Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Trước hết nói về thực phẩm: Con người để sống cần ăn để cung cấp cơ chất cấu tạo cơ thể và sản sinh năng lượng. Ăn thực phẩm bao gồm các loại nguồn protit, lipit, gluxit, vi ta min, muối khoáng và nước, ngoài ra có thể cần thể cần thêm 1 số yếu tố vi lượng khác.
Vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm như tiêu chí bảo đảm tính vệ sinh của thực phẩm từ khâu giống, trồng trọt chăn nuôi đúng quy trình, thu hái bảo quản đúng phương pháp để có thực phẩm sạch.
Vệ sinh an toàn thực phẩm còn là quá trình chế biến, đóng gói bằng chất liệu, bao bì an toàn, có hạn sử dụng, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Những chất không an toàn là rất nhiều, không thể kể hết tuy nhiên trước hết phải tính đến vi khuẩn, hóa chất độc hại, dự lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng vật nuôi, hóa chất bảo quản để tươi lâu và nguồn phân bón thức ăn của vật nuôi cây trồng.
câu 1-Vệ sinh an toàn thực phẩm còn là quá trình chế biến, đóng gói bằng chất liệu, bao bì an toàn, có hạn sử dụng, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Vệ sinh thực phẩm (VSTP) là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Ngoài ra khái niệm VSTP còn bao gồm cả nội dung như tổ chức vệ sinh trong vận chuyển chế biến và bảo quản thực phẩm.
1/Em hãy kể tên những phương pháp được sử dụng để chế biến thực phẩm.
3/Việc chế biến thực phẩm có ảnh hưởng gì đến chất lượng món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm?
-> Việc chế biến thực phẩm không có ảnh hưởng gì đến chất lượng món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chế biến thức ăn thì còn giảm chất độc hại
Chúc bạn học tot
3.
Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người để học tập, làm việc và lao động sản xuất, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Cần phải nhấn mạnh rằng, không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy,..., nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các độc tố có hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh (như ung thư) hoặc có thể gây ra các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng cụ thể tới sức khỏe phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh khác nhau. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có những ảnh hưởng cụ thể đến những vấn đề sau của sức khỏe con người:
- Ảnh hưởng đến tạo hình: thể lực, chiều cao
- Ảnh hưởng tới điều hòa gen: giống nòi
- Ảnh hưởng tới hệ thống Enzyme: quá trình chuyển hóa
- Ảnh hưởng đến chức năng: tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, bài tiết, hô hấp, sinh dục
- Nguy cơ gây nên bệnh tật: ngộ độc cấp tính, ngộ độc mạn tính, bệnh truyền qua thực phẩm, huyết áp, ung thư (thực quản, tiền liệt tuyến, dạ dày, đại tràng, vú, trực tràng, khoang miệng, gan,...), sỏi mật, đái đường, sơ gan, răng miệng, loãng xương, phù thũng, lở loét da, khô mắt, còi xương,... (riêng bệnh huyết áp và ung thư chiếm 35% có liên quan đến ăn uống).
Vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm:
+ Ngăn ngừa hư hỏng ở thực phẩm.
+ Duy trì hoặc làm giảm ít nhất chất dinh dưỡng và an toàn khi sử dụng.
+ Kéo dài được thời gian sử dụng thực phẩm.
+ Tăng nguồn cung cấp thực phẩm theo mùa có thể sử dụng lâu dài.
+ Góp phần ổn định giá thực phẩm.
+ Đa dạng hơn về sự lựa chọn thực phẩm.
+ Cải thiện dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí.
- Vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm:
+ Quá trình xử lí thực phẩm, có vai trò kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn đảm bảo được chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
+ Các biện pháp, điều kiện cần thiết để giữ cho thực phẩm không bị biến chất.
+ Quá trình xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.
Mk chỉ t.lời phần trên thui , bận lém
Khi chế biến thức ăn cần lưu ý:
1. Luôn luôn rửa tay sạch với xà bông chuyên dùng trước và sau khi chế biến thức ăn.
2.Không để các loại thực phẩm dễ hư, thực phẩm phải xử đặc biệt trong nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ mà phải cất vào tủ lạnh, tủ đá ngay khi mua về và rửa sạch.
3.Quy tắc xả đông: Thực phẩm bỏ trong tủ đá ra phải để ít nhất 24h trong tủ lạnh trước khi đưa ra xả đông ở nhiệt độ thường hoặc xả đông trong lò vi sóng.
4. Chế biến thực phẩm bằng lò vi sóng cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của loại dụng cụ này vì mỗi loại thực phẩm cần được nấu ở nhiệt độ riêng để bảo đảm chín.
5. Luôn luôn rửa thớt và dao với xà bông chuyên dùng sau khi cắt thực phẩm, đặc biệt là sau khi cắt thịt, cá sống.
6. Không bao giờ nên để thực phẩm đã chế biến lên bát đĩa hay thớt vừa để thịt cá sống chưa rửa bằng xà bông. Đối với thớt và dao, tốt nhất nên sử dụng 2 loại, 1 cho thực phẩm sống, 1 cho thực phẩm chín.
7. Quan sát để đánh giá mức độ tươi của thực phẩm. Ví dụ dịch tiết ra từ thịt các loại không có màu hồng mà có màu trong hoặc mắt cá hay các loại hải sản không trong, thịt bở... có nghĩa là các loại thực phẩm đó đã không còn tươi nữa.
8. Để thịt cá sống ở lớp dưới cùng trong ngăn lạnh nhằm giữ cho nước từ thịt cá không bị chảy vào các thực phẩm khác.
9. Với thực phẩm đã tẩm ướp nhưng chưa chế biến luôn phải để trong ngăn lạnh, không để ở ngăn mát và hãy mạnh dạn bỏ đi những thức ăn thừa bị trộn lẫn nhiều loại.
10. Giặt, thay khăn lau tay, lau chén thường xuyên nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại trong nhà bếp. Sau khi cầm thực phẩm sống cần rửa tay với xà bông và lau khô tay bằng khăn giấy.
Thức phẩm đã chế biến: bảo quản chu đáo, tránh côn trùng xâm nhập
Thức phẩm đóng hộp: lưu ý hạn sử dụng ghi trên bao bìa, hộp không bị rỉ sét.
Thực phẩm khô: để nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt.
- Thực phẩm đã chế biến: để vào tủ lạnh để bảo quản.
- Thực phẩm đóng hộp: để vào tủ lạnh để bảo quản.
- Thực phẩm khô: để ở nơi khô thoáng, cao ráo, tránh chuột bọ.
Tham khảo
Câu 1:
I-Đường bột (Gluxit):
a) Nguồn cung cấp:
- Chất đường: mía, bánh kẹo, mật ong,..
- Chất bột: gạo, bánh mì, khoai lang, khoai tây,...
b) Chức năng:
- Cung cấp năng lượng.
- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
II-Chất đạm (Protein):
a) Nguồn cung cấp:
- Đạm đồng vật: thịt, cá, trứng, sữa,...
- Đạm thực vật: râu, đậu, củ,...
b) Chức năng:
- Giúp cơ thể phát triển tốt.
- Tái tạo các tế bào đã chết.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng khả năng đề kháng.
III-Chất béo (Lipit):
a) Nguồn cung cấp:
- Từ thực vật: Lạc, vừng bơ, dầu,...
- Từ động vật: mỡ, bò cười,...
b) Chức năng:
- Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới dạng một lớp da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
IV-Vitamin (Sinh tố):
a) Nguồn cung cấp:
- Trong các loại trái cây: bí đỏ, cà rốt, bắp,...
b) Chức năng:
- Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàng, xương,... hoạt động bình thường.
- Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phát triển tốt.
V-Chất Khoáng:
a) Nguồn cung cấp;
- Tôm, cua, ốc, trứng, bí đỏ, cà rốt,...
b) Chức năng:
- Giúp cho sự phát triển của xương, hoặt động của cơ bắp, tổ chức thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể.
________________________________________________
*Lưu ý:
- Chất đường bột chứ không phải bột đường.
- Chất khoáng chứ không phải khoáng chất.
Ủa chứ SGK để làm gì/:
1.Vệ sinh thực phẩm là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2.
Đối với nhóm tươi sống như rau, quả thì cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.
Một số thực phẩm khi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin như rau, quả, trứng, sữa, do đó không nên để các thực phẩm này tại ngăn đông lạnh.
3.
Thực phẩm ăn sống là những thực phẩm có thể ăn sống được , vì chúng đảm bảo an toàn về mức độ vệ sinh . Có thể là sông sạch hoàn toàn nhưng vẫn có thể ăn sống được . Còn thực phẩm cần nấu chín là những thực phẩm có khả năng chưa vi khuẩn gây bệnh ở trong đó , nên chúng ta cần phải nấu chín chúng , diệt các vi khuẩn thì mới ăn đk . Khi bn để chung chúng với nhau thì có thể vi khuẩn ở thực phẩm cần nấu chính sẽ lây qua những thực phẩm ăn sống . Như vậy khi bn ăn thực phẩm ăn sống vào có thể sẽ bị vi khuẩn đi vào cơ thể .
Mik chỉ biết nói thế thôi ...cạn lời rồi
Cảm ơn bn nhìu.