ai...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2022

1. Thất ngôn tứ tuyệt

2. Từ ghép đẳng lập.

Nghĩa đen: Một vật gì đó không được mềm mại

Nghĩa bóng: Số phận sướng khổ của người phụ nữ xưa mà người khác quyết định

3. Thái độ thương xót, cảm thông dành cho người phụ nữ và ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình lẫn nhân phẩm của họ. Đồng thời tác giả lên tiếng tố cáo sự tàn nhẫn của xã hội khiến cho người phụ nữ phải chịu cảnh ''hồng nhan bạc phận'' 

15 tháng 2 2022

1. Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt

2. Từ rắn nát là từ ghép đẳng lập.

Giải thích nghĩa từ rắn nát : rắn là cứng , nát là nhão

3. Thái độ:

- Đề cao, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ

- Cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ

Gợi ý :

Ai ơi có nhớ ai không

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

Nào ai có tiếc ai không

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô.

=> Đại từ phiếm chỉ "ai" chỉ 2 người. "Ai ơi" là người kia, "ai không" chỉ nhân vật trữ tình, là tôi, tác giả. Trên đường gặp mưa, nhà thơ đã lấy áo bông của mình che đầu cho bạn. Giờ bạn đã đi xa, tác giả ghi nhớ lại việc cũ. Đại từ "ai" là sự tự vấn không biết người bạn có còn nhớ tới kỉ niệm đó không.

4 tháng 1 2018

điênbucqualeuoe

10 tháng 11 2018

Một đời người - một dòng sông...
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ...
Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông
.

* Hok tốt !

# Miu

10 tháng 11 2018

Khó dã man !

28 tháng 2 2017

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, bài văn làm sáng tỏ chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

28 tháng 2 2017

Trong suốt 60 năm cuộc đời đầy sóng gió của Bác Hồ, dù ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng Bác vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng vì nước, vì dân.

Sự giản dị của Bác Hồ hẳn không còn ai xa lạ. Từ những bữa cơm chỉ có vài ba món nhưng Bác vẫn không đòi hỏi mà luôn ăn sạch sẽ, tươm tất. Từ cái nhà bé nhỏ chỉ vỏn vẹn vài ba phòng, lúc nào cũng phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời luôn sâu sát với hoa cỏ, núi non, làm cho tâm hồn Người càng thêm thanh bạch, trong sáng. Bác làm việc suốt ngày, dù lớn hay nhỏ, dù việc nước hay việc dân, Bác luôn tự tay chuẩn bị, lên kế hoạch cho tất cả...Không có việc gì của bản thân mà Bác không tự làm được. Bởi vậy mà người giúp việc của Bác chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, và những cái tên Bác đặt cho họ tuy giản dị nhưng mang đầy ý nghĩa: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

Lối sống giản dị của Bác không giống những nhà tu hành, hay một nhà hiền triết ẩn dật. Bác hòa đồng, sôi nổi, luôn tạo một cảm giác yên bình cho những người xung quanh. Đời sống vật chất giản dị nhưng tâm hồn phong phúc, tư tưởng, tình cảm, lối sống cao đẹp...Đó chính là lối sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương cho chúng ta ngày nay.

Bác giản dị từ hành động, tác phong cho tới lời nói, vì Bác muốn nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm. Những chân lí giản dị mà sâu sắc Bác đề ra đủ sức thấm sâu vào quả tim, bộ óc của nhân dân, từ người biết chữ tới người không biết chữ, tạo nên một làn sóng kiên cường không kẻ thù nào địch lại

24 tháng 8 2017

>> Tham khảo <<

Từ trước đến nay bố mẹ vẫn luôn hài lòng vì những gì mà mà em làm. Nhưng có một lần, em đã khiến cho bố mẹ buồn lòng và lo lắng. Mỗi khi nhớ đến việc làm đó, em lại cảm thấy xấu hổ và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ cố gắng không để bố mẹ phải buồn phiền khi nghĩ về mình nữa.

Hôm đó, vào một buổi trưa hè oi bức, cái nắng miền Trung như đổ lửa khiến cho gương mặt ai cũng mệt mỏi. Bố mẹ và em gái đều đi nghỉ ngơi, chiều bố mẹ còn đi làm, và nhiệm vụ của em là trông chừng em gái. Em gái em mới được 3 tuổi nên phải có người trông, vì chẳng may em đi lạc đâu không ai biết.

Em đã nhận trách nhiệm trông chừng em gái nhưng trưa hôm đó thằng Tý ở lớp đã rủ em đi bắn chim. Em quên mất trách nhiệm mà bố mẹ đã giao, nên hí hửng nhận lời thằng Tý đi bắn chim. Trong đầu chẳng mảy may nghĩ đến lời bố mẹ đã nói. Có lẽ đứa bé lớp 6 lúc ấy còn mải chơi hơn là nghe theo lời của bố mẹ.

Em ngồi sau xe đạp của thằng Tý sang làng bên cạnh, ở bên đó có một cái đồi lớn, rất nhiều cây và nhiều chim. Em đã bị hút hồn với khung cảnh nơi đây và say mê với trò bắn chim cùng thằng Tý. Hai đứa hì hục, rượt đuổi nhau trên đồi để bắn chim. Em bắn trượt mấy phát nhưng cũng bắn được mấy con chim. Thằng Tý bảo chim này mà nướng với lá bưởi thì thơm ngon lắm. Chỉ nghĩ đến được ăn thịt chim nướng lá bưởi do bố làm mà em đã thấy thích thú.

Bống nhớ đến bố, em mới cuồng cuồng nhớ ra việc bố mẹ giao trọng trách trông em. Em cuống quýt nói với thằng Tý và hai thằng hồng hộc đạp xe về nhà. Về tới nhà thì đã 3h chiều. Em thấy bố mẹ ngồi ở cửa, gương mặt vừa lo lắng, vừa tức giận. Khi thấy em và thằng Tý đứng trước cổng, mẹ em quát “Đi đâu mà bây giờ mới về, không nghe bố mẹ dặn gì sao”. Trong lúc mẹ nói thì bố vẫn im lặng. Em sợ nhất những lúc bố im lặng.

Thằng Tý thấy không khí căng thẳng nên đã bỏ mấy con chim bắn được và đạp xe nhanh về nhà. Em vẫn đứng trơ ra đó, rồi chầm chậm bước vào nhà.

Bố vẫn giữ gương mặt đó, bố tức giận vì những gì bố mẹ dặn mà em lại không nhớ đến, chỉ mải chơi. Vì em mải chơi mà bố mẹ đã lỡ mất việc quan trọng. Mẹ cứ quát em mãi, cuối cùng bố cũng cất tiếng, rất nhẹ nhưng lại có sức nặng “Lần sau bố mẹ dặn gì thì nhớ lấy, con đi thế lỡ có chuyện gì thì làm sao. Con cũng lớn rồi, đừng để bố mẹ lo lắng như thế nữa”.

Nghe lời bố nói, em chỉ cúi mặt, nước mắt ngắn dài cứ chảy ròng ròng trên má. Mẹ bảo nín đi, bố cũng bảo đừng khóc nữa. Lần sau đừng làm bố mẹ phiền lòng và lo lắng như thế nữa.

Em biết bố mẹ đã không còn giận nữa nhưng em rất xấu hổ và tự vấn lương tâm trong suốt buổi tối hôm đó. Em hứa từ nay sẽ không mải chơi, không làm phiền lòng bố mẹ nhiều như vậy nữa. Vì em yêu bố mẹ.

21 tháng 8 2018

I. Giới thiệu : nêu hoàn cảnh mắc lỗi
Con người sinh ra, trong đời ai cũng có một lần mắc lỗi. mỗi người có mỗi lỗi khác nhau và vào hoàn cảnh khác nhau. Và tôi cũng thế, tôi mắc rất nhiều lỗi với ba mẹ và thầy cô. Nhưng lần mắc lỗi mà tôi thấy có lỗi nhất là vào thứ 7 vừa qua. Tôi đã đi chơi và không nói với ba mẹ khiến ba mẹ lo lắng. tôi rất hối hận vò không nói trước với mẹ. tôi sẽ kể các bạn nghe về lần mắc lỗi của tôi.

II. Thân bài
1. Mở đầu sự việc

- Thứ 7 cuối tuần được nghỉ học, nên tôi quyết định đi chơi
- Tôi đi tới tối khuya mà không nói ba mẹ, khiến ba mẹ lo lắng
2. Diễn biến sự việc
- Chuyến đi chơi khá hấp dẫn khiến tôi về khá trễ
- Tôi đi la cà trên đường về và về trễ hơn nữa
- Ba mẹ gọi tôi mà điện thoại tôi hết pin nên k pik
- Ba me gọi hoài không được nên rất lo lắng
- Khi về nhà, ba mẹ tôi đang xem ti vi
- Tôi rón rén bước vào nhà
- Ba gọi tôi lại và mắng tôi đi chơi không xin phép
- Tôi phụng phịu cải lại
- Tôi không biết lỗi mà cải lại với ba
- Ba mẹ tôi rất buồn
- Tôi bỏ lên phòng
3. Kết thúc sự việc
- Sang hôm sau ngủ dậy mẹ gọi ăn sang
- Ba tôi thì không nói một lời, mặt của ba rất buồn
- Tôi cảm thấy rất có lỗi
- Tôi xin lỗi ba và hứa không như thế nữa

III. Kết bài
- Tôi vô cùng hối hận về hành động của mình
- Tôi tự hứa với bản than sẽ không ham chơi mà cố gắn chăm ngoan học hành

14 tháng 8 2017

Bây giờ, Bạn đang lúi húi bên một hộp bút sáp màu. Một tờ giấy trắng tinh đã trải ra trước mặt bạn. Một tay bạn giữ tờ giấy còn tay bên kia bạn đang cầm một chiếc bút chì đưa nhanh thoăn thoắt. Một ngọn núi đã hiện ra trên tờ giấy. Rồi bạn vẽ cánh đồng lúa chín mùa thu. Bạn vẽ con sông Kiền hiền hòa chảy qua làng bạn. Bạn vươn vai xong lại vẽ tiếp. Bên này là người mẹ thân của Chính đang cấy lúa. Bạn vẽ dòng nước xanh mát uốn khúc lượn quanh. Bọn dùng viên tẩy xóa những nét thừa. Đã đến lúc bạn tô màu. Bạn tô mái nhà đỏ như son. Tô hàng cây xanh tốt tươi, vui mắt. Bạn tô cánh đồng lúa chín rộ. Vẽ xong bạn giơ bức tranh lên hỏi em: “ Bạn thấy tớ vẽ như thế nào.? “ . Em liền reo lên: “ Ôi, Bức tranh này thật đẹp!”. Bạn mỉm cười sung sướng. Nụ cười thật tươi nở trên khuôn mặt tròn trịa , trắng hồng của bạn.

15 tháng 8 2017

Nam là bạn thân của em từ nhỏ. Nhìn Nam ngồi học, em thấy dáng người bạn nhỏ nhắn, đầu hơi ngả về phía trước một chút. Nước da Nam trắng hồng phản chiếu ánh điện trông càng sáng hơn. Trước mặt Nam là một quyển vở với những hàng chữ ngay ngắn. Đầu bài là hai chữ “Khoa học” – đúng là Nam đang học môn khoa học vì hôm trước trong giờ kiểm tra môn này, Nam bị đau, không đến lớp. Hôm nay, Nam phải học bù để mai trả bài cho cô.Đôi mắt đen láy của Nam lướt trên từng dòng chữ. Nam đọc khe khẽ bài học, miệng lẩm nhẩm, em không nghe rõ. Nhìn đôi mắt không chớp của bạn, em đoán chắc Nam đang tập trung để nhớ bài.Thỉnh thoảng, trán Nam lại nhăn lên, chắc có lẽ chỗ nào đó Nam chưa hiểu .Mái tóc lòa xòa trên trán làm cho gương mặt của Nam thêm vẻ đẹp tự nhiên và ngây thơ. Chiếc áo thun trắng Nam đang mặc đã bị mồ hôi ướt cả thân sau mà Nam không hay biết. Đã muộn rồi , tiếng côn trùng nỉn non vang vang, thế mà Nam vẫn chưa ngủ.Một lát sau, em thấy Nam đứng dậy vươn vai, hít thở không khí bên ngoài, nét mặt tươi hơn. Chắc có lẽ Nam đã học xong bài ngày mai rồi . Nam chăm học như thế nên Nam trở thành một học sinh giỏi là đúng. Em sẽ cố gắng học tập những tính tốt của Nam trong học tập để bố mẹ vui lòng và không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô.



15 tháng 11 2017

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huvện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.

Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.

Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

(Bình Ngô đại cáo)

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén

Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ).

Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu

Ra đời trong máu lửa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thơ văn thời Trần thấm đẫm tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc. Bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải là một hồn thơ như thế.

Chủ nghĩa yêu nước thời Trần được kết tinh từ ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, từ bản lĩnh và khí phách hiên ngang lẫm liệt trong cuộc đọ sức với quân thù. Cuộc đụng đầu lịch sử quyết liệt giữa , một bên là một dân tộc đại diện cho chính nghĩa với một bên là một đạo quân xâm lược hung hãn mà vó ngựa của chúng đi tới đâu là gieo rắc kinh hoàng đến đó, diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ thế yếu, với tài trí thao lược, dân tộc ta đã chuyển sang thế thắng:

Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Còn nhớ mới ngày nào ta còn tạm nhường kinh thành Thăng Long cho giặc, mà nay đã ở vào tư thế của người chiến thắng, đạp trên đầu thù mà xốc tới (cướp giáo giặc, bắt quân thù). Thật là những tinh thần quả cảm vô song. Song, nhìn từ góc độ câu thơ nguyên tác, ta mới thấy hết được dũng khí cùa tướng sĩ nhà Trần. Mặt đối mặt với một kẻ thù hung dữ và thiện chiến mà cứ bình thản, bình tĩnh như không (đoạt sáo, cầm Hồ). Thật đáng cảm phục. Chưa bao giờ mà chủ nghĩa anh hùng Đại Việt lại ngời sáng đến thế.

Từ câu thơ của Trần Tuấn Khải, ta còn nhìn thấy hình ảnh cả một đạo quân xâm lược mất hết ý chí chiến đấu, để cho tướng sĩ nhà Trần tước vũ khí và bắt trói dễ dàng như bắt lợn, bắt dê. Thật là thảm bại và nhục nhã.

Nhắc lại hai chiến công chói lọi mà bản thân mình đã góp phần trong đó, trong lòng vị thượng tướng của chúng ta vừa hả hê, vừa tự hào. Niềm tự hào chân chính của một dân tộc vì chính nghĩa mà chiến thắng.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, chủ nghĩa yêu nước Đại Việt được thể hiện ở việc phát huy chủ nghĩa anh hùng trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc, thì ở hai câu thơ cuối, chủ nghĩa yêu nước lại mang một nội dung mới đầy tính nhân văn. Đó chính là niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt về một nền thái bình thịnh trị muôn thuở cho đất nước, cho nhân dân:

Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy nghìn thu

Với những công lao lớn, lại là một vương thân hoàng thích dòng dõi Tôn thất nhà Trần, Trần Quang Khải có quyền được nghỉ ngơi để an hưởng vinh hoa phú quý sau những ngày gian lao xông pha nơi trận mạc. Nhưng, ngay trên đường về lại kinh đô, giáp binh còn vương khói lửa chiến tranh, vị tướng ấy đã có tấm lòng hướng tới trăm dân muôn họ. Ở đây yêu nước đã gắn với yêu dân, mong cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc, tránh xa được vòng binh đao loạn lạc. Tình cảm yêu nước của Trần Quang Khải mang đậm dấu ấn thời đại và còn đi xa hơn thế.

Sau này, gần hai thế kỉ sau, Nguyễn Trãi lại một lần nữa nhấn mạnh thêm và nâng nó lên một tầm cao lí tưởng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

(Bình Ngô đại cáo)

Chao ôi, tấm lòng của người xưa đến hôm nay ta vẫn thấy rưng rưng.



nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.


20 tháng 8 2017

* ...* là bạn thân thiết của em. Mái tóc đen nhánh mềm mại xõa xuống đôi vai, hai chiếc nơ hồng như đôi bướm màu được cài rất khéo. Nước da trắng hồng. *...* có đôi bàn tay búp măng xinh xắn nên chữ viết rất đẹp. Cặp mắt đen láy mở to rất dịu dàng. Cả lớp đều quý mến *...*: học giỏi, múa đẹp, hát hay...

+) In đậm: Từ ghép (còn âu tự tìm)

Nhung là môt người ban thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻcòm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoai cả.
từ ghép:dễ thương,xinh đẹp

23 tháng 8 2017

" Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt ! "

tác giả sử dụng chủ yếu là nghệ thuật so sánh “rắn như thép, vững như đồng/ cao như núi, dài như sông/ chí ta lớn như biển Đông trước mặt”. Tác dụng: tác giả muốn khẳng định dân tộc ta “đi tới” với một khí thế ngất trời, vững chãi, một lực lượng hùng hậu và sứcchiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí.

23 tháng 8 2017

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện sách so sánh đó là:
(1)Rắn như thép, vững như đồng.
và:
(2)Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!

Tác dụng: tác giả muốn khẳng định dân tộc ta “đi tới” với một khí thế ngất trời, vững chãi, một lực lượng hùng hậu và sức chiến đấu dẻo dai không bao giờ vơi đi ý chí.

Chúc bạn học tốt:))vuivui