Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu đọc lại Chiếu dời đô, ta thấy Lý Công Uẩn đã trình bày trước đại chúng về đạo quản lý đất nước của nhà cầm quyền. Đó là việc triều đình luôn nhằm mục đích vì nước vì dân, vì lợi ích lâu dài của đất nước, của dân tộc. Di chúc Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh "khoan thư sức dân". Nhà cầm quyền thời bình, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải lo cho đời sống của dân, cấm kỵ nhất là làm cho dân thêm khổ cực, có như vậy thì vào thời chiến mới đủ người, đủ của, đủ ý chí để bảo vệ biên cương. Cho nên, khi chiến thắng rồi các triều Lý - Trần không bắt dân lên núi xẻ đá, vào rừng đẵn gỗ, xuống biển mò ngọc để xây dựng cung điện, đền đài, lăng tẩm... Bởi Việt Nam không có cái kiểu văn minh dùng xương máu của dân để xây lên những cung điện, đền đài nguy nga vĩ đại. Điều này được minh chứng rất rõ khi vua Lý Nhân Tông lúc sắp lâm chung vẫn không thôi lo lắng cho quốc gia, dân tộc, cảm thông với dân. Di chiếu Người để lại: "Trẫm nhắm mắt, việc tang chế trong ba ngày phải bỏ áo chở, thôi hẳn xót thương, việc chôn cất cứ theo lối tằn tiện, không nên xây lăng mộ riêng".
Một chế độ vững mạnh với những chiến công lẫy lừng và bước đến tột đỉnh vinh quang, như triều Lý - Trần, thế tất cũng có thể xây được nền văn minh tinh thần, vật chất tương xứng với tầm vóc của mình. Nhưng vì thương dân nên không chú ý đến di sản vật chất. Bộc lộ rõ nhất là Thượng hoàng Trần Nghệ Tông khi còn ở ngôi báu, sử ghi: "Vua xuống chiếu rằng việc xây dựng cung thất cốt sao giản dị, mộc mạc, chỉ lấy các tản quan trong tôn thất phục dịch, không được phiền đến dân" (Đại việt sử ký toàn thư).
Cụm từ 'rễ sâu bền gốc" là cụm từ thiết yếu. Cho thấy 1 quân đội,1 đất nước sẽ không bao giờ dành được thắng lợi khi không có sự hợp tác, tinh thần đoàn kết của dân. Vì vậy chăm lo,quan tâm cho dân là 1 việc làm hết sức quan trọng. Được xem như cách giữ nước hay nhất mà quân đội nhà Trần đã thực hiện và là tấm gương sáng sau này
2.- Từ cuối thế kỉ 12, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
3.-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
tk:
Cụm từ 'rễ sâu bền gốc" là cụm từ thiết yếu. Cho thấy 1 quân đội,1 đất nước sẽ không bao giờ dành được thắng lợi khi không có sự hợp tác, tinh thần đoàn kết của dân. Vì vậy chăm lo,quan tâm cho dân là 1 việc làm hết sức quan trọng. Được xem như cách giữ nước hay nhất mà quân đội nhà Trần đã thực hiện và là tấm gương sáng sau này
Cụm từ 'rễ sâu bền gốc" là cụm từ thiết yếu. Cho thấy 1 quân đội,1 đất nước sẽ không bao giờ dành được thắng lợi khi không có sự hợp tác, tinh thần đoàn kết của dân. Vì vậy chăm lo,quan tâm cho dân là 1 việc làm hết sức quan trọng. Được xem như cách giữ nước hay nhất mà quân đội nhà Trần đã thực hiện và là tấm gương sáng sau này.
Câu này tương tự như câu: "đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" hay "dân vi bản".
Tất cả đều có chung 1 nghĩa: nhân dân có 1 vai trò quyết định tới sự hưng thịnh của 1 quốc gia, sự thịnh suy của 1 triều đại. Vì thế muốn phát triển thì phải biết chăm lo, quan tâm đời sống nhân dân. Sức dân tuy lớn nhưng không có nghĩa là vô hạn. Không được cưỡng ép sức dân, bởi dân bất an ắt dân phản. Triều đại nào mất lòng dân thì triều đại đó ắt suy vong. Lịch sử đã chứng minh điều này. Khoan thư sức dân ở đây còn là cho dân nghỉ ngơi khi thời bình, có như thế lúc chiến tranh mới động viên sức mạnh của toàn dân.
Nguồn: vn.answers.yahoo
mink chỉ bt câu 3 và câu 5 thui:
câu 3:nguyên nhân thắng lợi :
-toàn dân tích cực, chủ động tham gia kháng chiến
-sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến
-sự hi sinh quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội
-có đường lối chiến thuật, chiến lược đúng đắn
Ý nghĩa lịch sử:
-đánh bại toàn bộ ý chí xâm lược đại việt của đế chế nguyên, bảo về toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia, dân tộc
-thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược
-góp phần xây dựng truyền thống học thuyết quân sự, để lại nhìu bài hok cho đời sau
câu 5:cách đánh giặc độc đáo:
-chủ động tiến công trước để tự vệ, chặn thế mạnh của giặc
-sự kết hợp đúng đắn giữa tiến công và phòng ngự tích cực
- đọc bài thơ nam quốc sơn hà để dánh vào tâm lí của giặc
-lập phòng tuyến sông như nguyệt
- đánh phủ đầu toàn bộ quân xâm lược khi chúng chưa kịp tấn công, đánh trả quyết liệt khi chúng phản công
-chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hoà để giữ quan hệ hoà hiếu giữa 2 nước
Câu 1:
- Tư tưởng: Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
-Văn học: Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đổ Phủ,…. Đến nhà Minh xuất hiện những tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí…
- Sử học có các bộ sử kí của (Tư Mã Thiên), Hán thư, Đường thư, Minh sử…
- Nghệ thuật, kiến trúc : Với nhiều công trình độc đáo như cố cung, những bức tượng phật sinh động…
- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam:
+ Tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa đặc sắc của người Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng trên các lĩnh vực: tư tưởng, chữ viết, văn học, một số phong tục tập quán.
Câu 2:
- Góp phần thúc đẩy nền sản xuất và hoạt động thương nghiệp phát triển.
- Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nhiên liệu quý giá, vàng bạc và những vùng đất rộng lớn ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
- Góp phần thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu.
- Tuy nhiên, không chỉ mang về mặt tác động tích cực mà còn mang về mặt tiêu cực.Những cuộc phát kiến địa lý đôi khi còn làm nảy sinh ra quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ.
Câu 3:
"Khoan thư sức dân để làm kế rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước" (Trần Quốc Tuấn)
- Ở đây, Trần Quốc Tuấn muốn nói với chúng ta rằng:
+ Phải xây dựng được khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Nhà nước phải quan tâm đến dân và dựa vào dân.
Đề này khá hay và cô cũng rất vui vì bạn Evil Yasuda khá tốt.
Mặc dù vậy cô có một vài góp ý, không biết có phải là quá muộn hay không?
Với câu 1: chúng mình cần nói thêm, bổ sung thêm một số thành tựu khác của văn hóa Trung Quốc như về tư tưởng (không chỉ có Nho giáo, mà Phật giáo cũng rất phát triển, nhất là vào thời Đường, các em xem phim Tây Du Kí thì biết rồi đúng không?).
Ngoài ra còn thành tựu về Toán học, thiên văn học, y học,....Chắc các em nghe câu "Bệnh này có "Hoa Đà" tái thế cũng không chữa được" ở trong phim Trung Quốc nhiều rồi chứ? Câu nói đó nhắc tới người thầy thuốc rất nổi tiếng thời nhà Hán là "Hoa Đà", ông đã biết dùng phẫu thuật để chữa bênh....
Thành tựu về mặt kĩ thuật, 4 phát minh quan trọng: Giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
Đó là cô chỉ ví dụ thêm một vài thành tựu thôi, các em có thể tìm thêm trong từng lĩnh vực: ví dụ trong Toán học, Thiên văn,....
Còn ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thì chúng ta cần nói cụ thể hơn: ví dụ trong phong tục tập quán, những ngày lễ tết như tết trung thu, tết nguyên tiêu, văn học (có các thể thơ Đường được người Việt áp dụng như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt,....), hoặc rõ ràng hơn là ảnh hưởng của Nho giáo và phật giáo... nếu phân tích ra thì rất hay nhưng sẽ dài và quá sức với các em.
Ở câu 3: ngoài việc tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân, dựa vào dân thì chúng mình cần hiểu thêm rằng "khoan thư sức dân" nghĩa là gì?
"Khoan thư sức dân" ý chỉ đất nước khi ở trong thời bình thì triều đình phải phải lo cho dân, vì nhân dân và vì lợi ích lâu dài cho nhân dân và dân tộc. Điều cấm kỵ nhất là làm cho dân thêm khổ cực, có như vậy thì vào thời chiến mới đủ người, đủ của, đủ ý chí và đủ sức mạnh để bảo vệ đất nước.
=> đất nước sẽ phát triển bền vững, giống như cây sống sâu rễ, bền gốc vậy.
Đó là một vài góp ý của cô, mong là các em sẽ phát triển thêm nhiều ý hay nữa nhé.
Cô cũng rất mong nhận được nhiều câu hỏi và câu trả lời hay như thế này từ các bạn ở Hoc24. Chúc các em học tốt!