Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. Tên thực phẩm | B. Cách lựa chọn, chế biến |
Thịt Bò | a) Chọn thịt mới mổ, màu hồng tươi, cầm chắc, ráo tay và hơi dính ở phần thịt nạc. Khi sơ chế cần rửa sạch, thái theo yêu cầu chế biến, có thể tẩm ướt gia vị cho thơm trước khi chế biến |
Gà Trống | b) Chọn mua những con còn sống, khỏe mạnh, mào đỏ tươi, lông mượt. Khi sơ chế cần chà muối toàn thân, rửa sạch rồi chặt hoặc để nguyên con tùy theo cách chế biến |
Rau Tươi, Sạch | c) Chọn mua loại mới hái, còn tươi, non, không bị úa lá. Nên chọn mua rau màu hơi xanh, tươi sáng. Khi sơ chế, cần nhặt bỏ phần già, lá úa, rửa bằng nước sạch 4 đến 5 lần. |
Cá | d) Chọn mua những con còn bơi. Khi sơ chế cần bỏ mang, vây, ruột,... rồi rửa sạch. Có thể cắt khúc hoặc để nguyên cả con tùy theo cách chế biến |
a)- các loại thịt.
b)- gà, vịt.
c)- các loại rau.
d)- các loại cá.
Các CTV nói : nếu bạn có đáp án giống bạn trả lời trước bạn thì bạn không nên trả lời lại vì thế coi như là copy đó
Chọn phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm khi chuẩn bị chế biến?
A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn.
B. Ngâm rửa lâu thịt, cá sau khi cắt, thái.
C. Không để ruồi, bọ bâu vào thịt cá.
D. Chỉ nên cắt, thái sau khi rửa sạch rau.
Nếu sai mong bạn bỏ qua.
2/ Khi mua sản phẩm đóng hộp không nên mua sản phẩm hết hạn sử dụng và bị móp, bị phồng.
3/ Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với tỉ lệ thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về chất dinh dưỡng.
1. Thành phần và giá trị dinh dưỡng khẩu phần ăn không bị thay đổi có thể thay rau cải trong bữa ăn bằng loại thực phẩm nào ?
A. Thịt gà.
B. Rau muống.
C. Thịt lợn.
D. Dầu ăn thực vật.
2. Sao phải rửa tay trước khi ăn?
A. Phòng tránh nhiễm độc bằng tay.
B. Phòng tránh nhiễm độc thực phẩm.
C. Phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm.
D. Phòng tránh nhiễm độc hóa chất.
3. Cây đản bảo An toàn thực phẩm khi chế biến cần làm gì?
A. Nấu chín các loại thực phẩm.
B. Rửa sạch và nấu chín những thực phẩm cần ăn chín.
C. Chỉ rửa sạch, không cần nấu chín với thực phẩm cần ăn chín.
D. Nấu chín đối với thực phẩm cần ăn chín .
1. B. Rau muống.
2. C. Phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm.
3. B. Rửa sạch và nấu chín những thực phẩm cần ăn chín.
Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm?
A. Chế biến thực phẩm → Sơ chế món ăn → Trình bày món ăn.
B. Sơ chế thực phẩm → Chế biến món ăn → Trình bày món ăn.
C. Lựa chọn thực phẩm → Sơ chế món ăn → Chế biến món ăn.
D. Sơ chế thực phẩm → Lựa chọn thực phẩm → Chế biến món ăn.
Chúc bạn học tốt !!
1.Nêu khái niệm,quy trình của các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và trong chất béo?
1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
a. Luộc
- Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm
- Tuỳ loại thực phẩm mà cho vào luộc từ nước lạnh hay nước sôi
Quy trình thực hiện
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm (sơ chế thực phẩm)
- Luộc chín thực phẩm
- Bày món ăn vào đĩa, kèm nước chấm hoặc gia vị thích hợp, có thể sử dụng nước luộc
b. Nấu
- Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật, có thêm gia vị trong môi trường nước
Quy trình thực hiện
- Làm sạch thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị (có thể rán qua cho ngấm và giữ độ ngọt)
- Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng
- Trình bày theo đặc trưng của món ăn
c. Kho
- Là phương pháp làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà
Quy trình thực hiện
- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị cho ngấm
- Đun thực phẩm với lượng nước vừa đủ (có thể thêm nước hàng, nước dừa, nước chè xanh);
- Cho thêm các gia vị như gừng, tỏi, ớt, giềng;
- Có thể kho lẫn nguyên liệu động vật và thực vật nhưng phải kho nguyên liệu động vật trước
- Trình bày món ăn theo đặc trưng từng món
Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:
a. Rán:
- Là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo rất nhiều, đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm
Quy trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
- Cho vào chất béo đang nóng già, rán vàng đều, chín kỹ
- Trình bày đẹp, sáng tạo.
b. Rang:
- Là đảo đều thực phẩm trong chảo với một lượng rất ít chất béo hoặc không có chất béo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong.
Quy trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu
- Cho vào chảo một lượng rất ít chất béo, đảo đều liên tục cho đến khi thực phẩm chín vàng
- Trình bày đẹp, sáng tạo.
c. Xào:
- Là đảo qua đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng mỡ hoặc dầu vừa phải
Quy trình thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị
- Cho vào chảo một lượng ít chất béo.
- Xào nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào, sử dụng lửa to, xào nhanh, có thể cho thêm ít nước để tăng độ chín, nêm vừa ăn
- Trình bày đẹp, sáng tạo
2.Trình bày cách chế biến món trộn dầu giấm rau xà lách và món trộn hỗn hợp nộm rau muống?
1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Rau xà lách: nhặt rửa sạch, ngâm nước muối nhạt 10 phút, vớt ra vẩy cho ráo nước
Cách chọn rau xà lách: Chọn xà lách to bản, dày, giòn, lá xoăn để trộn.
Thịt bò: thái lát mỏng ngang thớ, ướp tiêu, xì dầu, xào chín
Bò ngon có màu đỏ tươi đến đỏ thẫm, mỡ bò màu vàng nhạt
Hành tây: bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm và đường (2 thìa giấm + 1 thìa đường)
Chọn hành tây củ tròn, vỏ khô không bị hư hỏng.
Cà chua: cắt lát, trộn giấm và đường (2 thìa giấm, 1 thìa đường)
Chọn cà chua vừa chín đỏ, dày cùi, ít hột.
Có thể tỉa hoa trang trí cho món ăn bằng các nguyên liệu đơn giản như ớt, cà chua, cà rốt
Chọn quả ớt thon, dài, màu đỏ tươi, không thối cuống
Cách tỉa hoa ơt: Dùng kéo cắt từ đỉnh nhọn của quả ớt đến gần cuống, cách cuống 1-2cm; số cánh tuỳ thích, thường là 5 cánh
Bỏ hạt ớt ở lõi để tạo nhuỵ hoa
Cho ớt vào bát nước ngâm cho cánh hoa ớt nở cong, sau đó có thể để dài hay cắt ngắn tuỳ ý
2. Giai đoạn 2: Chế biến
a. Làm nước trộn dầu giấm:
Cho 3 thìa giấm + 1 thìa đường + thìa muối vào khuấy đều, nếm vị vừa ăn (chua+ ngọt+mặn) cho tiếp 1 thìa dầu ăn vào khuấy đều cũng tiêu và tỏi phi vàng
b. Trộn rau Cho xà lách
+ hành tây
+ cà chua vào một khay to, đổ hỗn hợp dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay
3. Giai đoạn 3: Trình bày
Xếp hỗn hợp xà lách vào đĩa.
Cà chua bày chung quanh, trên để hành tây.
Trang trí ngò, ớt tỉa hoa.
Chú ý: Thực hiện trộn dầu giấm rau xà lách trước bữa ăn 5 phút
Có thể không cần sử dụng thịt bò trong món ăn Chọn xà lách cuộn, to bản, dày, giòn
Chọn cà chua bột, ít hạt
Có thể thay đổi nguyên liệu của món ăn
4. Yêu cầu sản phẩm
Rau không bị giập, giữ độ tươi, trơn láng.
Có vị chua ngọt, vừa ăn.
Thơm mùi gia vị.
Giảm bớt mùi hăng của hành.
Trình bày đẹp, sáng tạo.
I - NGUYÊN LIỆU
- 2 bó rau muống (1 kg)
- 100g tôm
- 50g thịt nạc
- 5 củ hành khô
- 1 thìa súp đường
- 1/2 bát giấm
- 1 quả chanh
- 2 thìa súp nước mắm
- Tỏi, ớt
- Rau thơm
- 50g lạc (đậu phộng) rang giã nhỏ.
món trộn hỗn hợp nộm rau muống?
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Giai đoạn 1 : Chuẩn bị
- Rau muống : nhặt bỏ lá và cọng già, cắt khúc (dài khoảng 15cm), chẻ nhỏ, ngâm nước.
- Thịt, tôm : rửa sạch.
Đun sôi 1/2 bát nước, cho thịt vào luộc chín ; sau đó cho tôm vào luộc, bóc vỏ, chẻ đôi theo chiều dọc. Nếu tôm nhỏ thì đế nguyên con, rút bỏ chỉ đất trên sống lưng, ngâm vào nước mắm pha chanh + tỏi + ớt cho ngấm gia vị.
- Thịt luộc : thái lát mỏng, ngâm vào nước mắm cùng với tôm.
- Củ hành khô : bóc vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, ngâm giấm cho bớt cay nồng.
- Rau thơm : nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.
Giai đoạn 2 : Chế biến
* Làm nước trộn nộm
- Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt.
- Chanh gọt vỏ, tách từng múi, nghiền nát.
- Trộn chanh + tỏi + ớt + đường + giấm, khuấy đều, chế nước mắm vào từ từ, nếm đủ vị chua, cay, ngọt, mặn (vị mặn hơi đậm).
* Trộn nộm
- Vớt rau muống, vẩy ráo nước.
- Vớt hành, để ráo.
- Trộn đều rau muống và hành, cho vào đĩa, xếp thịt và tôm lên trên, sau đó rưới đều nước trộn nộm.
Giai đoạn 3 : Trình bày
Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa nộm, cắm ớt tỉa hoa trên cùng. Khi ăn trộn đều.
Chú ỷ : Tuỳ theo từng địa phương, có thể thay nguyên liệu chính để tạo nên món nộm khác nhưng cùng thể loại chế biến.
3.Các nguyên tắc cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình?
1.Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
2.Điều kiện tài chính
3.Sự cân bằng chất dinh dương
4.Thay đổi món ăn
4.Hãy xây dựng thực đơn cho các bữa ăn thường ngày và các bữa liên hoan,bữa cỗ?
+ Cơm
+ Món mặn : cá kho tộ
+ Món xào : rau muốn xào tỏi
+ Món canh : canh bí nấu thịt bằm
+ Tráng miệng : dưa hấu
Liên hoan:
Khai vị: súp
Sau khai vị: chả, nem
Món chính: gà nướng
Món tráng miệng: trái cây ( hoặc bánh)
5.Nêu một số nguồn thu nhập của gia đình?
+ Thu nhập bằng tiền
+ Thu nhập bằng hiện vật
Câu 1: Thế nào là bữa ăn hợp lí?
Bữa ăn hợp lí, có chất lượng là:
- Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng
- Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn
Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình
1. Nhu cầu các thành viên trong gia đình.
2. Điều kiện tài chính.
3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm cho phù hợp.
4. Sự thay đổi món ăn và hình thức trình bày.
Câu 2: Thiếu chất đạm cơ thể sẽ như thế nào?
- Thiếu năng lượng
- Bị suy dinh dưỡng, dễ mắc bệnh, trí tuệ phát triển kém
Câu 3: Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn?
Thực phẩm chế biến trong thời gian dài sẽ mất nhiều sinh tố và khoáng chất.
+ Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố B,C và PP
+ Chiên (rán ) lâu sẽ mất nhiều sinh tố A, D, E, K
Nêu các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.
* Chú ý :
+ Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi (trừ trứng,khoai,ốc.).
+ Khi nấu tránh khuấy nhiều.
+ Không hâm thức ăn nhiều lần.
+ Không vo gạo kỹ.
+ Không chắt bỏ nước cơm vì sẽ làm mất vitamin B1.
Câu 4: Nêu một số biện pháp tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng.
- Không dùng các thực phẩm có chất độc : cá nóc, khoai tây mọc mầm , nấm lạ ...( sử dụng thịt cóc phải bỏ hết da, phủ tạng, nhất là gan và trứng).
- Không dùng các thực phẩm bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học...
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
Câu 5: Có bao nhiêu nhóm chất dinh dưỡng? Hãy kể tên các nhóm chất đó.
- Có 4 nhóm chất dinh dưỡng:
+ Nhóm giàu chất bột đường
+ Nhóm thức ăn giàu chất đạm
+ Nhóm thức ăn giàu chất béo
+ Nhóm thức ăn giàu vitamin, chất khoáng
- An toàn thực phẩm : nói một cách đơn giản có nghĩa là thực phẩm đó phải đảm bảo rằng khi ăn vào, không gây một vấn đề có hại nào đối với sức khỏe của bạn - như các bệnh tim mạch, ung thư, sỏi thận,.....
4. Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ cho bữa ăn liên hoan, bữa tiệc hay bữa ăn thường ngày.
VD1 : 1. Canh rau ngót thịt băm
2. Cá kho
3. Trứng đúc thịt
4. Táo xanh
VD2 : Canh cua mồng tơi
đùi gà hun khói
Mắm thịt lợn nướng
Táo và quýt
1. Làm thế nào để gữ chất dinh dưỡng thịt cá?
A. Chỉ rửa sạch, không cần cắt thái.
B. Chỉ cắt thái, không cần rửa sạch.
C.Ngâm lâu trong nước.
D, Cắt thái trước khi rửa sạch.
2.Thức ăn nào không sử dụng nhiệt? (chọn các ý đúng)
A. Luộc B.Nướng C.Rang D. Trộn dầu giấm E. Kho
F. Trộn Hỗn Hợp G. Nấu H. Xào I. Hấp J. Rán(chiên)
3. Quy trình tổ chức bữa ăn có trình tự:
A. Chế Biến ➞ Sơ Chế ➞ Trình Bày.
B. Sơ Chế ➞ Trình Bày➞ Chế Biến.
C. Chế Biến ➞ Trình Bày➞ Sơ Chế.
D.Trình Bày ➞ Sơ Chế➞ Chế Biến.
4. Khoảng cách bữa ăn như thế nào là hợp lí:
A. Từ 1 ➞ 5 tiếng
B.Từ 3 ➞ 5 tiếng
C.Từ 4 ➞ 5 tiếng
D.Từ 4 ➞ 5 tiếng rưỡi
1D
2D
3A
4C