Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trình bày nét chính về sự chuyển biến của nền kinh tế và văn hóa nước ta trong thời Bắc thuộc ?
* Về kinh tế:
+ Thủ công nghiệp, thương mại:
- Nghề rèn sắt vẫn phát triển: Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.
- Các công trình thủy lợi được xây dựng.
- Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.
- Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…
- Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.
+ Trong nông nghiệp:
- Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.
- Nhân dân ta đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ.
- Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán
* Về văn hóa:
+ Chữ Hán, đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền bá vào nước ta.
+ Bắt nhân dân học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa dân tộc ta, đây chính là chính sách thâm độc nhất
+ Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.
+ Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Tại sao dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc nhân dân ta lại liên tiếp đứng lên lên đấu tranh ?
Vì các chính sách bóc lột tàn bạo -> Nhân dân đứng dậy dành độc lập
Các cuộc đấu tranh đó nói lên điều gì ?
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Sự hi sinh, chiến đấu bất khuất
1. Chính sách cai trị:
- Với những chính sách cai trị thâm độc và tàn bạo, đã đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn vè mọi mặt. Đặc biệt, chính sách thâm hiểm nhất là chúng muốn đồng hóa nhân dân ta.
2. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ là;
- Hành chính chia thành 6 châu: Giao Châu, Hoàn Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu.
- Chủ trương: chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giữ chức quan trọng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
3. Những chuyển biến về xã hội và văn hóa ở nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI là:
a, Về xã hội:
- Phân hóa ngày càng sâu sắc.
b, về văn hóa:
- Mở trường dạy chữ Hán ở các quận, huyện.
- Nho giáo, Phật giáo, Nho giáo và các luật lệ, phong tục du nhập vào nước ta.
- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói cỏa nước ta.
- Sinh hoạt theo nét sống và phong tục của mình: xăm hình, ăn trầu, nhộm răng, làng bánh trưng, bánh giầy,...
- Nhân dân ta học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
5.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?
- Ngô Quyền ( 898- 944) Người Đường Lâm ( Hà Tây)
- Năm 937 Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức.
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc giết Kiều Công Tiễn để trừ hậu hoạ. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán nhân cớ đó Vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần thứ 2.
- Năm 938 vua Nam Hán sai con Lưu Hoằng Tháo sang xâm lược nước ta.
- Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược. Ông cho quân đóng bãi cọc ngầm xuống lòng sông Bạch Đằng ở nơi hiểm yếu và bố trí quân mai phục 2 bên bờ.
- Những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong
kiến phương Bắc:
- Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất (907), con là Khúc Hạo lên thay đã tiến hành
những công việc sau:
+ Đặt lại các khu vực hành chính.
+Cử người Việt vào bộ máy chính quyền.
+Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứlao dịch thời Bắc thuộc.
- Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình,
chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, bước đầu xây dựng và củng cố nền tự
chủ đất nước
Những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc:
- Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất (907), con là Khúc Hạo lên thay đã tiến hành những công việc sau:
+ Đặt lại các khu vực hành chính.
+Cử người Việt vào bộ máy chính quyền.
+Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.
+Lập lại sổ hộ khẩu
- Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, bước đầu xây dựng và củng cố nền tự chủ đất nước.
Chủ đề 1: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập
1. Trong thời kì chống phong kiến phương Bắc đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta những gì?
- Tổ chức bộ máy nhà nc
- Ra đời của thuật luyện kim
- Nghề trồng lúa nc
- Các phog tục , tập quán
2. Chính sách đồng hóa của các triều đại Trung Quốc là gì?
- Đưa người Hán sag ở vs người Việt
- Mở trường dạy chữ Hán , đưa các phog tục tập quán của người Hán sang VN
3. Sau hơn 1000 năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, nhân dân ta giữ được phong tục tập quán gì? Vì sao nhân dân ta quyết bảo vệ các phong tục tập quán của mình?
a) Các phog tục , tập quán NDân ta còn giữ đc là :
- Xăm mk
- Ăn trầu
- Lm bánh vào ngày Tết ...
b) Lí do
- Các phog tục tập quán này đã có từ lâu đời , chúng đã ăn sâu vào tiềm thức của NDân ta
Chủ đề 2: Bước ngoặt Lịch Sử đầu thế kỉ X
1. Trình bày cuộc đấu tranh giành tự chủ của họ Khúc. Đánh giá những việc làm của họ Khúc.
- Xây dựng hính quyền tự chủ
- Đánh giá những vc lm của họ Khúc đã giúp cho đời sống của NDân ấm no , hạnh phúc hơn
2. Trình bày kế hoạch chống quân Nam Hán của Ngô Quyền. Nhận xét kế hoạch xâm lược của Ngô Quyền.
- Kế hoạch chống quân Nam Hán của N.Quyền : dựng trận địa bãi cọc ngầm ở sông Bạch Đằng
- Nhận xét : Kế hoạch đánh giặc của N.Quyền có những nét chủ động và độc đáo
3. Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Đánh giá công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ 2.
* Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
* N.Quyền đã tạo ra một chiến thắng vĩ đại cho dân tộc. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta
- Vì lòng căm thù giặc
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước cùng ý chí quật cường, bất khuất, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, chủ quyền của nhân dân ta
-vì lòng yêu nước,lòng yêu dân tộc,mong muốn bảo vệ vùng đất thiêng liệng mà ông ha để lại, quyết đấu tranh vì dân tộc, con cháu đời sau, nghĩ đến những việc mà chúng gây ra cho chúng ta, dân tộc đã quyết ko chịu phục, quyết trả thù bằng xương bằng máu.
-ý nghia:thể hiện lòng quyết tâm đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc,đánh đuổi quân xâm lược, giành lại non sông. nêu lên tinh thần ko chịu phục của dân tộc ta, ý chí kiên cường,mạnh mẽ quyết song hành cùng đất nước
1. Vì đây là thời kì nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị kéo dài hơn một nghìn năm, là thời kì đen tối và nguy nan nhất của dân tộc ta
2.
Thời gian | Chính quyền đô hộ | Tên gọi |
179 TCN | Nhà Triệu | Quận Giao Chỉ, Cửu Chân |
111 TCN | Nhà Hán | Quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam ( gộp với 6 quận khác của TQ thành châu Giao ) |
TK III | Nhà Ngô | Giao Châu |
TK VI | Nhà Lương | Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu |
679 | Nhà Đường | An Nam đô hộ phủ |
3. Chính sách cái trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo khiến đời sống người dân cơ cực
Chính sách thâm hiểm nhất là : Chính sách đồng hóa
4. Những việc làm của Khúc Hạo :
- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, định lại mức thuế, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu...
- Mục đích : tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình
5.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Nguyên nhân thắng lợi :
+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.
+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.
- Ý nghĩa :
+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta
6. - Ngô Quyền (898-944) Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc.Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập . Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương.
1.Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến đầu thế kỉ thứ X là thời kì Bắc thuộc vì nước ta liên tục bị triều đại phong kiến Phương Bắc đô hộ.
2.
STT | Tên người lãnh đạo | Thời gian tồn tại | Chống lại chính quyền |
1 | Hai Bà Trưng | 40 - 43 | nhà Hán |
2 | Bà Triệu | 248 | nhà Ngô |
3 | Lý Bí | 542 - 548 | nhà Lương |
4 | Mai Thúc Loan | đầu thế kỉ III | nhà Đường |
5 | PHùng Hưng | 776 - 791 | nhà Đường |
6 | Dương Đình Nghệ | 930 - 931 | Nam Hán |
7 | Ngô Quyền | 938 | Nam Hán |
cau 1:vi vao nam 179tcn an duong vuong de mat nuoc roi vao tay trieu da,sau hon 1000 nam dau tranh ko ngung nghi cuoi cung lai chien thang tren song bach dang do ngo quyen lanh dao da cham dut hon 1000 nam bac thuoc mo mang 1 thoi ki moi cho nuoc viet nam