K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2020

1. Văn bản được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

2.

- Sử dụng thành công nghệ thuật đối

+ Nhấn mạnh sự đối lập giữa hai không gian sống

_ Nơi vắng vẻ: ít người lại qua, không phải cầu cạnh, cũng chẳng phải đua chen, tranh giành với nhau.

->Thiên nhiên tĩnh lặng và trong sạch, con người được nghỉ ngơi và có cuộc sống thanh nhàn.

_ Chốn lao xao: nơi đô thi sầm uất, nhộn nhịp, náo nhiệt, tấp nập

->con người phải đua chen, giành giật, phải luồn cúi cầu cạnh

-> con người phải sống một cuộc sống thủ đoạn, căng thẳng, cuộc sống ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, luôn sống trong thấp thỏm, lo âu, bất an.

+ Nhấn mạnh sự đối lập của dại và khôn, sự đối lập giữa người với ta:

_ Dại: vận vào ta bởi vì ta đang tìm đến nơi vắng vẻ để sống, ta chọn khác với đám đông, khác với thói thường. Nhưng khi hiểu ra thì hóa ra lại không dại. Vì giữa lúc những kẻ lộng thần đang hoành hành, ta tìm về thiên nhiên để có được sự thanh thản.

->Dại mà hóa ra không dại.

_ Khôn vận vào người. Cứ tiếp tục sống cuộc sống đua chen, tranh giành sẽ đánh mất nhân phẩm. Nếu ta cứ sóng ở chốn lao xao ấy sẽ đánh mất mình, tạo nên xã hội đại loạn.

->Khôn mà hóa ra không phải khôn.

3.

- Nghệ thuật đối: tác giả dựng lên bức tranh tứ bình xuân hạ thu đông

-> Gợi nhịp điệu tuần hoàn của thời gian đều đặn, thong thả.

-> Gợi ra tâm thế chủ động, ung dung, thoải mái khi tác giả hòa hợp nhịp sống của mình với nhịp điệu chảy trôi của thời gian.

- Điệp từ: lặp lại hai lần động từ “ăn” và “tắm”

-> Tất cả những nhu cầu tối thiểu của con người đều được đáp ứng một cách thoải mái, tuần tự mùa nào thức ấy.

-> Thức ăn ở đây là sẵn có, do con người tự làm ra, là thành quả lao động của con người. Đây đều là những sản vật dân dã, là cây nhà lá vườn

- Nơi tắm: hồ, ao -> Sẵn có trong tự nhiên, xung quanh mình, không phải cầu kì tìm kiếm.

=> Cuộc sống đạm bạc, thực sự đạm bạc nhất là khi đó là cuộc sống của một bậc đại quan dưới triều nhà Mạc.

Đạm bạc nhưng không hề khắc khổ. Khắc khổ khiến người ta cảm thấy lo lắng, thiếu thốn. Đây là cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao, giải phóng cho con người, mang đến sự tự do trong cuộc sống.

-> Không phải nhọc công tìm kiếm nên không phải đua chen tranh giành để tìm sự đủ đầy, vinh hoa phú quý.

=>Mang đến sự tự do, ung dung, tự tại, thanh thản, thảnh thơi.

=> Cuộc sống tự do, thảnh thơi, ung dung, tự tại.

4. Sống nhàn với Nguyễn Bình Khiêm là chan hòa với thiên nhiên để giữ cốt cách thanh cao.

1 tháng 3 2020

4.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:

"Một mai một quốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"

Với cách sử dụng số đếm:" một" rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.Không những thế nhwungx câu thơ tiếp theo tiếp tục cho ta thấy được cái bình dị trong cuộc sống thôn quê qua những bữa ăn thường ngày của ông:

"Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"

Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.Ngoài thể hiện cuộc sống đời thường tác giả còn thể hiện triết lí sống, nhân cách của ông:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao "

Tìm nơi "vắng vẻ" không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao."Chốn lao xao" là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.Nghệ thuật đối: "ta" đối với "người", "dại" đối với "khôn", "nơi vắng vẻ" đối với "chốn lao xao" tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả. Không những thế hình ảnh thơ cuối như lần nữa khẳng định triết lí sống của tác giả:

"Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.

Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.

Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao. ( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Xác định và...
Đọc tiếp

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu 3. Bức tranh thôn quê hiện lên như thế nào trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ?:

Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?

1
11 tháng 12 2020

câu 1, thất ngôn bát cú

câu 2, nghệ thuật tương phản: nơi vắng vẻ><chốn lao xao, dại><khôn, ta><người;

cho ta thấy đc triết lí sống thâm trầm: dại chính là khôn, khôn lại là dại.

câu 4, nhàn: ko lánh đời, ko khắc khổ, sống ở trần gian mà ko vướng bụi trần. 

nhàn: hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

ý kiến cá nhân, mong thông cảm, cảm ơn

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thần dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đồng ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tầm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao." (Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tapl NXBGDVN) đó? Câu 1 (0.5...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thần dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đồng ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tầm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao." (Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tapl NXBGDVN) đó? Câu 1 (0.5 điểm): Xác định nhịp thơ ở câu thơ 1? Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp Câu 2 ( .0 di tilde e m). Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ 3 và 4? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 3 (0.5 điểm): Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu kết của bài thơ? Câu 4 (1.0 di tilde e m) : Anh/chị hiểu như thế nào là nhàn? Quan niệm về chữ nhàn của tác giả trong bài thơ trên?

0
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 TỰ THÚ Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu Cây đổ về nơi không có vết rìu Ôi hoa tặng, chiều nay ai dẫm nát Mưa dập vỡ trên đường em trở gót Người yêu thơ chết vì những đòn văn Người say biển bị dập vùi trong sóng Người khao khát ngã vì roi mơ mộng Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi. (Hữu Thỉnh) Câu 1. Xác định thể...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4

TỰ THÚ

Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu
Cây đổ về nơi không có vết rìu
Ôi hoa tặng, chiều nay ai dẫm nát
Mưa dập vỡ trên đường em trở gót
Người yêu thơ chết vì những đòn văn
Người say biển bị dập vùi trong sóng
Người khao khát ngã vì roi mơ mộng
Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi.

(Hữu Thỉnh)

Câu 1. Xác định thể thơ, cách gieo vần và nội dung của bài thơ.

Câu 2. Trong câu thơ: “Cây đổ về nơi không có vết rìu”, tác giả sử dụng biện pháp tư từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 3. Thông qua bài thơ, có phải tác giả khuyên người đọc không nên yêu và say mê bất cứ cái gì không? Tại sao?

Câu 4. Đọc bài thơ, anh/chị tâm đắc nhất câu thơ nào? Vì sao?

0
2 tháng 12 2021

Tham khảo

+Cách sử dụng phép đối: dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.

+Cách xưng hô “ta”, “người”

=>Hai vế tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhân mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 HOA CỎ MAY “Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ, Không gian xao xuyến chuyển sang mùa. Tên mình ai gọi sau vòm lá, Lối cũ em về nay đã thu. Mây trắng bay đi cùng với gió, Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ. Đắng cay gửi lại bao mùa cũ, Thơ viết đôi dòng theo gió xa. Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm đầy Lời yêu mỏng...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4

HOA CỎ MAY

“Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?”

(Xuân Quỳnh)

Câu 1. Khung cảnh mùa thu được phác họa qua những chi tiết nào? Qua đó, mùa thu hiện lên như thế nào?

Câu 2. Từ “xao xuyến” trong câu “Không gian xao xuyến chuyển sang mùa” có giá trị biểu đạt như thế nào?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói/ Ai biết lòng anh có đổi thay?”
Câu 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc giao mùa là tâm trạng như thế nào? Những yếu tố nào cho anh/chị nhận ra điều đó?

0
Câu 1:Đọc mục“Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du”. Em cảm nhận được điều gì từ những đóng góp đó? Câu 2:: Đọc bài thơ “Đêm viết Kiều”: Ta ngồi viết Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ Núi Ngự Bình như anh Xẩm ngồi hát Biển ngoài kia lục bát tràn bờ Kiều ơi Thôi em đừng khóc Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm Cuộc đời dồn em vào...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc mục“Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn
Nguyễn Du”.
Em cảm nhận được điều gì từ những đóng góp đó?

Câu 2:: Đọc bài thơ “Đêm viết Kiều”:
Ta ngồi viết
Sông Hương bay thành nét thảo câu thơ
Núi Ngự Bình như anh Xẩm ngồi hát
Biển ngoài kia lục bát tràn bờ
Kiều ơi
Thôi em đừng khóc
Tiếng vạc đã mài hết một thỏi đêm
Cuộc đời dồn em vào trang giấy trắng
Như dồn tới chân tường định mệnh
Từng đêm ta đạp vỡ bức tường
Vầng trăng vỡ lúc ta căm giận
Lại nguyên lành khi cất tiếng yêu thương

( Trần Mạnh Hảo)
a.Những câu thơ nào chia sẻ về cuộc đời Nguyễn Du từ năm 1789 đến trước năm 1802?
b.Những câu thơ này cho thấy quãng đời gió bụi có ý nghĩa như thế nào với
cuộc đời cầm bút của tác giả?

HELP MEEEE

1
21 tháng 4 2020

bạn ơi, bạn có đáp án bài này chưa vậy ạ?