Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.trái đất có hai chuyển động :quay quanh mặt trời và tự quay quanh trục .
Giống :hướng quay từ tây sang đông;giữ nguyên độ nghiêng khi chuyển động;đều có hệ quả
Khác:Tự quay quanh trục:quay với thời gian 24h
Quay quanh nặt trời:365 ngày 6h
2.Ko phải. Vì gồm hai quá trình đó là phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực đều do nước chảy, do gió...)
3.đều do nội lực(những lực sinh ra ở bên trong trái đất)
Tác hại: gây thương vong chết người; tro bụi và dung nham của núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương
4.Nội lực: làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề.
Ngoại lực:có xu hướng san bằng, hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất.
5.lớp vỏ trái đất là quann trọng nhất. Vì đây là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên; là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người
Động đất | Núi lửa |
Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất. | Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. |
1. Một số ví dụ nè:
-Từ các núi trẻ (đỉnh nhọn) trải qua quá trình bào mòn thành núi già ( đỉnh tròn).
-Nước mưa và đá vôi hòa tan vào nhau tạo thành địa hình núi cacxtơ .
2. Vùng ven bờ biển Thái Bình Dương bn nhé. Vì vậy mà đây đc gọi là " Vành đai lửa Thái Bình Dương " đóa!
Học tốt nhé bn!^_^
1. Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:
– Sự thay đổi nhiệt độ không khí làm cho đá ở bề mặt Trái Đất bị nứt vỡ.
– Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.
– Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động trong các khối núi đá vôi
– Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.
2.
Động đất chù yếu tập trung phân bổ ở hai dải: dải động đất vòng Thái Bình Dương và dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải.
Dải động đất Thái Bình Dương gồm hai phần: ở bờ đông Thái Bình Dương kéo dài từ A-lát-ca đi xuống bờ phía Tây của lục địa Bắc Mĩ rồi kéo dài tới tận Pê-ru và Chi-lê thuộc Nam Mĩ; ở bờ Tây dài động đất này kéo dài từ A-lát-ca hướng về phía nam theo quần đào A-lêu-ti-an, quần đào Nhật Bản đến Đài Loan, lại theo hướng nam qua Phi-líp-pin, ln-đô-nê-xi-a tới Niu-di-lân.
Ven bờ Thái Bình Dương là nơi mà vò Trái Đất vận động vô cùng sôi nổi, các mảng thạch quyển chuyển động cọ sát theo phương ngang và phương thảng đứng nên dễ sinh ra động đất rất dữ dội, phần lớn động đất trên thế giới xảy ra ở đây. Nếu căn cứ vào năng lượng khi động đất giài phóng ra để tính toán thì có tới 76% là do dài động đất này sinh ra. Chi-lê là một trong những nước nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương và là một trong những nước xảy ra nhiều động đất cùa thế giới. Đất nước này như một cái đai hẹp và dài, phân bổ địa lí đi cùng hướng với dãy núi An-đét chạy dài theo bờ phía Tây cùa Nam Mĩ, khe biển A-ta-ca-ma dựa sát vào dày núi, nơi sâu nhất tới 6000 - 7000m. Độ nghiêng sâu đặc biệt giữa núi cao và khe sâu là bố phận nguy hiểm và yếu cùa Trái Đất, vì thế dề xảy ra động đất. Như trong hai ngày 22 và 23/5/1960 ở đây đã xảy ra 5 lần động đất cấp 7 trở lên, trong đó cỏ 3 lần cấp 8 trở lên, mức độ phá hoại ít thấy trên thế giới. Hay như ở Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 500 trận động đẩt đáng kể, nghĩa là trung bình mỗi ngày trên đất nước này có 1,5 trận động đất. Những trận động đất lớn là trận động đất năm 1923 ở vùng Can-tô giết chết 140 nghìn người, phá hủy 8226 ngôi nhà; vụ động đất năm 1995 ở Cô-bê làm hơn 6400 người chết, hơn 250.000 ngôi nhà bị phá "hủy...
Dải động đất ven bờ Thái Bình Dương cũng là vùng “núi lửa sống” phân bố nhiều nhất, sự phân bổ cùa chúng dường như nhất trí chứ không phải là sự trùng hợp khéo, điều đó chứng tỏ dấy là dài đất mà vỏ Trái Đất đang vận động dữ dội.
Dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải bắt đầu từ Địa Trung Hải và dải gần đó, đi qua Thổ Nhĩ Kì, Trung Á, miền Bắc Án Độ, vùng Tây và Tây Nam Trung Quốc, rồi đi qua Mi-an-ma đến In-đô-nê-xi-a gặp vòng đai động đất Thái Bình Dương. Dải động đất này là dải động đất hiện đại hoạt động sôi nổi, có một số đoạn phân bổ núi lửa liên tiếp, hơn nữa một số gò núi còn đang tiếp tục nâng lên. Mấy năm gần đây trong dải động đất này đă xảy ra nhiều trận động đất dữ dội, như năm 1976 ở U-dơ-bê-kix-tan, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, miền Đông Thô Nhĩ Kì; năm 1977 ở Ru-ma-ni; còn l-ran từ năm 1977 đã liên tục xày ra 3 lần động đất... gây nên những tai họa không nhỏ.
câu hỏiGiai thích câu ca dao .....
Trả lời :hiện tượng tự quay quanh trục của trái đất . bạn xem mô hình địa cầu sẽ thấy trái đất nghiêng1 góc vào ngày 22/6 và nghiêng 1 góc khác vào 22/12
MÌNH CHỈ BIẾT VẬY THÔI CÓ J MK SẼ TÌM HIỂU NHỮNG CÂU TIẾP
CHÚC BẠN HỌC GIỎI
Câu 2:
* Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
- Tự quanh quanh 1 trục tưởng tượng lối liền 2 cực và nghiêng \(66^0\)33' trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Tự quay từ Tây sang Đông.
- Tự quay 1 vòng quanh trục là 24h.
* Xảy ra hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất vì:
- Trái Đất có dạng hình cầu, đồng thời các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống Traí Đất là các chùm tia song song. Do đó nửa cầu được chiếu sáng là ban ngày, nửa cầu ko được chiếu sáng là ban đêm.
- Trái Đất tự quany quanh trục nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối.
a) Trên Trái Đất có ngày và đêm liên tiếp do sự xoay quanh trục quay của Trái Đất. Trái Đất xoay quanh trục của nó một vòng trong khoảng 24 giờ, tạo ra một chu kỳ ngày đêm. Khi một bên của Trái Đất đang hướng về Mặt Trời, đó là ban ngày ở bên đó, trong khi bên kia Trái Đất đang trong bóng tối, tạo nên đêm. Vào thời điểm sau khoảng 12 giờ, Trái Đất sẽ xoay đủ để làm cho bên kia đang có ban ngày trở thành đêm và ngược lại
b) Quy luật chuyển động của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng được mô tả như sau:
Trái Đất:
Trái Đất xoay quanh trục của mình một vòng trong khoảng 24 giờ, tạo ra ngày và đêm.Trái Đất cũng xoay quanh Mặt Trời trong một quỹ đạo elip, mất khoảng 365 ngày để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời. Điều này tạo ra các mùa trong năm.
Mặt Trời:
Mặt Trời nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời và tạo ra lực hấp dẫn mà các hành tinh, bao gồm Trái Đất, bị cuốn theo khi chúng xoay quanh nó.
Mặt Trăng:
Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất trong một quỹ đạo elip, mất khoảng 27,3 ngày để hoàn thành một vòng quanh Trái Đất. Điều này tạo ra các giai đoạn của Mặt Trăng, từ trăng mới đến trăng tròn.
3. -KHí áp là sức ép của không khí trên mặt trái đất
-Sự chênh lệch của khí áp sinh ra gió
Câu 4 :
- Nhiệt độ bầu khô: là nhiệt độ của không khí đo bằng nhiệt kế thông thường
- Nhiệt độ đọng sương hay còn gọi là 'điểm sương' chính là nhiệt độ tại đó bắt đầu ngưng tụ hơi nước khi không khí nguội dần.
- Độ ẩm thấp : Khi độ ẩm xuống thấp mồ hôi sẽ bay hơi nhanh, cơ thể trở nên thiếu nước làm da khô, gây nứt nẻ chân tay.... Như vậy độ ẩm quá thấp cũng không tốt cho cơ thể. Độ ẩm được cho là tương đối thích hợp với cơ thể con người nằm trong khoảng tương đối rộng từ 35 - 70%.
- Độ ẩm tương đối: là tỷ số giữa áp suất hóa hơi của nước và áp suất hơi nước bão hòa trong không khí trong cùng một nhiệt độ.
- Nhiệt độ bầu ướt: là nhiệt độ đo bằng nhiệt kế có bầu thủy ngân được bọc kín bằng bông ướt tiếp xúc với dòng không khí chuyển động nhanh xung quanh.
- Độ ẩm cao : Khi độ ẩm tăng lên làm khả năng thoát mồ hôi cũng kém đi rất nhiều, cơ thể trở nên nặng nề, mệt mỏi, thiếu sức sống, nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiễm lạnh, cảm cúm, làm giảm khả năng làm việc và giao tiếp xã hội…
- Nhiệt độ đọng sương hay còn gọi là 'điểm sương' chính là nhiệt độ tại đó bắt đầu ngưng tụ hơi nước khi không khí nguội dần.
-Độ ẩm đa phần thường đi kèm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không khí càng thấp, trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm tăng lên, lượng hơi nước trong không khí có khi đạt tới bão hòa. Ngược lại, nhiệt độ tăng, thời tiết ấm dần lên, độ ẩm trong không khí cũng sẽ giảm xuống mức nhất đinh. Để kiểm soát độ ẩm về ngưỡng thích hợp với cơ thể bạn có thể sử dụng nhiệt độ để điều chỉnh.
Câu 1. Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông
- Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ
- Quỹ đạo chuyển động: hình elip
- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau.
Câu 2. Kể tên một số địa mảng lớn cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất? Các địa mảng di chuyển như thế nào và ảnh hưởng của chúng đến lớp vỏ Trái Đất ?
Kể tên một số địa mảng lớn cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất?
7 địa mảng chính cấu tạo nên lớp vỏ Trái đất- Mảng Thái Bình Dương.
- Mảng Á-Âu.
- Mảng Ấn-Úc.
- Mảng châu Phi.
- Mảng Bắc Mỹ
- Mảng Nam Mỹ
- Mảng Nam Cực.
Các địa mảng di chuyển như thế nào và ảnh hưởng của chúng đến lớp vỏ Trái Đất ?
Các mảng kiến tạo có thể di chuyển do mật độ tương đối của thạch quyển đại dương và độ yếu tương đối của quyển mềm. Quá trình mất nhiệt từ manti được xem như nguồn gốc gây kiến tạo mảng. Theo quan điểm hiện tại, mặc dù vẫn còn tranh cãi, mật độ quá lớn của thạch quyển đại dương đang chìm xuống trong đới hút chìm là nguyên nhân chính gây chuyển động mảng. Khi thạch quyển đại dương hình thành ở các sống núi giữa đại dương, nó ít đặc hơn so với lớp quyển mềm bên dưới, nhưng nó sẽ trở nên đặc (nặng) hơn khi nó nguội đi do dòng đối lưu manti kéo nó ra xa và dày hơn khi nó càng cổ. Mật độ thạch quyển cổ lớn hơn so với quyển mềm bên dưới cho phép nó chìm sâu xuống trong manti tại đới hút chìm, và tạo ra lực chính gây ra chuyển động mảng. Điểm yếu trong quyển mềm cho phép các mảng kiến tạo di chuyển dễ dàng về phía đới hút chìm.[20] Mặc dù sự hút chìm được xem là lực mạnh nhất gây ra chuyển động mảng, nhưng nó không phải là lực duy nhất, ví dụ như mảng Bắc Mỹ là mảng đang chuyển động nhưng không bị hút chìm ở bất kỳ chỗ nào. Mảng lớn Á–Âu cũng tương tự như vậy. Nguyên nhân gây chuyển động mảng là một đối tượng đang được các nhà khoa học Trái Đất nghiên cứu và thảo luận tích cực.
Các ảnh địa chấn 2 và 3 chiều về cấu tạo bên trong Trái Đất cho thấy có sự khác nhau về phân bố mật độ theo chiều bên trong suốt quyển manti. Sự khác nhau này có thể là do vật liệu (thành phần hóa học của đá), khoáng vật (các biến thiên trong cấu trúc khoáng vật) hoặc nhiệt (thông qua giãn nở và co ngót nhiệt từ nhiệt năng) cấu thành chúng. Sự khác biệt về mật độ theo chiều bên còn do các dòng đối lưu manti tạo ra từ lực đẩy nổi.[21] Sự đối lưu quyển manti liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chuyển động mảng như thế nào là vấn đề đang được nghiên cứu và thảo luận trong địa động lực. Tuy vậy, nguồn năng lượng này phải được truyền qua thạch quyển để làm cho các mảng kiến tạo có thể di chuyển. Có hai kiểu ảnh hưởng đến chuyển động mảng là ma sát và lực hấp DẪN.
~~~Learn Well Nguyễn Hoàng Linh Chi~~~
{__Shinobu Kocho__} bjn có nghĩ ý thứ 2 của câu 2 hơi dài ko
Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
6. Con người.
Trái đất có hai chuyển động lớn là:
Chuyển động quanh mặt trời
Chuyển động tự quay quanh trục
Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo một đường gần tròn, đường đó gọi là quỹ đạo của Trái đất.
Khi chuyển động quanh mặt trời Trái đất luôn tự chuyển động quanh trục . Khi quay trục Trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi là 66 độ 33 phút.
Hai chuyển động này tiến hành đồng thời nhau.
Trái đất quay một vòng quanh trục hết 24h, hay còn gọi là một ngày.
Trái đất quay hết một vòng quanh mặt trời mất 365 vòng lẻ 1/4 vòng, hay 365 ngày 6h.
Năm Lịch có 365 ngày
Năm Thiên Văn có 365 ngày 6h
Năm Nhuận có 366 ngày
Mặt trăng cũng vận động cùng nguyên lý (thổi khí) như Mặt Trời và Trái đất. Rốn thổi khí gọi là Nguyệt khí môn thổi từ tây sang đông, phản lực làm Trăng quay từ đông sang tây tạo ra hai cực bắc âm nam dương. Do vậy:
- Giữa Mặt trăng và Mặt trời hai điện cực cùng chiều đẩy nhau nên mặt trăng không đi theo mặt trời.
- Giữa Mặt trăng và Trái đất hai điện cực ngược chiều nên hấp dẫn nhau, trong đó Trái đất đã ổn định quay quanh mặt trời, còn Mặt trăng thì bị Mặt Trời đẩy, Mặt trăng hấp dẫn với Trái đất, quay quanh Trái đất (xem hình).
Về đường đi thì điều kiện lực tác động của Trái đất vào Trăng giống như sự tác động của Mặt Trời vào Trái đất, nên Mặt trăng đi bên trong quỹ đạo quanh Trái đất, Trăng cũng vận động ngược vòng quay quanh trục (như Trái đất) và di chuyển từ tây sang đông (nên Trăng mọc ngày càng trễ).
Do điện cực ngược chiều lực hấp dẫn làm Mặt Trời, Trái đất, Mặt trăng giữ chặt lấy nhau: Mặt Trời quy định quỹ đạo Trái đất, Trái đất quy định quỹ đạo Mặt trăng, làm cho cả ba cùng nằm trên mặt phẳng và đường đi thì hai thuận một nghịch (Mặt Trời, Trái đất đi về tây, Mặt trăng đi về đông) nên cả 3 dễ gặp nhau trên một đường thẳng, tạo nên nhựt thực, nguyệt thực.
So vận tốc quay giữa Mặt Trời, Trái đất, Mặt trăng:
- Mặt Trời ở giữa quay vận tốc nhanh nhất phát nguồn năng lượng từ, quang, nhiệt mạnh cung cấp cả Thái dương hệ.
- Trái đất quay quanh (ngược chiều Mặt Trời) chậm hơn, với vận tốc 1.669,333 km/h vừa đủ lực điện để thu nguồn năng lượng cần thiết nuôi sống vạn vật, nếu quay chậm hơn âm điện không đủ thu năng lượng, mặt đất sẽ lạnh thành băng tuyết cả, ngược lại nếu quay nhanh hơn, nhiệt sẽ cao thiêu cháy cả vạn vật. Cần có sự phân biệt trường hợp Trái đất quay nhanh hay chậm sẽ thu năng lượng cao hay thấp hơn (bởi trái đất quay nhanh hay chậm tạo từ trường mạnh hay yếu trái dấu với Mặt Trời, tạo cảm ứng thu năng lượng mạnh hay yếu), và trường hợp vật vận động nhanh nhiệt độ thấp hơn như trường hợp trên cao nguyên nhiệt độ thấp hơn dưới thấp (bởi trường hợp này từ trường Trái đất ổn định nên việc thu hút nhiệt của Trái đất ổn định, trên cao nguyên theo định luật hấp thu chuyển hóa năng luợng vận tốc quay nhanh hơn dưới thấp nên nhiệt độ thấp hơn).
- Mặt trăng quay quanh Trái đất (qua đó mà cũng đi quanh Mặt Trời), nhưng Mặt trăng quay cùng chiều Mặt Trời, nên không cảm ứng, không trực tiếp thu nhận điện năng từ Mặt Trời, mà do Trăng quay ngược chiều Trái đất nên có sự cảm ứng với Trái đất, Trăng thu nhận điện năng thông qua sự chuyển tải của Trái đất, và do điện năng Trái đất chuyển giao thấp hơn điện năng Mặt Trời phát ra nên trăng phải quay vận tốc nhanh hơn Trái đất: (1.745,333km/h–1669,8333km/h = 75,500km/h) thu hút quang nhiệt cho sự sinh hóa của mình (có điều đặc biệt Trái đất làm trung gian chuyển từ trường Mặt Trời cho Mặt trăng, và năng lượng ấy làm điều kiện để Trăng trực tiếp thu quang, nhiệt từ Mặt Trời chớ không phải Trăng thu quang, nhiệt thông qua Trái đất).
- Quỹ đạo Mặt trăng nhỏ hơn quỹ đạo trên Trái đất, bởi Mặt trăng chịu lực trong hút vào của Trái đất, lại vừa chịu lực ngoài đẩy vào của Mặt Trời, làm quỹ đạo Mặt trăng hình bầu dục dẹt ở hai đầu (xem hinh trên).
- Khi Mặt trăng ở giữa Mặt Trời và Trái đất (ngày 30, 1 âm lịch) thì một mặt có lực hút vào của Trái đất, một mặt bị lực ngoài đẩy vào của Mặt Trời làm nó gần với Trái đất.
- Khi Mặt trăng nằm ở đường vuông góc với trục nối tâm Mặt Trời – Trái đất (ngày 8, 9 và 23, 24 Âm lịch) thì lực đẩy của Mặt Trời làm Mặt trăng giạt ra xa Trái đất.
- Khi Mặt trăng đối xứng Mặt Trời qua Trái đất (ngày 15, 16 Âm lịch). Lực đẩy của Mặt Trời bị Trái đất che làm nó triệt tiêu, bấy giờ một mặt Trái đất hút Trăng, mặt khác Trái đất đóng vai trung gian chuyển lực: Mặt Trời hút Trái đất, Trái đất thêm một lực hút Mặt trăng. Cộng 2 lực hút làm Mặt trăng gần Trái đất (như khi Mặt trăng nằm giữa Mặt Trời Trái đất vậy).