinh của Lượm. Chú bé liên lạc Lượm đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đẹp đẽ và đầy những sự hứa hẹn ở trong tương lai kia ! Cũng chính bằng tình cảm yêu mến của mình, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện lại hình ảnh của Lượm trong một khung cảnh thiên nhiên thật thanh bình và yên ả làm sao ! Miêu tả sự hi sinh của Lượm giữa cánh đồng quê hương thơm mùi lúa sữa, nhà thơ đã cảm nhận được đó chính lầ sự hi sinh cao cả, thiêng liêng, đẹp đẽ. Lượm như một thiên thần yên nghĩ giữa cánh đồng thơm ngát và sự hi sinh của Lượm hóa thân vào thiên nhiên, đất nước. Lượm ngã xuống nhưng trong bàn tay bé nhỏ của em vẫn còn mãi nắm chặt bông lúa. Lượm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa, tưởng như chú vẫn còn để lại trên môi một nụ cười thật mãn nguyện, thanh thản vào giây phút cuối của cuộc đời mình - lúc hi sinh.

Lượm tuy đã hi sinh nhưng em đã trở thành bất tử, sống mãi với quê hương, đất nước và ở sâu trong trái tim của tác giả. Qua bài thơ, đã cho chúng ta cảm nhận và thấy được tấm lòng yêu mến tha thiết của tác giả dành cho Lượm. Từ đó em càng thêm yêu mến tự hào về những con người anh hùng đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh để bảo vệ cho hòa bình và độc lập của cả một dân tộc - đất nước. Em hứa sẽ thật cố gắng chăm ngoan, học giỏi để thật xứng đáng với những sự hi sinh của các thế hệ đi trước. 

18 tháng 8 2017

Từ trước đến nay bố mẹ vẫn luôn hài lòng vì những gì mà mà em làm. Nhưng có một lần, em đã khiến cho bố mẹ buồn lòng và lo lắng. Mỗi khi nhớ đến việc làm đó, em lại cảm thấy xấu hổ và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ cố gắng không để bố mẹ phải buồn phiền khi nghĩ về mình nữa.

Hôm đó, vào một buổi trưa hè oi bức, cái nắng miền Trung như đổ lửa khiến cho gương mặt ai cũng mệt mỏi. Bố mẹ và em gái đều đi nghỉ ngơi, chiều bố mẹ còn đi làm, và nhiệm vụ của em là trông chừng em gái. Em gái em mới được 3 tuổi nên phải có người trông, vì chẳng may em đi lạc đâu không ai biết.

Em đã nhận trách nhiệm trông chừng em gái nhưng trưa hôm đó thằng Tý ở lớp đã rủ em đi bắn chim. Em quên mất trách nhiệm mà bố mẹ đã giao, nên hí hửng nhận lời thằng Tý đi bắn chim. Trong đầu chẳng mảy may nghĩ đến lời bố mẹ đã nói. Có lẽ đứa bé lớp 6 lúc ấy còn mải chơi hơn là nghe theo lời của bố mẹ.

Em ngồi sau xe đạp của thằng Tý sang làng bên cạnh, ở bên đó có một cái đồi lớn, rất nhiều cây và nhiều chim. Em đã bị hút hồn với khung cảnh nơi đây và say mê với trò bắn chim cùng thằng Tý. Hai đứa hì hục, rượt đuổi nhau trên đồi để bắn chim. Em bắn trượt mấy phát nhưng cũng bắn được mấy con chim. Thằng Tý bảo chim này mà nướng với lá bưởi thì thơm ngon lắm. Chỉ nghĩ đến được ăn thịt chim nướng lá bưởi do bố làm mà em đã thấy thích thú.

Bống nhớ đến bố, em mới cuồng cuồng nhớ ra việc bố mẹ giao trọng trách trông em. Em cuống quýt nói với thằng Tý và hai thằng hồng hộc đạp xe về nhà. Về tới nhà thì đã 3h chiều. Em thấy bố mẹ ngồi ở cửa, gương mặt vừa lo lắng, vừa tức giận. Khi thấy em và thằng Tý đứng trước cổng, mẹ em quát “Đi đâu mà bây giờ mới về, không nghe bố mẹ dặn gì sao”. Trong lúc mẹ nói thì bố vẫn im lặng. Em sợ nhất những lúc bố im lặng.

Thằng Tý thấy không khí căng thẳng nên đã bỏ mấy con chim bắn được và đạp xe nhanh về nhà. Em vẫn đứng trơ ra đó, rồi chầm chậm bước vào nhà.

Bố vẫn giữ gương mặt đó, bố tức giận vì những gì bố mẹ dặn mà em lại không nhớ đến, chỉ mải chơi. Vì em mải chơi mà bố mẹ đã lỡ mất việc quan trọng. Mẹ cứ quát em mãi, cuối cùng bố cũng cất tiếng, rất nhẹ nhưng lại có sức nặng “Lần sau bố mẹ dặn gì thì nhớ lấy, con đi thế lỡ có chuyện gì thì làm sao. Con cũng lớn rồi, đừng để bố mẹ lo lắng như thế nữa”.

Nghe lời bố nói, em chỉ cúi mặt, nước mắt ngắn dài cứ chảy ròng ròng trên má. Mẹ bảo nín đi, bố cũng bảo đừng khóc nữa. Lần sau đừng làm bố mẹ phiền lòng và lo lắng như thế nữa.

Em biết bố mẹ đã không còn giận nữa nhưng em rất xấu hổ và tự vấn lương tâm trong suốt buổi tối hôm đó. Em hứa từ nay sẽ không mải chơi, không làm phiền lòng bố mẹ nhiều như vậy nữa. Vì em yêu bố mẹ.

25 tháng 8 2016

Ngồi một mình trong căn phòng nhà ngoại, ngoài trời mưa bay bay...Nhìn những hạt mưa ngoài sân, tôt bỗng thấy mẹ như con cò lướt thướt đi kiếm mồi cho con.

Kí ức chợt hiện về trong cơn mưa...Tôi là một đứa trẻ hay ốm yếu. Cứ trái nắng trở trời là tôi lại nằm yên trên giường, đầu nóng hầm hập. Do vậy, dường như không lúc nào tôi thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ. Tôi nói mẹ hay chăm sóc cho tôi mà không phải bố sở dĩ bố tôi thường đi công tác xa,không thể quan tâm chăm sóc tôi được. Vì thế mà gia đình chiều chuộng tôi rất mực. Và tất nhiên mẹ là người quan tam tôi nhất, chăm sóc tôi nhất...

Hôm đó, buổi chiều tôi đi học. Lúc tan trường bất chợt có cơn mưa ào ào đổ xuống. Tôi đành trú lại ở 1 quán nhỏ ven đường vì ko mang áo mưa.Một giờ, hai giờ,...dã trôi qua, cơn mưa vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.Doii bụng quá tôi quyết đik chạy vềnhà trong cái cảm giác gai gai lạnh. 

Tôi về nhà với bộ quần áo ướt sũng.Tôi thấy quần áo mẹ cx ướt nhẹp. Tôi tự hỏi mẹ đi đâu mà ướt vạy nhỉ? Vừa thấy tôi về nhà, mẹ chưa kịp thay đồ đã vội đi lấy quần áo mới cho tôi....

BN ƠI MK SẼ LM TIẾP NHƯNG GIỜ MK CHƯA LM ĐC!!! BN THÔG CẢM CHO MK NHAkhocroi

18 tháng 9 2016

Hic... mk thì lại phải đóng vai búp bê !

oho

18 tháng 9 2016

Thay lời bà chủ kể về cuộc đời bà chủ, kể về cuộc chia tay trong âm thầm, bà chủ ăn chả ông chủ ăn nem.

Đây là tình huống có thực ngoài đời trong gia đình 1 bà chủ có vỏ bọc bề ngoài trí thức điềm đạm nhưng trong lòng đầy sống ngầm đố kị sân si và hận thù. Bà chủ lùn, luôn ra vẻ đầm thấm nết na nhưng thâm hiểm ngầm, sống luôn thủ đoạn với mọi người nên bị chính chồng, mẹ chồng, ở đợ cho mẹ chồng, cả nhà chồng lẫn người thân anh chị em cháu chắt trong nhà ném đá chơi xấu làm nhục bà chủ khiến bà chủ chán nản, cùn đường, tuyệt vọng trong tủi nhục đắng cay vô cùng tận còn bị bơ mặt ngập đầu trong tiếng chê bai khinh bỉ xa lánh "là đồ bỏ đi, là hạng giẻ rách, là thứ đáng ghét, kinh tởm" của anh chị em trong nhà, của gia đình chồng và bạn bè mà đem lòng ghen tức đố kị với bạn bè hàng xóm và cả chính chị em trong nhà. Bà chủ phải giỏi cắn răng chịu đựng cố sống giả trong sự cô độc buồn tủi nhục vì cùn đường, hết cách. Bà chủ chỉ muốn trả thù, muốn cả nhà chồng phải chịu nhục chịu đau như bà chủ. Bà chủ đang cắn răng cô độc chịu đựng để giải tỏa mối hận trong lòng vì bà chủ bơ mặt ngập đầu trong tiếng chê bai khinh bỉ xa lánh "là đồ bỏ đi, là hạng giẻ rách, là thứ đáng ghét, kinh tởm" của anh chị em trong nhà, của gia đình chồng và bạn bè, gục chết giữa đường đời và đường tình, vùi thân vào con đường ông ăn chả bà ăn nem để trả thù. Trong lòng bà chủ đang ngập tràn hận thâm sâu ông chủ và nhà chồng, ghen tị đố kị với bạn bè, hàng xóm. Bạn bè. chồng con, anh chị em cháu chắt trong nhà lẫn tôi tớ cho bà chủ là để bà chủ lợi dụng mọi thứ có thể lợi dụng không từ 1 việc nhỏ nào, làm công cụ không công cho con bà chủ, tự nguyện làm bình phong tô vẽ làm đẹp vỏ bọc bề ngoài tri thức giả tạo của bà chủ nhưng trong lòng đầy sống ngầm đố kị sân si và hận thù. Căn bệnh của bà chủ là tâm bệnh chủ động. Chính yếu tố sân si háo thắng ẩn giấu bên trong con người bà chủ đã đẩy bà chủ xuống vực sâu đen tối, ngày càng lún sâu vào bùn nhơ tội lỗi phát bệnh tâm thần.

Bà chủ không thể hòa nhập được vì đố kị và tiểu nhân với mọi người kể cả chồng con anh em cháu trong nhà. Bà chủ tôi phát bệnh tâm thần vì ham tiền và vì ông chủ ăn chả bà ăn nem. Bà chủ vớ phải nem hôi trong khi ông chủ gặm cỏ non nên bà chủ điên tức. Với bà chủ thì tiền là trên hết, luôn mở miệng dạy chồng "tiền, tiền, tiền" ép chồng làm chuyện thất đức, bậy bạ cũng được, cần gì đạo đức, cần gì nhân cách tư cách miễn có nhiều tiền đem về cho bà chủ được giàu sang hưởng thụ sung sướng hơn người là được. Bà chủ ngồi chỉ tay 5 ngón, túc trực 24 tiếng trên YHĐ và trên tất cả các trang mạng khác ngồi đọc, đọc, đọc rồi sao chép ăn cắp thông tin của người khác trở thành của mình, còn tự đắc tự khen bả giỏi hơn người và toàn mở miệng nói sai nói ngược ngạo để dẫn dụ xúi dại người khác để bà chủ luôn hơn mọi người. Rồi bà chủ bắt chồng con mẹ chồng tôi tớ làm thay hết mọi việc để bả được toàn quyền hưởng thụ thăng tiến leo cao. Ông chủ tôi càng trắng tay trong khi bà chủ càng leo cao thì chồng con càng lệ thuộc càng sợ bà chủ nhưng kết cuộc ông chủ có sợ đâu càng mừng đc rảnh rang đi ăn chả đến khuya có hôm không về, còn bà chủ cùng đua với ông chủ đi ăn nem ở nhà nghỉ cũng đến khuya, cũng đi qua đêm không thua kém gì ông chủ.

Kết cục bây giờ bà chủ hiện giờ muốn chết không chết đc, sống thì không ra sống, điên điên khùng khùng, tâm thần hoang tưởng, ngậm đắng nuốt cay vì nhận ra chẳng ai ưa bà chủ cả từ chồng, con, gđ chồng, anh chị em cháu chắt trong nhà đến bạn bè.

24 tháng 10 2016

thân em vừa trắng lại vừa tròn

bảy nổi ba chìm vs nước non

rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

mà em vẫn giữ tấm lòng son

vui

24 tháng 10 2016

Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa.

Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao.

 

Đinh ninh mài lệ chép thư

Dầu trong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn.

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

 

Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt tương

 

"Áo đầm giọt tủi tóc xe mối sầu".

 

"Nhìn càng lã chã giọt hồng".

 

Giọt châu lai láng khôn cầm

Đầm đìa giọt ngọc thẫn thờ hồn mai.

17 tháng 7 2016

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời, gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích tích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch qúa ! 
Chẳng biết vì sao, tôi không ngũ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhỏm dạy. Là Bác ư ? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ ? 
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ một việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng.Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm. 
Sau đó, Bắc đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em dật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả căn lều. Tôi có cảm giác mơ màng, cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia. 
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi: 
- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ ? Bác có thấy lạnh không ? 
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp: 
- ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ việc cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ ! 
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bề bộn. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm giốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thé này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi ? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. 
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư ? Trời sắp sáng rồi !!! Tôi vội vã: 
- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi ! 
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi: 
- Chú cứ việc ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu ! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không ? 
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả người ở nơi xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng Bác. 
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân mình. Bác là người cha già của nhân dân Việt Nam - Bác là Hồ Chí Minh.

:)

17 tháng 7 2016

bn ơi bài này là bài trên mạng hay là bn tự làm thế

20 tháng 1 2022

Tham Khảo

A. Mở bài

Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ qua Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

B. Thân bài

Trình bày những cảm xúc, liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở 2 bài thơ:Đọc bài thơ bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta như lạc vào một nơi thiên nhiên đep đẽ, nên thơ,khoáng đạt, dịu mát,cảnh đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình;ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng,du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm....Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kỳ thú và nên thơ làm sao!

Cảnh sắc thiên nhiên là suối,đá,thông,trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế! Nó là tiếng đàn muôn điệu,là nơi con người gần gũi giao hòa với thiên nhiên,thả hồn mình với những vần thơ (dẫn chứng)

Đến với bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp, thơ mộng;ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống.Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái.Cảnh núi rừng ở đây không có đá ,rêu,thông,trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng từ sông nước trời mây.Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong bài Bài ca Côn Sơn mà còn làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân,vì nước (dẫn chứng)

Trình bày những cảm xúc,liên tưởng,tưởng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn các nhà thơ qua 2 bài thơ:Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ ,nhà thi sĩ Nguyễn Trãi:chủ động đến với thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên,yêu nhiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách,bản lĩnh kiên cường,phong thái ung dung tự tại.Ta chân trọng tâm hồn trong sạch,thanh cao qua cách xưng hô,giọng điệu, hành động,và hình ảnh thiên nhiên (dẫn chứng)Bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ của mình về tâm hồn nhà thơ,chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài Rằm tháng giêng:đó là tình yêu thiên nhiên,lòng yêu quê hương thiết tha.Cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì người càng lo lắng viêc quân sự,sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu.Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác (dẫn chứng)

C. Kết bài

Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy nghĩ của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn các nhà thơ.

30 tháng 10 2017

  Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

 Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huvện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.

Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.

Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

(Bình Ngô đại cáo)

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén

Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ).

Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

20 tháng 8 2021

chép mạng nhanh thế