Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các bạn ơi mong các bạn giúp mình sớm với ạ !!!!
Trần Thọ Đạt , Nguyễn Văn Đạt , trinh gia long , Hoàng Thị Thảo Duyên , Nguyễn Trúc Giang , Thảo Phương , Trần Thị Hà My , Nguyễn Nhật Hạ
1)Tôi đi học: Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường sẽ mãi không thể nào quyên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
Tác giả :Trần Thanh Tịnh
2)Trong lòng mẹ: Ý nghĩa văn bản: Tình mẫu tử là nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
Tác giả :Nguyễn Nguyên Hồng
3)Tức nước vỡ bờ: Ý nghĩa văn bản: Với cảm nhận nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
Tác giả : Ngô Tất Tố
4)Lão Hạc: Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện phẩm chất của người nông dân không thể bị hoen ố phải sống trong cảnh khốn cùng.
Tác giả : Nam Cao
5)Cô bé bán diêm: Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
Tác giả :Người Đan Mạch Hans Christian Andersen
5)Đánh nhau với cối xay gió: Ý nghĩa văn bản: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê dánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phưu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
Tác giả : Xéc-van-tét
6)Chiếc lá cuối cùng: Ý nghĩa văn bản: Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
Tác giả :O Hen-ri
7)Hai cây phong: Ý nghĩa văn bản: Hai cây phong là biểu tượng cảu tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.
Tác giả :Ai-ma-tốp
8)Ôn dịch thuốc lá: Ý nghĩa văn bản: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá
Tác giả :Nguyễn Khắc Viện
9)Thông tin ngày trái đất năm 2000: Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất.
10)Bài toán dân số: Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
11)Đập đá ở Côn Lôn: Ý nghĩa văn bản: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của của người chí sĩ cách mạng.
Tác giả : Phan Châu Trinh
1/Tôi đi học
- Tác giả : Thanh Tịnh
- Xuất xứ : ...
- Thể loại : Truyện Ngắn
- PTBĐ : Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
- Tóm tắt VB:
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với tôi vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, tôi có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tôi càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng tôi lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Chúng tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"…
Giá trị nghệ thuật tiêu biểu:
+Được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật “tôi”- từ hiện tại liên tưởng về quá khứ.
+Có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tàm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.
2/Trong lòng mẹ:
Tác giả: Nguyên Hồng
Xuất xứ: trích trg tp'' Thời thơ ấu''
Thể loại: Truyện ngắn
Phương thức biểu đạt: Tự sự+ miêu tả+ biểu cảm
Tóm tắt: Chú bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu: người bố nghiện ngập, người mẹ trẻ trung luôn khao khát tình yêu thương song đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng người bố chết, người mẹ bỏ lại hai anh em Hồng để đi "tha hương cầu thực" trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Còn bà cô bên nội thì luôn gieo rắc vào đầu chú bé những rấp tâm tanh bẩn để chú cũng hoài nghi và ghét bỏ người mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn hiểu, thông cảm cho mẹ, lại còn càng ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. Chiều hôm ấy khi vừa tan học, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú liền gọi theo với giọng bối rối. Khi người mẹ quay đầu lại, Hồng liền sà vào lòng mẹ rồi hai mẹ con cùng sụt sùi hỏi thăm nhau. Khi ở trong lòng mẹ, chú chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô nữa.
Nghệ thuật truyện:
+ Xây dựng tình huống truyện đặc sắc
+ Sử dụng nhiều động từ mạnh
+ Nghệ thuật đối đáp( Cuộc trò chuyện giữa bé Hồng và bà cô)
3/ Tức nước vỡ bờ:
TG: Ngô Tất Tố
Xuất xứ: trích trg TP ''Tắt đèn''
PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả+ biểu cảm
Tóm tắt VB:
Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.
Đặc sắc NT:
+Xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật chị Dậu đặc sắc( từ xưng hô ông-cháu-> tôi ông->tao-mày->bà-mày)
+ Tình huống truyện lôi cuốn
4/ Lão Hạc
TG: Nam Cao
Xuất xứ:Trích trong tập truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
PTBĐ: Tự sự kêt hợp miêu tả+ biểu cảm
Tóm tắt:
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.
Nhớ Rừng
Tác giả Thế Lữ(1907-1989)tên khai sinh Nguyễn Thứ Lễ.Quê ở Bắc Ninh bút danh Thế Lữ
Là người có công góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào thơ mới trước cách mạng ông viết báo sáng tác thơ văn ,biểu diễn kịch sau cách mạng ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong nền kịch nói hiện đại Việt Nam.
Hoàn cảnh ra đời :sáng tác vào năm 1934sau được in trong tập mấy vần thơ 1935
Thể loại thơ mới 8 chữ trên câu
Nội dung:mượn lời con hổ trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thời đó .
Nghệ thuật bút pháp lãng mạng rất truyền cảm ,sự đổi mới câu thơ vần nhịp điệu phép tương phản đối lập nghệ thuật tạo hình đặc sắc sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa các động từ mạnh...
Quê hương
Tác giả: Tế Hanh(1921-2009) tên khai sainh là Trần Tế Hanh sinh ra ở Quãng Ngãi
Ông là nhà thơ mới ở chặng cuối vỡi những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh
->nhà thơ của quê hương
Các tác phẩm chính:Hoa Niên (1945),Gửi miền Bắc(1955),Tiếng sóng (1960)....
bài thơ quê hương là sáng tác mở đầu cho đề tài quê hương trong thơ Tế Hanh.Bài thơ rút trong tập thơ nghẹn ngào(1939)sau được in lại trong tập Hoa Niên.
Thể loại:thơ mới 8 chữ trên câu.
Nội dung tình yêu quê hương trong sáng tha thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về 1 làng quê miền biển trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Nghệ thuật lời thơ bình dị hình ahr thơ mộc mạc mà tinh tế giàu ý nghĩa biểu trưng.Tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng các biện pháp tu từ so sánh,nhân hóa và các đông từ mạnh
Khi con tu hú
Tác giả Tố Hữu(1920-2002)tên khai sinh :Nguyễn Kim Thành .Quê ở Thừa Thiên Huế
Ông là nhà thơ cách mạng hoạt động cách mạng nhà chính trị đảm nhận nhiều chức vị quan trọng trong đảng và chính quyền được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
Tác phẩm chính:Từ ấy,Việt Bắc,Máu và hoa..
Thể thơ lúc bát
Nội dung:tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trong tù
Nghệ thuật giọng thơ tha thiết sôi nổi tự tin phong phú sử dụng các từ ngữ sinh động tạo màu sắc âm thanh và hình ảnh
Ông Đồ
Tác giả Vũ Đình Liên(1913-1996).Quê ở Hải Dương là nhà thơ thuộc phong trài thơ mới .Thơ ông mang nặng lòng người và niềm hoài cổ
Bài thơ Ông Đồ là bài thơ tiêu biểu cho long thương người và niềm hoài cổ
Thể thơ 5 chữ
Nội dung tác phẩm khắc họa thành công hình ảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng,đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước 1 người dần đi vào quá khứ,khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
Nghệ thuật bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn goomf nhiều khổ
Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng chặt chẽ
Ngôn từ trong sáng bình dị , truyền cảm
Anh ơi con thiếu mà
Em tham khảo :
1)Tôi đi học: Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường sẽ mãi không thể nào quyên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
Tác giả :Trần Thanh Tịnh
2)Trong lòng mẹ: Ý nghĩa văn bản: Tình mẫu tử là nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
Tác giả :Nguyễn Nguyên Hồng
3)Tức nước vỡ bờ: Ý nghĩa văn bản: Với cảm nhận nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
Tác giả : Ngô Tất Tố
4)Lão Hạc: Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện phẩm chất của người nông dân không thể bị hoen ố phải sống trong cảnh khốn cùng.
Tác giả : Nam Cao
5)Cô bé bán diêm: Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
Tác giả :Người Đan Mạch Hans Christian Andersen
5)Đánh nhau với cối xay gió: Ý nghĩa văn bản: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê dánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phưu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
Tác giả : Xéc-van-tét
6)Chiếc lá cuối cùng: Ý nghĩa văn bản: Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
Tác giả :O Hen-ri
7)Hai cây phong: Ý nghĩa văn bản: Hai cây phong là biểu tượng cảu tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.
Tác giả :Ai-ma-tốp
8)Ôn dịch thuốc lá: Ý nghĩa văn bản: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá
Tác giả :Nguyễn Khắc Viện
9)Thông tin ngày trái đất năm 2000: Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất.
10)Bài toán dân số: Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
11)Đập đá ở Côn Lôn: Ý nghĩa văn bản: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của của người chí sĩ cách mạng.
Tác giả : Phan Châu Trinh