Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài này cho bạn tham khảo nhé :
Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời ,sau một quãng thời gian nghỉ ngơi dài chúng tôi đã quay lại việc học hành, Từ hôm trước mẹ đã giúp tôi chuẩn bị sách vở để chuẩn bị đi học. Hôm nay là ngày khai giảng của chúng tôi, đây là lần đầu tiên tôi đến trường cấp hai mang tên Thành Lợi nên tôi rất hồi hộp. Tôi đã nộp hồ sơ vào trường này vì trường khá gần nhà tôi hơn nữa chị tôi cũng học trường này. Chúng tôi đã thi và đã được chọn vào trường từ nửa tháng trước rồi. Từ sáng sớm mẹ đã gọi tôi dậy để chuẩn bị quần áo cho buổi khai giảng. Tôi nhanh nhanh chóng chóng ăn cơm xong rồi vội vàng đi đến trường. Bố nhìn tôi thấy tôi có vẻ hơi hồi hộp nên bố hỏi tôi có cần bố chở đi không ,tôi khăng khăng không chịu với lí do là tôi đã lớn rồi không cần bố chở đi nữa.
Hàng cây như xanh hơn , cao hơn , những ngôi nhà trông khang trang hơn mọi ngày. Con đường thân quen ngày nào sao hôm nay sạch sẽ gọn gàng ghê. Mặt trời đã dần dần nhô lên , tỏa ra những tia nắng đầu tiên , thay thế cho màn đêm mờ ảo là ánh sáng hồng tươi đang lan tràn khắp không gian. Nhưng hàng cây xanh cũng vừa tỉnh giấc , đang khẽ rùng mình. Trên những tán lá xanh còn đọng lại những giọt sương sớm , co những chú chim dã dậy từ rất lâu và đang cất khúc ca chào đón ngày mới. Theo tiếng chim ca , những tia nắng vàng tươi cũng bắt đầu nhảy múa hát ca trên những con đường. Giờ đây , không gian không còn yên tĩnh nữa mà thay vào đó là tiếng nói cười của các anh chị học sinh đang rảo bước đến trường , và tiếng xe máy của các bác phụ huynh đưa con đến trường. Các bạn mặc quần áo rất chỉnh tề , gương mặt vui tươi nhưng không kém phần lo lắng. Tôi đạp nhanh từng vòng quay xe đạp để nhanh chóng đến trường, tôi đi qua bãi đất trống rồi lại đi lên bãi đất được đổ bê tông rồi một lát là tôi đã đến cổng trường. Chà, ngôi trường tiểu học mới to lớn làm sao! Trong ý nghĩ của tôi về nó thì như một kiến trúc lịch sử. Nổi bật giữa cái cổng to là hàng chữ “Trường Trung học cơ sở Thành Lợi” và hàng cờ chuối với rực rỡ sắc mầu.
Tôi đang mải nhìn ngắm xung quanh thì bất giác một cái gì đó đâm thẳng vào sau xe tôi khiến tôi giật bắn mình ngã nhào xuống đất. Cú ngã không khiến tôi đau lắm nhưng tôi bị xước chân , tôi vội vàng nhìn lên chiếc xe của tôi thì trời ơi nó bị tay tôi đè lên chiếc rọ xinh xắn khiến chiếc rọ bị méo hẳn về một bên. Tôi tức lắm quay xuống xem rốt cuộc là kẻ nào đã khiến tôi ra nông nỗi này. Tôi chưa kịp định thần ra đó là ai thì tôi đã thấy có ai kéo mình dậy với những lời nói cũng rất vội vàng nhưng thực sự rất chân thành “cậu ơi cho mình xin lỗi nhé mình không cố ý đâu” khi ấy tôi vẫn tức lắm tôi không nói gì để cho bạn đó dìu tôi đứng dậy. Đó là một bạn nam cũng trạc tuổi tôi thôi nhưng trông bạn khá là lanh lợi nên tôi cũng không thể nói gì bạn được với lại hôm nay cũng là ngày đầu tiên tôi đến trường nên tôi cũng không muốn cau có với ai. Tôi đứng dậy đang định dắt xe đi thì bạn ấy gọi tôi lại lấy cái băng gạt từ trong cặp ra dán vào chỗ bị thương của tôi, Rồi bạn ấy hỏi tôi học lớp nào ,tôi lơ đãng trả lời “ lớp 6a” thế là bạn ấy kêu lên một tiếng rồi nói bạn đó cũng học lớp 6a. Tôi cũng cảm thấy khá thú vị bởi tôi cũng chưa quen được ai ở lớp mới, như thế là tôi đã có người bạn đầu tiên rồi. . Chúng tôi vui vẻ nói chuyện với nhau rồi cùng nhau về lớp học.
k dùm mk nha
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
Những tháng nghỉ hè vào đúng dịp mùa thu hoạch hoa màu. Bởi vậy sinh hoạt hè của em có một niềm vui vô cùng.
Nhà em ở ngay rìa làng, trông ra cánh đồng rất khoáng đãng. Chiều chiều em thích đứng trước cửa nhà nhìn ra cánh đồng. Mùa lúa là một màu xanh mênh mông bắt đầu từ dưới chân bụi tre, chạy ra tít đến đường cái. Người và xe cộ đi trên đường ấy nhỏ bé như nắm tay thôi.
Ngắm cảnh đồng em thường thích thú nhất vào các buổi chiều đẹp trời, mấy con cò trắng muốt bay sà xuống rồi mất hút dưới màu xanh. Hoặc đi học về tắt qua cánh đồng, một vài con chim “dẽ giun” thấy bóng người vội bay vút lên làm em giật mình.
Sau vụ trồng lúa là đến vụ trồng hoa màu thì còn nhiều điều thú vị! 'Ca dao có câu:
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.
Nói thế thôi, chứ người ta làm đất trồng khoai ngay sau khi ăn Tết. Các thửa ruộng trồng khoai thường có những luống đất cao và to. Trên mặt trồng khoai, còn dưới má luống đất người ta trồng xen các thứ đậu.
Có những hôm các em ra đồng giúp cha mẹ vun và làm cỏ khoai. Chị hai bắt những con sâu khoai to như ngón tay, đầu nó có sừng, mình đầy khoang khoáy trông rất ghê, dọa em đến xanh mặt.
Những đám ruộng trồng ngô thì cao hơn đầu người, hoa ngô như một cành tre khô nhỏ vươn lên trời, chỉ ít lâu sau cái màu vàng tươi mất dần đi là ngô đã già và đến lúc người ta đi bẻ lấy bắp. Các em thường giúp gia đình bẻ ngô bỏ hàng đống trên bò' ruộng, những bắp ngô to và vỏ màu vàng còn ít râu ở đầu. Rồi những buổi đi hái đỗ còn đông vui hơn. Những ruộng trồng đỗ thì luống to và thấp, trên ngọn cây đầy những quả chìa ra các phía, quả chín già màu đen, quả còn non màu xanh. Người lớn mang thúng đi để đựng, còn chúng em thì chị hai có sáng kiến khâu cho mỗi đứa một cái tạp dề như người nấu bếp để bỏ đỗ vào đấy. Cu Bình nhỏ thấp trông nó như “căng-gu-ru” trong vườn thú buồn cười lắm. Em và chị hai thì thi nhau xem ai hái nhanh hơn.
Ngoài cánh đồng, vào tháng năm, tháng sáu hoa màu như đua nhau đòi về sân phơi. Ớ sân phơi mọi người cũng phải chia ra từng ngăn. Nơi này phơi ngô, nơi kia phơi đỗ, nơi thì chất đống cây lạc còn đeo những củ trắng ngà, đầu hè thì đống khoai lang đổ rất cao, củ màu đỏ, củ màu trắng.
Chập tối một lúc là chị hai bưng rổ khoai lang lên cùng với một ít quả đỗ đã luộc chín. Cả nhà ngồi ăn vui vẻ, cha mẹ em thì nói chuyện thu hoạch mùa này loại cây gì tốt nhất, và sang năm nên trồng các cây hoa màu nào. Còn chúng em thì nhớ lại những lúc đùa chạy đuổi nhau lẩn trong ruộng ngô.
Đất ở quê em hầu như không lúc nào được nghỉ ngơi (để trống), sau vụ thu hoạch hoa màu là lại cày lên chờ mưa sẽ cấy lúa.
Sông ở nơi quê hương trồng hoa màu em thấy có lúc vất vả, nhưng có cái thú là ra cánh đồng vừa lao động vừa chơi vui và nghe chim hót ở các bờ tre, cây cổ thụ. Chim chèo bẻo kêu vào các buổi sáng sớm, chim cu gáy vào buổi trưa, buổi tối thì tiếng “cò cò” kêu ở trên ngọn tre. Em rất yêu đồng quê một năm có hai vụ cấy cày và trồng tỉa làm cho con người bận rộn và vui vẻ, xốc vác.
Khi bác phượng già khoác trên mình chiếc áo choàng đỏ rực, cô bằng lăng vận chiếc váy tím ngát và dàn đồng ca ve sầu không ngớt kêu vang là lúc một mùa hè bắt đầu. Đó cũng là lúc các bạn học sinh bước vào kì nghỉ bổ ích và lí thú. Cho tới bây giờ, tôi vẫn nhớ như in kì nghỉ hè năm lớp 2 ở quê ngoại tại Thái Bình.
Đó không phải là lần đầu tiên tôi về quê, nhưng chuyến đi lần này để lại cho tôi nhiều hiểu biết, nhiều kỉ niệm và nhiều cảm xúc hơn cả . Chị em tôi được báo trước sẽ được về quê, chúng tôi ai nấy đều háo hức, mừng vui, tất bật chuẩn bị bao nhiêu đồ đạc. Sáng sớm, chiếc xe bắt đầu chuyển bánh, để lại hàng cây, mái nhà trên con phố thân thuộc. Chẳng mấy chốc, đồng ruộng bao la hiện ra xanh mướt. Con đường làng thẳng, dài tít tắp. Hai bên đường là cánh đồng lúa đang độ chín vàng. Từng đợt gió thổi qua, đồng lúa nghiêng từng đợt theo gió như những con sóng trải dài vô tận.
Về chiều, vùng quê yên ả này đẹp như một bức tranh đa sắc màu và rộn như một bản hòa tấu. Sau lũy tre làng, mặt trời đỏ rực hắt ngang những tia nắng cuối ngày xuống vòm cây tán lá. Cánh đồng thay chiếc áo vàng tươi hồi sáng bằng chiếc áo vàng vươm. Những ngôi nhà mái ngói đỏ xanh xem kẽ giữa vườn cây. Tiếng gà chip chíp, tiếng lợn eng éc, tiếng vịt quác quác đòi ăn. Tiếng mõ trâu, bò gọi sau ngày dài đi ăn. Tiếng của những bác nông dân đang bàn tán xôn xao. Tôi gặp An vào buổi chiều đó. Nhà cô bạn gần nhà bà nội. Sáng hôm sau, tôi thấy An cầm một chiếc diều rất đẹp. Lúc đó, tôi thấy thích quá nên chạy sang hỏi mượn nhưng vừa mượn vừa với tay giật lấy luôn. An hỏi lớn với khuôn mặt đầy bất ngờ và giành lại: “Đây là diều của tớ mà?”. Tôi òa khóc nức nở. Bà tôi chạy ra hỏi chuyện, tôi được đà càng khóc lớn. An kể lại câu chuyện rồi nhường tôi chiếc diều. Tôi cầm và chạy vào sân. Nhưng tôi lại không biết chơi. Nghĩ hồi lâu, tôi lại ngó nghiêng sang nhà An. An thấy tôi và gọi tôi vào. Tôi ấp úng xin lỗi rồi bảo An chỉ cho tôi cách chơi. Cô bạn mỉm cười rồi kéo tôi ra một bãi cỏ rộng. Ở đó, từng đợt gió thổi rất lớn. An thả dây từ từ, chiếc diều bay bay trong gió, càng lúc càng cao. An đưa cho tôi cầm dây diều. Thế là cả sáng hôm đó, tôi và An đã chơi vui vẻ với nhau. Lúc về, chúng tôi đi qua cánh đồng. Những bác nông dân vẫn đang chăm chỉ gặt hái trên đồng. Tay cầm liềm, tay cầm bó lúa, gặt rồi bó liên tục. Trên gương mặt các bác, mồ hôi nhễ nhại. Bác khẽ lau bằng chiếc khan đã đội sẵn rồi tươi cười gặt tiếp. Ôi chao! Cái khoảnh khắc nhìn thấy gương mặt đó tôi đã thấu hiểu sự vất vả của những người làm ra hạt thóc, hạt gạo.
Kể từ hôm đó, tôi và An trở nên thân thiết. An dẫn tôi đi nhiều nơi ở vùng đất này. Kì nghỉ này đã cho tôi hiểu rõ về quê hương của mình. Bây giờ, tôi luôn mong ngóng được nghỉ hè, để được về quê, gặp cô bạn hiền lành, gặp cánh đồng mênh mông, nghe tiếng chiều rộn rã và nghe tiếng quê hương vang trong trái tim mình.
#
Cây bàng trường tôi
‘‘ Mùa đông áo đỏ
Mùa hạ áo xanh
Cây bàng khi mở hội
Là chim đến vây quanh...
Lời hát ấy - bao giờ cũng ngân vang trong lòng tôi - mỗi lúc đến trường - nhìn lên cây bàng quen thuộc, thân thương. Cây bàng trường tôi, tuổi còn non trẻ lắm, thân vươn thẳng, xòe ba tán lá tròn xoe như những chiếc ô chồng lên nhau trông thật ngộ nghĩnh. Nó lớn nhanh - rất nhanh. Lần đầu tiên, trông thấy nó, nó chỉ mới một tầng lá xanh, mà nay đã lớn bổng lên, chồng thêm nhiều tán lá mới. Thật tuyệt vời!Mỗi mùa, cây bàng có một dáng vẻ riêng - đặc biệt - không thể trộn lẫn với bất kỳ loài cây nào. Mùa hè, những chiếc lá trưởng thành xanh thẫm, đan nhau tỏa bóng rợp mát một góc sân. Những bông hoa nho nhỏ - đơn sơ - giản dị - khiêm tốn chen lẫn trong những tán lá xanh. Giờ chơi, gốc bàng là nơi lý tưởng nhất để các em học sinh quây quần trò chuyện. Dưới ánh nắng gay gắt mùa hè, bóng mát cây bàng mới tuyệt vời làm sao. Cây bàng như xòe muôn vàn cánh tay thân thiện che chở cho các em tránh nắng hè... Rồi đến ngày những cây phượng nở bừng sắc đỏ. Sân trường lặng ngắt, vắng tiếng cười đùa, hò reo quen thuộc. Cây bàng như ủ rũ, như buồn nhớ. Nó đứng bơ vơ, lặng lẽ trong sân trường, trông cô độc làm sao!... Khi tiếng trống khai trường giục giã, một năm học mới bắt đầu. Cây bàng như khởi sắc, hân hoan. Nó đong đưa những chiếc lá xanh thẫm, xen lẫn vài chiếc lá ươm vàng, tô điểm thêm những chiếc lá đã bắt đầu ngả sang đo đỏ. Nó như khoác chiếc áo mới - màu xanh lốm đốm vàng, đỏ, vẫy muôn nghìn cánh tay chào đón những dáng hình quen thuộc và, chen lẫn trong tán lá đầy màu sắc ấy, lấp ló những trái bàng, vàng mơ - ngòn ngọt - bùi bùi.. Rồi những cơn gió lạnh se se - mùa đông đến rồi. Cây bàng rực đỏ một màu. Rồi những chiếc lá đỏ ấy lần lượt xa cành. Khi chia tay với cây mẹ thân yêu, những chiếc lá kia có bồi hồi luyến tiếc? Riêng tôi, vẫn cứ thích ép những chiếc lá bàng đỏ ấy, mỗi chiếc mỗi sắc màu riêng. Cùng là màu đỏ, nhưng chiếc đỏ sậm, chiếc đỏ sâm sẫm, cái đỏ hồng tươi, cái đo đỏ chen lẫn vàng thẫm... Quan sát sự thay đổi sắc màu dần dần của chúng mà thấy bùi ngùi khó tả. Rồi đến lúc thân cây trơ trụi, vươn những cánh tay khẳng khiu lên bầu trời xám xịt màu chì, mưa giăng mưa, gió đan gió, cây bàng trường tôi vẫn sừng sững giữa trời.. Rồi thật bất ngờ, cây bung những chồi xanh non biêng biếc, một màu xanh non tơ, tràn đầy sức sống - báo hiệu mùa xuân. Tôi yêu thích nhất màu xanh nõn ấy. Nó cho tôi biết bao niềm tin yêu và hy vọng vào cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn mãi không ngừng - cho dù có gặp bao nỗi gian nan hay thất vọng. Ơi! Màu xanh cuộc sống. Sức sống ấy như trỗi dậy sau giấc ngủ dài mùa đông. Mùa xuân sân trường như sáng bừng lên bởi dáng vẻ tươi mới đầy sức sống ấy. Những chiếc lá mượt mà reo vui, chào đón một năm mới bắt đầu, tràn trề ước mơ, hy vọng...
Tham khảo nhé bạn,chúc bạn học tốt
Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.
Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đinh em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngở đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hàng Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.
Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.
Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu, lúc chụp nó bảo:
- Nè, Em hơi bị ăn ảnh đấy nhé!
Em trả lời:
- Xì! Chưa chắc.
Nghe vậy chú chụp ảnh bảo:
- Thôi hai cháu đừng cãi nhau nữa, chú thấy đứa nào cũng ăn ảnh cả.
Thế là hai đứa tranh nhau, cuối cùng mặt đứa nào cũng ngố trong ảnh. Chụp xong, cả nàh ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.
Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.
Bạn tham khảo nhéNếu có ai, hay có bài văn nào đó hỏi tôi: mùa hè năm nào là đáng nhớ nhất đối với bạn, thì tôi quả quyết, mùa hè năm nay, năm 2016, là mùa hè đáng nhớ nhất; không chỉ đối với tôi mà còn cả gia đình tôi.
Mùa hè nóng bức bắt đầu bằng một sự vụ quan trọng: mẹ tôi đi đại phẫu mổ mở u xơ tử cung. Mẹ đã biết từ năm ngoái, nhưng do còn lo sợ cảnh mổ máu me nên mẹ từ chối phẫu thuật. Chính vì sự do dự ấy mà cục u đã phát triển bằng một thai nhi… bảy tháng. Bố và tôi động viên mẹ nên đi mổ ngay để tránh hậu quả sau này. Sau hôm bế giảng, tôi cùng gia đình xuống bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Mẹ tôi hồi hộp lắm. Chắc cảm giác của mẹ cũng giống như sắp đi thi, giống như tôi, nhưng có vẻ trầm trọng hơn. Nghĩ lại cũng phải, bởi mẹ đã mổ đẻ ba đứa rồi. Và cái “đứa” này là lần thứ tư. Có lần tôi nhìn thấy mẹ khóc. Vì sao mẹ khóc? Tôi thầm nghĩ. Mẹ quá lo lắng cho sự an nguy của mình? Chắc không phải. Tôi lại có một chiều suy nghĩ khác; phải chăng mẹ đang suy nghĩ cho tương lai các con mình? Chắc là thế. Mẹ khóc đỏ sưng cả mắt lên. Tôi thương mẹ lắm, nhưng chỉ biết nói mỗi câu cụt lủn : “Thôi, không sao đâu mẹ ạ, kiểu gì mẹ cũng vượt cạn thành công mà…” Nói thế có lẽ mẹ cũng vững lòng hơn đôi chút. Mẹ chỉ nhìn tôi, rồi nhìn bố tôi. Mà bố tôi cũng đâu có khỏe mạnh gì cho cam. Trong lúc nguy cấp thế này, cái chân đau do thống phong của bố cứ liên tục tái phát, dẫu từ thuốc tây này, đến thuốc nam nọ, vẫn chưa thuyên giảm. Nhưng may quá được ông trời phù hộ, chân bố không bị sưng đau quá mức vào thời gian hậu phẫu chăm sóc mẹ ở bệnh viện. Và những khoảnh khắc ở bệnh viện Phụ Sản là khoảng thời gian tôi không bao giờ quên.
Đúng ngày 28 tháng 5, mẹ tôi và gia đình đi bệnh viện. Đầu tiên, mẹ phải thay đồ bệnh viện và lấy chăn nội trú. Vừa vào phòng với các bệnh nhân khác trong phòng chờ, mẹ đã kết thân được ngay với các cô khác. Mẹ tôi là vậy, rất hòa đồng và dễ kết bạn. Nhưng tôi trông mẹ tôi trong cái bộ đồ hoa của bệnh viện mà thấy vừa buồn cười, vừa thương mẹ. Buồn cười vì mẹ mặc bộ này nhìn cứ ngộ ngộ, thương mẹ vì mẹ sắp lên bàn mổ như bao người khác đã khoác trên mình cái áo mác bệnh viện. Dẫu thế, mẹ vẫn cười thật tươi và lạc quan: “Hai bố con đợi mẹ làm xong đâu vào đấy thì vào thăm mẹ nhé!”. Mẹ tôi cười đẹp lắm, nụ cười làm xua tan cái mệt mỏi, căng thẳng của bất kì ai khi bắt gặp được nụ cười ấy. Lần đầu tiên tôi vào bệnh viện dành cho bệnh nhân nữ, tôi có cảm giác không quen, hơi ngai ngái trong người. Đi qua mình là “hằng hà sa số” những bệnh nhân nữ, cao tuổi có, trung niên có, thanh niên có, mà còn có cả thiếu niên bằng tuổi tôi… cũng có. Chung phòng bệnh mẹ tôi sau này là một bạn nữ mới mười bốn tuổi mà phải đi cắt u xơ tử cung, trẻ vậy mà… Mặc dù ở đây có nhiều bồn cây xanh chắc nhằm giải tỏa sự ngột ngạt của bệnh viện, nhưng không được hiệu quả. Tôi toàn thấy bệnh nhân lấy cái bồn cây đó để làm chỗ…nôn. Tuy đã trải nghiệm cái cảnh này nhiều trong phim kinh dị, ra ngoài đời thật vẫn thấy ghê ghê. Đến khoảng 8-9h, y tá và điều dưỡng viên yêu cầu người nhà bệnh nhân xuống tầng một chờ. Hai bố con tôi đành xuống, đợi đến giờ thăm bệnh nhân thì vào thăm mẹ, mua đồ ăn cho mẹ luôn thể.
Ca mổ bắt đầu từ lúc 10h30. Lúc ấy, tất cả người nhà bệnh nhân đều ngồi chờ ở sảnh chờ và khu siêu thị thu nhỏ ở bệnh viện. Dù đông, nhưng không quá chật chội như ở bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Ngồi chờ mẹ mà tôi và bố như đang ngồi trên lửa. Không quá nóng mà tôi cứ đổ mồ hôi hột. Ngay cả những người luôn giữ bình tĩnh như bố tôi cũng có cảm giác giống tôi. Hai bố con gọi một li nước mía, một li trà sữa uống giải khát chờ mẹ. Tôi nghe nói, người nhà phải đợi sáu tiếng sau khi thành công ca mổ mới được vào thăm bệnh nhân. Thế là tôi có dư dả thời gian, mà loanh quanh trong cái bệnh viện – vốn chẳng khác gì cái nhà tù này, quả thực rất chán. Đề phòng trường hợp này, tôi đã chuẩn bị 5 cuốn sách, 3 quyển tiểu thuyết, 2 cuốn truyện tranh chưa đọc. Ngồi chờ mẹ trong ngày thôi mà tôi đã ngốn xong 2 quyển truyện tranh. Vào buổi chiều, tôi chuyển sang đọc cuốn tiểu thuyết kinh dị Another của Nhật Bản, nhưng tay vẫn cầm cuốnBúp sen xanh. Hai cuốn sách nội dung không hề liên quan tới nhau, thậm chí trái ngược nhau này chắc hẳn đã gây sự chú ý của mọi người giữa phòng chờ bệnh nhân ở tầng 5. Đọc truyện kinh dị giữa bệnh viện là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng để thử!
Nhờ những cuốn sách “dị biệt” ấy mà tôi cũng kết bạn được với khá nhiều người, mọi lứa tuổi. Chiều hôm ấy, tôi kết bạn được với một chị tên là Phương. Đầu tiên, chị nhìn thấy tôi liền hỏi giúp: “BẠN ơi, BẠN có thể giữ đồ hộ mình một chút có được không, mình xuống mua chai nước”. Nghe hai chữ BẠN mà tôi sốc. Tôi già đến thế rồi sao? Tôi miễn cưỡng trả lời “Dạ vâng”, chị ấy cười cảm ơn thật dễ mến rồi chạy xuống tầng 1. Vừa canh giữ đồ đạc cho chị ấy, vừa đọc sách, nhìn thật dị, nhưng vẫn thấy vui vì đã giúp đỡ người khác. Khi quay trở lại, hai chị em làm quen với nhau. Chị Phương giờ đang học đại học Quốc Gia Hà Nội, khoa ngoại ngữ thì phải. Nhà chị ở Đông Anh. Mặt chị tròn nhỏ nhắn trông rất là trẻ con, thanh thoát với mái tóc ngắn ngang vai đen mượt. Tôi nhớ chị ấy nhiều nhất, vì chị rất hay cười. Chị đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái ảnh đại diện của chị. Mặt chị nhìn như một con nhóc lên 10 tuổi. Tôi hỏi lại, “Chị chụp bức này từ khi nào?”, chị trả lời : “Tuần trước em à!” Chị ấy sinh năm 1994, và lúc đầu gặp nhau, Phương cũng tưởng tôi sinh năm 1994. Sinh năm 1994 mà nhìn trẻ (con) thế! Sau đó, hai chị em nói chuyện, tâm sự với nhau đủ điều trên trời dưới đất. Phương cũng có khá nhiều điểm chung với tôi. Chị ấy cũng thích đọc sách (nhưng mà là truyện ngôn tình), và thích xem phim kinh dị. Tôi chỉ bất đồng khi Phương nói rằng chị ủng hộ sách lậu. Tôi lập tức phản bác với một bài phát biểu vì sao không nên ủng hộ sách lậu. Phương phán một câu: “Em nói chuyện như ông già!” Ôi thần linh ơi. Mình đã già (đến thế) rồi sao? , tôi lại tự hỏi bản thân. Tám chuyện một hồi, tôi mới hỏi lí do chị đến đây. Phương bảo:
- Chị đưa mẹ đến đây đi mổ u xơ tử cung.
- A, mẹ em cũng đi mổ u xơ tử cung này!
- Thế mẹ em mổ gì?
- Mẹ em mổ phanh (mổ mở) ạ.
- Thế thì nặng đấy. Mẹ chị mổ nội soi.
- May quá, thế thì cô có thể xuất viện sớm.
- Ừ…
- Thế chị có mấy anh chị em?
- Chị là con một.
- Bố chị đâu rồi?
- Bố chị mất rồi em.
Lại thêm một bất ngờ nữa, nhưng là một bất ngờ buồn. Hóa ra Phương là con một, bố qua đời không lâu. Hai mẹ con tần tảo nuôi sống nhau. Đôi vai của người mẹ phải gánh vác cả việc nhà, lẫn công việc riêng để kiếm tiền nuôi con gái rượu ăn học. Bỗng tôi cảm thấy nhớ mẹ, trong lòng man mác buồn. Hai chị em yên lặng một chút. Tôi quay sang nhìn chị. Phương vẫn cố tỏ ra cứng rắn, bình tĩnh, nhưng tôi biết chị cũng đang nóng lòng chờ mẹ đi ra khỏi phòng mổ, và trên hết là lo lắng, thương mẹ. Lúc ấy, mẹ tôi đã được đưa vào phòng hậu phẫu, có điều hòa mát mẻ. Trời này không có điều hòa làm sao chịu được, kể cả người bình thường chứ huống hồ gì bệnh nhân. Lần này, Phương bắt chuyện trước. Phương kể chuyện về mẹ và gia đình:
- Quân à, gia đình nho nhỏ của chị trông thế thôi nhưng cũng vui lắm. Nhất là mẹ chị. Mẹ chị gần tứ tuần rồi nhưng mà còn “teen” lắm. Nhiều khi chị hát rống lên, mẹ toàn bảo chị hát như “Lệ Rơi” í…
Nhắc đến hiện tượng mạng Lệ Rơi là tôi phì cười. Hai chị em lại nhìn nhau cười. Bỗng bố tôi từ phòng hậu phẫu trở ra. Tôi cất tiếng hỏi:
- Bố ơi mẹ thế nào rồi?
- Vẫn còn đau lắm….
Tôi để ý hai vết móng tay trên tay bố. Tôi gặng hỏi:
- Mẹ có ổn không ạ?
- Ôi giời. Mổ đau quá không chịu nổi đây mà. Cứ kêu đau suốt…
Mẹ đau quá không chịu được nên níu vào tay bố những vết hằn móng tay đau điếng. Bố nheo mắt nặng nhọc, từng giọt mồ hôi lăn trên má, chảy ròng ròng từ cái đầu cua của bố. Tiện đây tôi lại đề cập một vấn đề nóng ở bệnh viện: cách chữa bệnh của nhân viên bệnh viện. Cho họ nhiều tiền thì họ đồng ý cho ở phòng lạnh, chữa trị giảm đau. Không có tiền thì ngược lại. Mà cá nhân tôi thấy nhân viên ở bệnh viện khá là cục cằn, chắc bởi họ có quá nhiều gánh nặng trên vai: nào thì bệnh nhân, gia đình, chi tiêu, và cả bạn thân nữa. Sau này mẹ tôi phải ở nội trú bệnh viện suốt một tuần, mấy ngày cuối còn bị đuổi ra phòng lạnh, mà tôi không vừa lòng ở chỗ, ca của mẹ tôi là khó khăn nhất. Thế là với cái bụng đau, mẹ phải chuyển tới một phòng trọ có điều hòa tạm trú qua ngày. Tôi còn có ấn tượng, mà cũng không phải là một ấn tượng đẹp lắm, với một bác y tá ở bệnh viện, người mà đã giúp đỡ gia đình tôi (nhưng phải đưa tiền chứ đâu phải lấy không). Bác trông có vẻ ở tuổi trung niên, nhưng khuôn mặt hằn sâu nhiều dấu vết thời gian. Bác ấy khá cục cằn và, phải nói là gì nhỉ, hách dịch và trịnh thượng. Giọng bác ta trầm, sang sảng, có vẻ rất có uy lực. Hôm ấy, vào buổi trưa, tôi vào thăm mẹ, tiện thể trông mẹ luôn. Giường bệnh bên cạnh mẹ để trống, tôi thấy vậy nên ngồi ở trên đó. Cửa phòng mở ra, bác y tá bước vào, trừng trừng nhìn rồi hỏi tôi:
- A, cậu giỏi nhỉ? Cậu có muốn tôi đưa mẹ cậu ra khỏi phòng lạnh không?
Nói thế cứ như là bác ấy là chủ nhân của bệnh viện này vậy. Nghe những lời như thế tôi cảm thấy hơi khó chịu, không lọt được tai. Tôi toan nói lại, nhưng nhìn mẹ nằm liệt như thế, tôi lại thôi.
Cảm thấy lo lắng hơn bao giờ hết, tôi toan vào phòng hậu phẫu. Nhưng trước cửa đã có các y tá, hạ lệnh “người nhà không được vào phòng thăm bệnh nhân cho khi đến giờ”. 6h tối. Bụng tôi đã bắt đầu cảm thấy đói. Bố tôi đã bắt đầu những tiếng ngáp dài mỏi mệt. Thế là hai bố con đi ăn. Ăn xong, bố tôi còn thuê phòng trọ cho hai bố con ngủ đêm nay. Đó là một phòng trọ nhỏ, nhưng lại thoáng mát và sạch sẽ. Bố tôi thuê cho một phòng ở tầng hai, có trang bị điều hòa bật suốt ngày và một nhà vệ sinh chung khá rộng. Lúc đầu tôi bước vào nhà trọ, tôi có linh cảm đêm nay sẽ không ngủ được ngon (vì lạ nơi), thế mà tôi nướng đến hơn bảy giờ hôm sau mới dậy. Thế là tôi tự rút ra định luật: chỉ cần có điều hòa là ngủ đâu cũng ngủ ngon. Tôi cũng để ý rằng, những người thuê trọ ở Hà Nội rất có kỉ luật, nhất là vào ban đêm. Đến đúng giờ là họ tắt đèn đi ngủ, nói chuyện cũng rất khẽ, mà nếu có ai thức thì cũng giảm độ sáng đèn phòng riêng của mình. Một người vì mọi người mà.
Quay trở về thời điểm mẹ tôi vừa phẫu thuật xong, sau khi tìm xong phòng trọ, tôi và bố mới được vào thăm mẹ. Mẹ mặc bộ áo bệnh viện in hoa xuề xòa dài như bất tận của bệnh viện, nằm không cử động trên giường bệnh. Mắt mẹ nhắm nghiền. Nghe thấy tiếng tôi bước lại gần, mẹ mới từ từ mở mắt. Mắt mẹ hằn sâu nỗi nhọc nhằn mệt mỏi. Mẹ còn được trang bị một ống thông tiểu với một túi nước tiểu cùng một túi máu dưới gầm giường và chai truyền nước ở đầu giường. Lần đầu tiên tôi thấy mẹ ốm nặng đến thế. Vết mổ rât sâu, có thể tới hơn mười xăng ti mét. Mổ như thế mất nhiều máu lắm. Nhưng mẹ vẫn cố cười, để cho tôi an tâm. Một lúc sau, bố từ siêu thị tầng dưới mua cháo về cho mẹ ăn. Bố quả là người đàn ông của năm. Bố vừa phải trông mẹ, vừa phải trông tôi, mà tôi nghĩ tôi cũng đã đủ lớn nhưng bố vẫn quyết giữ gìn tôi cẩn thận. Bố bón từng thìa cháo trắng nhẹ nhàng cho mẹ ăn. Hơi cháo nóng phá tan cái hơi lạnh phả ra liên tục từ điều hòa. Mẹ cũng cố ăn để lại sức. Hộp cháo trắng với thịt nạc băm xay không có gì đáng kể, nhưng đã góp phần hồi sức cho mẹ. Mấy cô ngồi cùng phòng mẹ cứ nhìn gia đình tôi, cười. Tôi nắm chặt tay mẹ, thì thầm: “Mẹ ơi, mọi thứ giờ đã qua rồi. Mẹ chỉ cần hồi sức lại nữa thôi là xong.” Mẹ nhìn tôi với ánh mắt tin tưởng, trả lời dứt khoát:
- Chắc chắn là thế rồi.
Bây giờ tôi và bố thay ca nhau: buổi đêm tôi ngủ ở trọ, bố đi trông mẹ. Sáng thì bố về phòng trọ ngủ, tôi đến trông mẹ.
Nói thế thôi chứ bố vẫn đảm đương mọi việc. Buổi đêm bố thức để trông mẹ. Nhờ trời phù hộ mà không có bất cứ biến cố nào xảy ra từ lúc đó cho đến lúc mẹ tôi ra viện. Đến cái “ca” sáng của tôi thì tất cả người nhà bị đuổi ra ngoài, ngồi ở phòng chờ. Tôi cũng ngoan ngoãn ngồi ở phòng chờ, không dám đi đâu ngộ nhỡ mẹ cần gì thì làm sao đáp ứng được.
Sáng hôm sau là ngày thứ hai ở trong nhà tù, à chết bệnh viện. Ngồi ở phòng chờ tôi cứ suy nghĩ mông lung. Tôi so sánh bệnh viện chẳng khác gì nhà tù. Phòng bệnh là song sắt, người nhà bệnh nhân là thân nhân, bệnh nhân là tù nhân, và y tá, điều dưỡng viên… là quản ngục. Nhớ đến cuốnAnother trong tay, tôi lại giở đến trang mà mình đã đánh dấu, đọc tiếp. Và hôm ấy tôi đã quen một dân nghiền nghệ thuật hiện đại Nhật Bản đích thực ngay giữa lòng bệnh viện Phụ Sản. Tên anh là Dũng. Thấy trên tay tôi là cuốn truyện Nhật, anh đến làm quen. Anh cũng đến đây để mổ u cho vợ. Anh kể nhiều chuyện rất hay về tuổi thơ dữ dội của mình. Anh Dũng kể, ngày xưa anh rất thích đọc truyện tranh và chơi trò chơi điện tử, nên mắt anh mới cận thế này, và anh quả quyết sau này nhất định không cho con mình đọc truyện tranh quá nhiều khi còn bé. Ngày xưa có người khuyên tôi không nên đọc truyện tranh khi còn nhỏ, bây giờ được nghe lại, tôi cũng cảm thấy tò mò. Anh Dũng nói, đọc truyện tranh thì phần lời nhỏ, phần tranh lại to, nên mắt không ngừng điều tiết, từ đó mắt sẽ sinh cận. Tôi ngã ngửa trước sự thật này. Thực sự bây giờ tôi mới hiểu lí do đọc truyện tranh thì bị cận.
Trưa. Gia đình chị Linh đến. Linh là chị gái ruột của tôi, cùng với anh Hưng – chồng, đến thăm mẹ. Hai vợ chồng sốt sắng hỏi thăm tình hình sức khỏe mẹ và bố. Chị Linh hơn tôi 9 tuổi, là chị hai trong gia đình, có ngoại hình khả ái và tươi tắn. Chị “tình nguyện” vào chăm nom mẹ đêm nay để hai bố con về Xuân Hòa lại sức. Hai ngày đi khỏi Xuân Hòa mà cứ như hai tháng. Không khí của Xuân Hòa mát mẻ trong lành hơn hẳn cái không khí ngột ngạt trong bệnh viện Phụ Sản kia. Về nhà mà tôi với bố cũng không ngừng lo cho mẹ, không biết chị Linh có chăm sóc mẹ nổi không? Ngày xưa, tôi nghe mẹ kể, lúc mẹ vừa đẻ tôi, chị Linh còn bé, được bố giao cho trông mẹ. Đi đứng loạng choạng thế nào mà vung tay trúng bụng mẹ. Nhớ đến chuyện đó, tôi vừa buồn cười, vừa lo cho mẹ hơn. Đúng là con khỉ nghịch ngợm! (Chị tôi sinh tháng khỉ)
.
.
Ôn lại những kỉ niệm đã qua, tôi nhận ra rằng, nơi nào có dấu chân tôi là nơi đó “loạn”, đơn cử chính là cái bệnh viện Phụ Sản mẹ chữa bệnh. Hình như mọi người thấy cái việc con trai phụ giúp mẹ ở bệnh viện là hiếm thì phải, hai mẹ con tôi đi đến đâu là có người nhìn đến đó. Tôi nói chuyện với mẹ trong phòng, đùa với mẹ, đùa với tất cả mọi người ai cũng cười, nhưng không ai dám cười to vì đau bụng (vừa phẫu thuật xong). Các bác y tá cũng khen tôi và chúc mừng mẹ có đứa con trai như tôi. Lúc ấy tôi có cảm giác tự hào, và tôi tin mẹ cũng nở mũi giống tôi. Đây cũng là lần đầu tiên tôi chăm sóc mẹ tận tay, làm những việc như lau người cho mẹ, đưa mẹ đi vệ sinh, vắt nước cam, mua đồ đạc, pha sữa cho mẹ. Cuối cùng tôi cũng được làm những việc mà tôi mong muốn được làm từ lâu. Lúc ở nhà, hôm nào tôi bày tỏ mong muốn làm việc a, việc b, thì bố mẹ luôn miệng bảo: “Con cứ chú tâm học đi. Mấy việc này để bố mẹ làm cho.” Ngày tết thiếu nhi năm con Dê kết thúc bằng câu nói của bác điều dưỡng viên với mẹ tôi:
- Cô có thằng con trai như thế này là đáng quý lắm đấy.
Tôi cũng nhớ đến những người bạn tù, à chết, những người cùng phòng bệnh với mẹ. Mỗi người có một cá tính khác nhau. Có người hướng ngoại, thích làm quen với người mới như tôi và mẹ, có người lại "cháo đa", có người lại hướng nội, cả ngày chỉ cắm mặt vào điện thoại. Thế mới biết, xã hội có rất nhiều loại người khác nhau, như mẹ tôi đã kể. Bệnh viện chỉ là một xã hội thu nhỏ, mà đã phân hóa như vậy rồi.
Ấn tượng nhất là cô người Lạng Sơn đến đây chữa bệnh. Cô có dáng mảnh mai, tóc ngang vai hửng màu nắng, khuôn mặt tươi tắn luôn nở nụ cười. Cô là người mà tôi lẫn mẹ đều yêu quý và có thiện cảm. Cô người Lạng Sơn ấy rất hay giúp đỡ người khác, mà đặc biệt là mẹ. Có hôm, cô cho mẹ tôi củ khoai nhuận tràng, có hôm cô đến hỏi thăm trò chuyện cùng mẹ, có hôm cô tặng mẹ con tôi quả cam, quả thanh mai. Những món quà dù đơn giản, nhưng cũng rất ý nghĩa đối với tôi. Hơn cả, cô là người có thiện chí. Cô được chuyển phòng khác sau khi đã bình phục hơn, và tiện thể mời mẹ tôi sang chung phòng khi nghe tin mẹ tôi sắp bị đuổi khỏi phòng hậu phẫu kia. Cô cũng rất là xì tin luôn. Tôi hay chào cô theo kiểu giơ hai ngón tay hình chữ V rồi vẫy vẫy, cô cũng bắt chước theo. Nhìn cô làm vậy, tôi không khỏi bật cười, và cũng vui nữa, lúc mà có người lại làm theo những điều mình làm (tuy rằng điều đó khá ngớ ngẩn và trẻ con). Cháu xin hẹn gặp lại cô vào lần sau!
Có những người như cô Lạng Sơn, mà cũng có những người không tốt. Ở chung phòng bệnh của mẹ tôi còn có một nữ doanh nhân. Dù nằm viện, cô ấy vẫn rất chăm chỉ - không ngừng làm việc, giao tiếp với khách hàng ngoại quốc của công ti mình. Cô ấy nói tiếng Trung rất giỏi. Nhưng giao tiếp với khách hàng giữa nơi công cộng và cần giữ trật tự như bệnh viện là không nên, vì thế, vô hình chung đã gây ác cảm với nhiều người, ngay cả bác mẹ chồng của chị gái đến thăm mẹ tôi cũng phải phàn nàn: "Cô kia là ai mà mất trật tự ghê thế!". Mẹ tôi cũng không có cảm tình lắm với người này, và cho rằng cô này "cháo đa". Mẹ kể một hôm, khi mẹ vào nhà vệ sinh, mẹ gặp cô này và hỏi chuyện để xem đã có ai vào phòng bệnh mà mẹ tôi đã chuyển ra chưa. "Phòng bệnh chật kín rồi chị ạ!" cô đáp, rồi sau đó mẹ tôi đi qua, lại chẳng thấy ai vừa vào cả. Từ đó, mẹ tôi ghét bà cô ấy hoàn toàn.
Ngày 5 tháng 6, mẹ tôi ra viện. Mẹ tôi lại được trở về với vòng tay quen thuộc của đất mẹ Xuân Hòa. Giải thoát khỏi chốn bệnh viện ngột ngạt, mẹ thở phào nhẹ nhõm. Tất cả đã kết thúc. Điều mẹ phải làm cuối cùng là hạn chế hoạt động trong vòng một tháng tới, và kiêng nhiều thứ, như thịt đỏ, tôm cua, trứng, thịt gia cầm,... Nhưng với nghị lực kiên cường của người phụ nữ ngoài tứ tuần đã vượt cạn bốn lần của mẹ, tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự hồi phục nhanh chóng của mẹ. Ra viện rồi, mẹ cũng "bồi hồi" nhớ lại những kỉ niệm chốn bệnh viện, và cũng tường thuật lại cho tôi tâm trạng của mẹ khi lên bàn mổ. Mẹ bảo lúc đó mẹ chỉ nghĩ đến các con thôi, nhưng mẹ nghĩ về tôi nhiều nhất; bởi tôi là đứa nhỏ tuổi nhất trong số 3 chị em. Chị cả - chị Ngân - là người đã lo hết mọi viện phí cho mẹ. Chị Ngân sinh năm 1989, đã lấy chồng là anh Vũ Anh và có một mụn con trai đầu lòng. Chị rất thông minh, ngày xưa chị học giỏi lắm. Đến bây giờ, chị vẫn vậy, vẫn tiếp tục truyền đạt kinh nghiệm học tập cho tôi mà không quên bậc cha mẹ sinh thành cho mình. Mẹ còn kể, trước lúc lên bàn mổ, chị còn nhắn tin: Mẹ ơi cố lên, chúng con yêu mẹ!. Lúc nói, mẹ xúc động nhìn tôi mà cười trong giọt lệ ấm nồng của sự hạnh phúc. Còn chị hai, chị Linh, thì mẹ kể là chăm sóc mẹ mát tay lắm, không vụng như ngày xưa. Chị làm gì cho mẹ cũng chuẩn, cũng làm vừa lòng mẹ. Số mình là con trai vốn vụng về nên không thể đảm được như các chị, nhưng mẹ vẫn khen là tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều trong khoảng thời gian này. Khỏi phải nói tôi mừng như thế nào.
Khoảng thời gian một tháng này, bố tôi thực hiện hết mọi việc – từ nấu ăn, chăm sóc con cái đến dọn dẹp nhà cửa, mặc cho cái chân đau luôn hành hạ bố cứ mười ngày một lần. Tôi thấy đâu đâu cũng nhắc đến và đề cao người mẹ, nhưng có mấy ai viết về ông bố. Phật đã có câu: “Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.”Quả vậy, qua hình ảnh người bố của tôi, tôi đã thấm nhuần những gian truân bố gặp phải trong suốt đường đời. Lâu rồi tôi mới có dịp nói về bố như thế này. Bố Ba tôi đẹp trai phong độ lắm. Ông bố này thì lầm lì ít nói, nhưng khi vui vẻ thì rất vui và hài hước. Bố tôi rất đa tài nữa nhé. Bố tôi không chỉ có tài lãnh đạo gia đình, mà còn có khả năng bếp núc tài ba. Những món ăn của bố đều khiến tôi và mẹ tôi mê mẩn; từ những món đơn giản nhất như trứng rán hay chả lá lốt rán, đến những món phức tạp như canh cua, canh ngao, sườn sào chua ngọt, cá thu,… Bố tôi thuộc cung Xử Nữ, bởi vậy nên bố có tính cầu toàn, cẩn thận. Bố luôn làm việc đúng giờ, theo kỉ luật như nhà lính, ai cũng phải tuân theo bố răm rắp… Tôi rất hâm mộ bố tôi, nhưng tôi ấn tượng nhất với cái đầu cắt cua và bàn tay chai sạn của bố. Cái đầu cua thông minh ấy là dấu hiệu cho tôi thấy đây chính là ông bố thương yêu của mình. Cái đầu cua ấy không chỉ thông minh, mà còn hài hước,uyên thâm, ẩn chứa bên trong nhiều bài học đường đời quí giá bố đã trải qua. Bàn tay chai sạn gân guốc của bố đảm đương mọi việc. Có khi những ngón tay ấy nhẹ nhàng, khéo léo như đang chơi bản sonate về món ăn, có khi những ngón tay ấy lại cuộn chặt vào nhau rừng rực lửa quyết tâm. Bàn tay ấy đã dẫn đường chỉ lối cho tôi suốt năm tháng bé thơ, và là kim chỉ nam dẫn lối cho tôi trong tương lai và mãi mãi về sau. Nhiều khi tôi thiết nghĩ, không có bố tôi sẽ sống ra sao. Bố tôi đã hi sinh rất nhiều, vậy mà tôi vẫn chưa có một lần trả ơn bố. Lời cuối, con xin gửi tới bố năm chữ giản đơn, Con Yêu Bố Rất Nhiều…
Không những thế,tôi đã thử, và thành công nhiều việc trong hè này, như việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, trông và quán xuyến cửa hàng. Chưa có hè nào như hè năm nay, tôi thực hiện nhiều việc đến thế và có nhiều niềm tin cho tương lai như vậy. Tôi tin chắc, qua phút cực khổ đến ngày bồng lai, gia đình tôi sau những sóng gió ngày hè năm con KHỈ này, tất cả thành viên trong tổ ấm nhỏ nhắn sẽ luôn an toàn, sức sống tràn trề và công việc tiến triển thuận lợi. Tôi yêu mùa hè năm nay quá!
BẠN LẤY BÀI NÀY THAM KHẢO NHA
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
1. Mở bài:
– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
2. Thân bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…
– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?
+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?
+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.
– Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
Khi bác phượng già khoác trên mình chiếc áo choàng đỏ rực, cô bằng lăng vận chiếc váy tím ngát và dàn đồng ca ve sầu không ngớt kêu vang là lúc một mùa hè bắt đầu. Đó cũng là lúc các bạn học sinh bước vào kì nghỉ bổ ích và lí thú. Cho tới bây giờ, tôi vẫn nhớ như in kì nghỉ hè năm lớp 2 ở quê ngoại tại Thái Bình. Đó không phải là lần đầu tiên tôi về quê, nhưng chuyến đi lần này để lại cho tôi nhiều hiểu biết, nhiều kỉ niệm và nhiều cảm xúc hơn cả . Chị em tôi được báo trước sẽ được về quê, chúng tôi ai nấy đều háo hức, mừng vui, tất bật chuẩn bị bao nhiêu đồ đạc. Sáng sớm, chiếc xe bắt đầu chuyển bánh, để lại hàng cây, mái nhà trên con phố thân thuộc. Chẳng mấy chốc, đồng ruộng bao la hiện ra xanh mướt. Con đường làng thẳng, dài tít tắp. Hai bên đường là cánh đồng lúa đang độ chín vàng. Từng đợt gió thổi qua, đồng lúa nghiêng từng đợt theo gió như những con sóng trải dài vô tận.
Về chiều, vùng quê yên ả này đẹp như một bức tranh đa sắc màu và rộn như một bản hòa tấu. Sau lũy tre làng, mặt trời đỏ rực hắt ngang những tia nắng cuối ngày xuống vòm cây tán lá. Cánh đồng thay chiếc áo vàng tươi hồi sáng bằng chiếc áo vàng vươm. Những ngôi nhà mái ngói đỏ xanh xem kẽ giữa vườn cây. Tiếng gà chip chíp, tiếng lợn eng éc, tiếng vịt quác quác đòi ăn. Tiếng mõ trâu, bò gọi sau ngày dài đi ăn. Tiếng của những bác nông dân đang bàn tán xôn xao. Tôi gặp An vào buổi chiều đó. Nhà cô bạn gần nhà bà nội. Sáng hôm sau, tôi thấy An cầm một chiếc diều rất đẹp. Lúc đó, tôi thấy thích quá nên chạy sang hỏi mượn nhưng vừa mượn vừa với tay giật lấy luôn. An hỏi lớn với khuôn mặt đầy bất ngờ và giành lại: “Đây là diều của tớ mà?”. Tôi òa khóc nức nở. Bà tôi chạy ra hỏi chuyện, tôi được đà càng khóc lớn. An kể lại câu chuyện rồi nhường tôi chiếc diều. Tôi cầm và chạy vào sân. Nhưng tôi lại không biết chơi. Nghĩ hồi lâu, tôi lại ngó nghiêng sang nhà An. An thấy tôi và gọi tôi vào. Tôi ấp úng xin lỗi rồi bảo An chỉ cho tôi cách chơi. Cô bạn mỉm cười rồi kéo tôi ra một bãi cỏ rộng. Ở đó, từng đợt gió thổi rất lớn. An thả dây từ từ, chiếc diều bay bay trong gió, càng lúc càng cao. An đưa cho tôi cầm dây diều. Thế là cả sáng hôm đó, tôi và An đã chơi vui vẻ với nhau. Lúc về, chúng tôi đi qua cánh đồng. Những bác nông dân vẫn đang chăm chỉ gặt hái trên đồng. Tay cầm liềm, tay cầm bó lúa, gặt rồi bó liên tục. Trên gương mặt các bác, mồ hôi nhễ nhại. Bác khẽ lau bằng chiếc khan đã đội sẵn rồi tươi cười gặt tiếp. Ôi chao! Cái khoảnh khắc nhìn thấy gương mặt đó tôi đã thấu hiểu sự vất vả của những người làm ra hạt thóc, hạt gạo.
Kể từ hôm đó, tôi và An trở nên thân thiết. An dẫn tôi đi nhiều nơi ở vùng đất này. Kì nghỉ này đã cho tôi hiểu rõ về quê hương của mình. Bây giờ, tôi luôn mong ngóng được nghỉ hè, để được về quê, gặp cô bạn hiền lành, gặp cánh đồng mênh mông, nghe tiếng chiều rộn rã và nghe tiếng quê hương vang trong trái tim mình.
ko copy mạng nha