K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I/ Đọc thầm bài:                      MỘT VIỆC NHỎ THÔI

          Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.
          Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn quanh rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
           Hai vợ chồng không hẹn mà vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa bà cụ khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn.
            Bà cụ không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bờ biển.
           Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ .... sững sờ. Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván.
         Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ồ tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi.”
          Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.

                                                                                                 MAI VĂN KHÔI (sưu tầm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Khi mới xuất hiện trên bãi biển, bố mẹ những đứa trẻ nhìn thấy bà cụ già đang làm gì?

a.      Miệng lẩm nhẩm điều gì đó.

b.     Mắt nhìn quanh dáo dác

c.      Thỉnh thoảng cúi nhặt vật gì đó bỏ vào cái túi cũ mang theo.

d.     Lừ lừ đi về phía bọn trẻ.

e.      Nhìn những đứa trẻ và mỉm cười với chúng.

Câu 2: Vì sao bố mẹ hai đứa trẻ muốn các con mình tránh xa bà cụ già?

a.      Vì họ sợ bà cụ đánh bọn trẻ.

b.     Vì họ coi kinh bà cụ.

c.      Vì họ sợ bà cụ xin con họ thức ăn.

Câu 3: Bà cụ đã làm gì khi đến gần hai đứa trẻ? Viết câu trả lời của em.

..............................................................................................................................

Câu 4: Hoàn cảnh bà cụ có gì đáng thương?

a.      Bà cụ có một cháu nhỏ mồ côi.

b.     Bà cụ sống một mình bằng nghề nhặt rác trên bãi biển.

c.      Bà cụ đi bán hàng rong trên bãi biển để nuôi đứa cháu ngoại mồ côi.

d.     Bà cụ có đứa cháu ngoại chết vì giẫm phải mảnh chai trên bãi biển khi bán hàng rong.

Câu 5: Bà cụ thường nhặt những gì trên bãi biển? Viết câu trả lời của em.

..............................................................................................................................

Câu 6: Sau khi trò chuyện với chủ quán, bố mẹ những đứa trẻ hiểu ra điều gì quan trọng?

a.      Bà cụ già đã mất trí nên mới đi lang thang.

b.     Bà cụ già phải đi nhặt rác để kiếm sống.

c.      Bà cụ già nhặt rác để tránh tai nạn cho bọn trẻ đi trên bãi biển

d.     Bà cụ rất thương nhớ đứa cháu ngoại đã chết.

Câu 7: Vì sao bố mẹ những đứa trẻ muốn nói lời cảm ơn với bà cụ?

a.      Vì bà cụ đã thể hiện sự yêu mến con của họ.

b.     Vì bà cụ đã làm việc tốt để giúp đỡ bọn trẻ trong đó có những đứa con của họ.

c.      Vì bà cụ đã dạy bọn trẻ con cần cẩn thận khi đi trên bãi biển.

Câu 8: Câu chuyện này cho em biết khi muốn xác định thái độ tôn trọng một người cần dựa vào điều gì là chính?

a.      Vào hình dáng bên ngoài đẹp hay xấu của người đó.

b.     Dựa vào vẻ sang trọng hay vẻ nghèo khó của người đó.

c.      Dựa vào việc làm tốt hay việc làm không tốt của người đó.

d.     Dựa vào tuổi tác của người đó.

Câu 9: Câu nào sau đây là câu ghép?

a. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.

b. Bỗng họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ.

c. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi.

 d.  Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi.

Câu 10: Câu ghép dưới đây nối với nhau bằng cách gì? Viết câu trả lời của em.

      Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.          

 

0
I/ Đọc thầm bài:                      MỘT VIỆC NHỎ THÔI          Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.          Thế...
Đọc tiếp

I/ Đọc thầm bài:                      MỘT VIỆC NHỎ THÔI

          Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.
          Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn quanh rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
           Hai vợ chồng không hẹn mà vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa bà cụ khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn.
            Bà cụ không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bờ biển.
           Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ .... sững sờ. Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván.
         Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ồ tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi.”
          Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.

                                                                                                 MAI VĂN KHÔI (sưu tầm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Khi mới xuất hiện trên bãi biển, bố mẹ những đứa trẻ nhìn thấy bà cụ già đang làm gì?

a.      Miệng lẩm nhẩm điều gì đó.

b.     Mắt nhìn quanh dáo dác

c.      Thỉnh thoảng cúi nhặt vật gì đó bỏ vào cái túi cũ mang theo.

d.     Lừ lừ đi về phía bọn trẻ.

e.      Nhìn những đứa trẻ và mỉm cười với chúng.

Câu 2: Vì sao bố mẹ hai đứa trẻ muốn các con mình tránh xa bà cụ già?

a.      Vì họ sợ bà cụ đánh bọn trẻ.

b.     Vì họ coi kinh bà cụ.

c.      Vì họ sợ bà cụ xin con họ thức ăn.

Câu 3: Bà cụ đã làm gì khi đến gần hai đứa trẻ? Viết câu trả lời của em.

..............................................................................................................................

Câu 4: Hoàn cảnh bà cụ có gì đáng thương?

a.      Bà cụ có một cháu nhỏ mồ côi.

b.     Bà cụ sống một mình bằng nghề nhặt rác trên bãi biển.

c.      Bà cụ đi bán hàng rong trên bãi biển để nuôi đứa cháu ngoại mồ côi.

d.     Bà cụ có đứa cháu ngoại chết vì giẫm phải mảnh chai trên bãi biển khi bán hàng rong.

Câu 5: Bà cụ thường nhặt những gì trên bãi biển? Viết câu trả lời của em.

..............................................................................................................................

Câu 6: Sau khi trò chuyện với chủ quán, bố mẹ những đứa trẻ hiểu ra điều gì quan trọng?

a.      Bà cụ già đã mất trí nên mới đi lang thang.

b.     Bà cụ già phải đi nhặt rác để kiếm sống.

c.      Bà cụ già nhặt rác để tránh tai nạn cho bọn trẻ đi trên bãi biển

d.     Bà cụ rất thương nhớ đứa cháu ngoại đã chết.

Câu 7: Vì sao bố mẹ những đứa trẻ muốn nói lời cảm ơn với bà cụ?

a.      Vì bà cụ đã thể hiện sự yêu mến con của họ.

b.     Vì bà cụ đã làm việc tốt để giúp đỡ bọn trẻ trong đó có những đứa con của họ.

c.      Vì bà cụ đã dạy bọn trẻ con cần cẩn thận khi đi trên bãi biển.

Câu 8: Câu chuyện này cho em biết khi muốn xác định thái độ tôn trọng một người cần dựa vào điều gì là chính?

a.      Vào hình dáng bên ngoài đẹp hay xấu của người đó.

b.     Dựa vào vẻ sang trọng hay vẻ nghèo khó của người đó.

c.      Dựa vào việc làm tốt hay việc làm không tốt của người đó.

d.     Dựa vào tuổi tác của người đó.

Câu 9: Câu nào sau đây là câu ghép?

a. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.

b. Bỗng họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ.

c. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi.

 d.  Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi.

Câu 10: Câu ghép dưới đây nối với nhau bằng cách gì? Viết câu trả lời của em.

      Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.          

Câu 11: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?

Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.

            a. bằng cách lặp từ ngữ.

         b. Bằng cách thay thế từ ngữ.

         c. Bằng cách dùng từ ngữ nối.

         d. Bằng cách lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối.

Câu 12: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Viết câu trả lời của em.

      Từ dạo ấy, bà thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc.       

...................................................................................................................................   ...................................................................................................................................

Câu 13: Các câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?  “Bà cụ không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.

         a. bằng cách lặp từ ngữ.                     b. Bằng cách thay thế từ ngữ.

         c. Bằng cách dùng từ ngữ nối.           d. bằng cả 3 cách a, b, c.

Câu 14: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:   Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ.

8
16 tháng 5 2022

tối đa 10 câu

16 tháng 5 2022

10 câu tối đa 

12 tháng 12 2021

giúp mik với mn

 

C hoặc D

 Bài 1: Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu, gạch chân dưới các từ ngữ đó:a) Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kỹ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu...
Đọc tiếp

 

Bài 1: Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu, gạch chân dưới các từ ngữ đó:

a) Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kỹ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao nhiêu năm.

                                                                                            (Nguyễn Tuân)

b) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.

                                                                                       (Thạch Lam)

c) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

                                                                                               (Nguyễn Tuân)

d) Mía ở đây chọn giống tốt nhất của tỉnh Ca-ma-guây trù phú. Cây mía to, giông mía bầu, mầm tròn trồi lên. Mía trồng dày lắm, nhưng gọn mắt và đều cây.

                                                                                          (Thép Mới)

0
1 tháng 6 2021

THAM KHẢO :

Nhìn cảnh biển vào buổi sáng mới thấy dược vẻ đẹp diệu kì của biển.
Mặt trời lên cũng là lúc một vệt hồng rạng ở chân trời, lớn dần cho đến khi rải thành một con dường hồng thắm từ chân trời đến nơi em đứng. Sóng biển lấp lánh những chiếc vẩy màu hồng, càng xa càng nhạt dần. Rồi như trong phép lạ, mặt trời tròn, to và đỏ nhoi lên khỏi biển, oai vệ ngắm nhìn bốn phía. Mọi thứ trên biển, trên đất: những ngôi nhà, những rặng cây, những mặt người, đều tắm màu hồng càng loãng dần rồi nhường chỗ cho một màu chói sáng, lấp lánh. Khi ấy mặt biển đầy những mảnh sáng, nhìn vào đã muốn nhức mắt.
Biển đã thức dậy, càng lúc càng xanh thăm thẳm. Ở phía xa, biển như một tấm thảm xanh mịn, phập phồng lên xuống. Như tiệp với chân trời, những con thuyền in rõ hình những cánh buồm trắng chậm chạp di chuyển.
Gần bờ, biển càng nhấp nhô sóng lượn. Kìa, một lớp sóng bỗng rướn cao lên, hăm hở tiến nhanh vào bờ, nó vỗ một cái thật mạnh vào bãi cát rồi từ từ rút xuống. Trong khi một lớp sóng khác từ ngoài đã tiến vào, chồm lên lớp sóng trước, chúng gặp nhau, cùng nhảy lên thật cao, làm tung tóe lên trời những vòi nước nhỏ, đầy bọt trắng xóa, cùng với những tiếng gầm gào cuồng nhiệt.

1 tháng 6 2021

thanks bạn nhiều

Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay...
Đọc tiếp

Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không.Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.1652705736_628249c866952.jpg

2
16 tháng 5 2022

-Em thích nhất chi tiết này trong bài văn: "Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”.

-Vì những lời chê bai, trách móc sẽ để lại những tổn thương rất lớn cho con người, vì vậy, hãy tha thứ cho nhau khi có thể. Không ai là hoàn hảo, vì vậy hãy nhìn vào ưu điểm của người đó thay vì đánh giá những lỗi lầm hoặc sai sót nhỏ.

 

16 tháng 5 2022

Em thích nhất chi tiết "Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó"

Vì trong cuộc sống , chúng ta có thể gặp được nhiều người có tấm lòng nhân ái.Họ sẵn sàng mở lòng giúp đỡ chúng ta.Nên , để bù đắp cho sự tốt bụng đó của họ thì chúng ta cần yêu quý những người cư xử tốt với chúng ta, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.Cuộc đời không phải là dài vô tận , nó rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu

14 tháng 6 2021

Cao thượng nha

vui vẻ

BÀ TÔI          Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.          Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít...
Đọc tiếp

BÀ TÔI

          Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.

          Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu :

–     Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế ?

Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó :

–     Bà ơi, bà về đi, bà về đi.

Và đưa tay vẫy vẫy bà.

Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn :

–     Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à ?

Tôi vội vàng lắc đầu :

–     Không phải thế, nhưng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”.

Tôi nhăn nhó :

–     Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu : “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười.

          Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn.

          Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ !”. Nhiều lúc tôi kêu lên như thế.

          Rồi một hôm, tôi cương quyết nói với bà :

–     Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con.

          Bà tôi cười :

–     Lớn rồi ư ? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ ?

          Nhưng dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen:

–     Được rồi, sạch đấy, thơm đấy.

Tôi nhớ mãi có lần bà nói :

–     Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa.

          Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…

(Trần Huy Hoàng)

          Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1.   Người bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu như thế nào ?

a.    Dạy cháu học.

b.   Mua quần áo đẹp cho cháu.

c.    Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều.

2.   Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa ?

a.    Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá.

b.   Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng.

c.    Vì cả hai ý trên.

3.   Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy ?

a.    Vì bạn cho rằng mình đã lớn rồi.

b.   Vì bạn thương bà vất vả.

c.    Cả hai ý trên.

4.   Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a.    Phải biết giúp bà mọi việc cho bà đỡ vất vả.

b.   Trẻ con không nên làm nũng người lớn.

c.    Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình.

v LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1 :Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ.

          Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…

Bài 2.Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi.

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Bài 3.a) Hai câu cuối trong đoạn văn bài 1 là câu đơn hay câu ghép ?

……………………………………………………………………………………………………………..

b) Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ.( lưu ý câu ghép chính phụ là câu ghép dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để nối kết giữa các vế câu ghép.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 4 : a, Đặt một câu ghép trực tiếp và xác định cấu tạo câu.

 ……………………………………………………………………………………………….

b, Đặt  một câu ghép có dùng từ nối để nối kết các vế câu và xác định cấu tạo câu.

………………………………………………………………………………………………..

1
7 tháng 1 2022

1:c

2:b

3:c

TẤM LÒNG VÀNG            Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn và gọi to: “Cho hai tô mì bò!”. Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu  xua tay rồi bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha: “Cha ăn đi cho nóng!”....
Đọc tiếp

TẤM LÒNG VÀNG

            Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn và gọi to: “Cho hai tô mì bò!”. Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu  xua tay rồi bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha: “Cha ăn đi cho nóng!”. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ vào bát của người con: “Ăn thêm nhiều chút đi con, ăn no rồi còn học hành chăm chỉ!”. Cậu con trai đón nhận miếng thịt từ bát của cha rồi lặng lẽ gắp trả. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Ông lão cảm động nói: “Cái quán này tử tế quá, một bát mì mà biết bao là thịt!”. Cậu con vội tiếp lời: “Cha mau ăn đi, bát con đầy ắp thịt rồi này.”. Vừa lúc đó phụ bàn bê lên một đĩa thịt bò. “Anh nhầm rồi, chúng tôi không gọi thịt bò.”. Bà chủ mỉm cười: “Hôm nay, chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu.”

            Nhiều năm trôi qua, hôm ấy, quán của họ tiếp một vị khách sang trọng. Sau giây phút ngỡ ngàng, bà chủ đã nhận ra cậu trai năm nào. Ông khách đưa một phong bì dày: “Xin gửi bà chủ nhân hậu, xin bà hãy chuyển món quà của cháu cho bất kì ai cần được giúp, cần được ăn.... ”. Bà chủ nhận tấm lòng vàng ấy như hai người đã hiểu nhau từ rất lâu rồi.

                                                                                 ( Hạt giống tâm hồn)

       Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu

1.  Vừa bước vào quán ăn, người con trai gọi đồ ăn gì?

          a.  Hai tô mì bò.              b.  Hai tô bún bò.         c.  Hai tô mì hành

2. Vì sao người cha khen quán ăn tử tế?

a.  Vì chủ quán phục vụ chu đáo.

b.  Vì ông nghĩ một bát mì biết bao là thịt.

c.  Vì chủ quán biếu hai cha con một tô mì bò.   

3.  Bà chủ quán ăn đã làm gì khi thấy hai cha con cứ nhường thức ăn cho nhau?

          a.   Yêu cầu phụ bàn mang tiền đến cho hai cha con.

          b.   Yêu cầu phụ bàn đem đến bàn hai cha con một đĩa thịt bò.

          c.   Yêu cầu phụ bàn mang đến hai cha con thêm nhiều đồ ăn.

 

4. Theo em, việc làm của bà chủ quán thể hiện điều gì?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

5. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ vào bát của người con.

Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? Em hãy cho biết cách liên kết các câu đó được thể hiện qua từ ngữ nào?

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

6.  Câu : ‘‘ Bà chủ đang định viết hóa đơn thì cậu xua tay, bảo nhỏ rằng chỉ cần làm một tô mì bò còn tô kia rắc vài cọng hành là được. ’’ có mấy quan hệ từ? Đó là từ nào ?

           a.  Một quan hệ từ. Đó  là từ :.. .............................. ............................. 

          b.  Hai quan hệ từ. Đó là các  từ: ................. ............................... ........

          c.   Ba quan hệ từ. Đó là các từ: ...........................................................

 

7. Gạch một gạch dưới động từ,hai gạch dưới tính từ có trong câu văn sau :

                 Nhà bếp bê lên hai bát mì nóng hổi.

 

8. Từ “vàng” trong câu : “Bà chủ nhận tấm lòng vàng ấy như hai người đã hiểu nhau từ rất lâu rồi.  và từ “vàng”  trong câu “Mùa thu, lá vàng rơi .” có quan hệ với nhau như thế nào ?

a.    Đó là một từ nhiều nghĩa.

          b.    Đó là hai từ đồng âm.                                                                     

          c.    Đó là hai từ đồng nghĩa.

 

9.  Câu văn : « Vào một chiều đông lạnh giá, người con dìu người cha bị mù vào một quán ăn. » có bộ phận chủ ngữ là : 

………………………………………………………………………………………….

 

10. Từ hai câu sau hãy viết thành một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ , xác định CN và VN của câu ghép đó, cho biết cặp quan hệ từ đó biểu thị điều gì ?

- Sân trường luôn rợp mát bóng cây.

- Chúng em được vui chơi thỏa thích .

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
24 tháng 3 2022

 Vừa bước vào quán ăn, người con trai gọi đồ ăn gì?

          a.  Hai tô mì bò.              b.  Hai tô bún bò.         c.  Hai tô mì hành

 

2. Vì sao người cha khen quán ăn tử tế?

a.  Vì chủ quán phục vụ chu đáo.

b.  Vì ông nghĩ một bát mì biết bao là thịt.

c.  Vì chủ quán biếu hai cha con một tô mì bò.  

 

3.  Bà chủ quán ăn đã làm gì khi thấy hai cha con cứ nhường thức ăn cho nhau?

          a.   Yêu cầu phụ bàn mang tiền đến cho hai cha con.

          b.   Yêu cầu phụ bàn đem đến bàn hai cha con một đĩa thịt bò.

          c.   Yêu cầu phụ bàn mang đến hai cha con thêm nhiều đồ ăn.

 

mấy câu khác ko bt=)

 

:V làm hết đê

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG     Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:      - Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.        Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái....
Đọc tiếp

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

    Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:

     - Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.

       Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc là một chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.

       Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chủ chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.

       Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.

      Một hôm tôi đọc sai, thầy tôi nói:

    - Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.

     Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.

     Từ đó, tôi không dám sao nhãng một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.

      Cụ Vi-ta-li hỏi tôi:

     -  Bây giờ con có muốn học nhạc không?

     - Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.

       Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:

    - Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.

Theo HÉC-TO MA-LÔ

(Hà Mai Anh dịch)

Câu 4

Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ?

1
16 tháng 5 2023

TRẺ EM CẦN ĐƯỢC DẠY DỖ HỌC HÀNH.NGƯỜI LỚN CẦN QUAN TÂM,CHĂM SÓC TRẺ EM,TẠO MỘT ĐIỀU KIỆN CHO TRẺ EM HỌC TẬP