Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Văn bản sống chết mặc bay chia làm 3 đoạn :
d) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân . Nhưng đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Thắng ván bài đã chờ thì sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng thắng bài khi đê vỡ, sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.
e) Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
Chỗ kẻ bảng đang nghĩ ạ !
Cảnh dân hộ đê | Cảnh quan lại đánh bài |
- Thời gian: gần 1h đêm | - Thời gian: gần 1h đêm |
- Địa điểm: nơi khúc đê sắp vỡ | - Địa điểm: trong đình |
- Người tham gia: dân nghèo | - Người tham gia: các quan lại |
- Cảnh tượng: khẩn trương, ồn ào, vội vã, sức ng khó chống nổi sức trời | - Cảnh tượng: tĩnh mịch, trang nghiêm, kẻ hầu ng hạ |
-> Cảnh lao động cực nhọc, vất vả | -> Cảnh ăn chơi, hưởng thụ |
Thái Thùy Linh:Bạn vào link này nha: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/137244.html
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng làm cho thông tin sáng rõ, dễ hiểu hơn. Từ những mẹo này, học sinh nắm bắt nhanh bài đọc và tiếp thu cách ghi chép thông tin hiệu quả nhất
- Tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin qua văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn (A-đam Khu) là:
+ Văn bản trở nên rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn.
+ Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa khiến cho việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi