K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2020

1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ : Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật

2 . Nội dung của đoạn thơ : Khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ.

3. Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ : Bầm run , chân lội dưới bùn , ướt áo tứ thân .

Hiệu quả : Diễn tả chân thật , sinh động về hình ảnh người mẹ lam lũ , vất vả.

15 tháng 3 2020

Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ Nghệ thuật
.

1. Nội dung của đoạn thơ: Khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ.
2. Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ: Bầm run, chân lội dưới bùn, ướt áo tứ thân.
3. Hiệu quả: Diễn tả chân thật, sinh động về hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả.
4.
“Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!“. Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi đâu về đâu , dù thành công hay thất bại thì mẹ vẫn luôn bên ta, che chở, bảo vệ, động viên ta vững bước trên đường đời. Từ tận đáy lòng tôi luôn mong ước được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Thương mẹ, con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân , góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi * Đề 1 Những ngày này trên đất nước tôi Trong gian khó mới hiểu tình sâu nặng Mới hiểu hết câu cùng trong bọc trứng Thân thương sao ơi nghĩa đồng bào… Trong khó khăn mới hiểu hết yêu tin Mới thấy lòng dân kết đoàn, đùm bọc Những thầy thuốc quên mình “chống giặc” Những chiến sỹ vì dân ngủ rừng thẳm núi đồi... ...
Đọc tiếp

ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi

* Đề 1
Những ngày này trên đất nước tôi
Trong gian khó mới hiểu tình sâu nặng
Mới hiểu hết câu cùng trong bọc trứng
Thân thương sao ơi nghĩa đồng bào…

Trong khó khăn mới hiểu hết yêu tin
Mới thấy lòng dân kết đoàn, đùm bọc
Những thầy thuốc quên mình “chống giặc”
Những chiến sỹ vì dân ngủ rừng thẳm núi đồi...

Những ngày này trên đất nước tôi
Những đứa trẻ cũng vụt thành người lớn
Biết sẻ chia những đồng tiền giành dụm
Vẫn đau đáu nỗi niềm trường lớp yêu thương

Những cụ già không quản gió sương
Cân gạo góp chung, mớ rau san sẻ
Bát cơm nóng từ bàn tay của mẹ
Mà rưng rưng cả một khoảng trời.

….

(Nguyễn Đăng Tấn- Nguồn từ Internet, 06/04/2020 - https://vietnamnet.vn

Câu hỏi. Văn bản trên gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với Những thầy thuốc quên mình “chống giặc”? (Trình bày khoảng 6-8 dòng)

II. LÀM VĂN: Từ nội dung văn bản phần Đọc-hiểu, anh chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp nghĩa đồng bào của dân tộc ta trong những ngày tháng chống dịch Covid

*Đề 2.

ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cầu tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

(Trích “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ)

Câu hỏi. Anh/chị cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (Trình bày khoảng 6-8 dòng)

II. LÀM VĂN: Từ nội dung văn bản phần Đọc-hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ phi thẩm mĩ của giới trẻ hiện nay.

Mọi người giúp em với ạ. Em cảm ơn mọi người trước ạ

1
1 tháng 6 2020

1. Tình cảm yêu mến, kính trọng, cảm phục

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: NHỚ BẮC - Huỳnh Văn Nghệ - Ai về Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương. Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng...
Đọc tiếp
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
NHỚ BẮC
- Huỳnh Văn Nghệ - Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền.
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên. (Theo www.nhandan.com.vn, 14 - 11 - 2014) Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang ở đâu và nhớ về vùng đất nào? Câu 2. Bài thơ gợi nhớ những truyền thuyết về Lạc Hồng, Rồng Tiên với mục đích gì? Câu 3. Nêu tác dụng của điệp từ “vẫn” trong khổ thơ sau:
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng. Câu 4. Từ câu thơ Muốn trở về quê mơ cảnh tiên, anh/chị liên tưởng gì về vai trò của quê hương đối với thế hệ trẻ ngày nay? II. LÀM VĂN Câu 1 (2.0 điểm) Từ câu thơ “Non nước rồng tiên nặng nhớ thương” trong bài thơ Nhớ Bắc, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề Tổ quốc trong lòng tôi.
0
Giải giúp e phần I với ạ -------------------------------------------------- Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên...
Đọc tiếp

Giải giúp e phần I với ạ
--------------------------------------------------
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.
Một người hỏi:
-Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không?
Người kia trả lời:
-Họ hoàn toàn có thể.
-Sao anh có thể khẳng định như thế?
Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:
-Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?
-Một bình hoa.
Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.
Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
(Trích Hạt giống tâm hồn - nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Tại sao từ chiếc bình hoa dưới tầng hầm, một trong hai người Mĩ lại tin rằng người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
Câu 4. Qua câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước những khó khăn, thử thách?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ hình ảnh bình hoa trong câu chuyện phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu tinh thần lạc quan?
Câu 2. (5,0 điểm)
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) để bình luận về nhận định sau: Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung...(Ngữ văn 12, Tập một, tr.97, NXB Giáo dục – 2009)

1
8 tháng 5 2018

câu 1 : phần 1 : tự sự

câu 3: BPTT so sánh. làm tăng sức gợi hình gợi cảm .

Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu Nghe dịu nỗi đau của mẹ Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ Các anh không về mình mẹ lặng im. Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi! Từ thuở còn nằm nôi Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa Lao xao trưa hè một giọng ca dao Lao xao trưa hè một giọng ca dao. Xin hát về người đất nước ơi! Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi, suốt...
Đọc tiếp

Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh không về mình mẹ lặng im.
Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi!
Từ thuở còn nằm nôi
Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa
Lao xao trưa hè một giọng ca dao
Lao xao trưa hè một giọng ca dao.
Xin hát về người đất nước ơi!
Xin hát về mẹ Tổ Quốc ơi, suốt đời lam lũ
Thương lũy tre làng bãi dâu bến nước
Yêu trọn tình đời muối mặn gừng cay.
Xin hát về người đất nước ơi!
Xin hát về mẹ Tổ quốc ơi, mấy mùa không ngủ

Ngăn bước quân thù phía Nam phía Bắc
Vai mẹ lại gầy gánh gạo nuôi con.
(Đất Nước – Phạm Minh Tuấn)
Câu 1. Chủ đề của bài hát là gì?
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gi?
Câu 3. Biện phát tu từ nào đc sử dụng trong câu “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu”? Phân tích tác dụng của biện pháp đó.
Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ 2? Nêu rõ tác dụng của từng biện pháp.
Câu 5. Theo anh/chị, tại sao tác giả lại nhắc đến hình tượng mẹ song song với hình tượng đất nước?

0
Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ...
Đọc tiếp

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

(Trích Đất nước, trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.118-119

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

(Đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn)

5
22 tháng 6 2017

1.Mở bài:

+Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

+Dẫn vào yêu cầu của đề: trích câu đầu câu cuối đoạn thơ và nội dung đoạn trích.

2.Thân bài:

a.Khái quát:

-Vị trí xuất xứ đoạn thơ: Nằm ở phần đầu (những cảm nhận chung về Đất Nước), đoạn thơ nói về những định nghĩa mới mẻ về Đất Nước và lí giải nguồn gốc của người Việt.

b.Cụ thể:

(Chú ý kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật:)

*Quan điểm mới mẻ của tác giả về đất nước là được nhìn trong cái nhìn của bề rộng không gian địa lí và được nhìn trong chiều dài lịch sử:

- Đất Nước được cảm nhận gắn liền với không gian:

+ Không gian riêng: Nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn.

+Không gian chung: Dân ta đoàn tụ

+ Không gian hiện thực: Bờ sông nơi hò hẹn, con đường anh đến trường.

+ Không gian thần thoại: Chim về, Rồng ở, chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, cá ngư ông móng nước biển khơi…

=>định nghĩa về đất nước không chỉ gắn với không gian gần gũi thân thuộc (là nơi anh đến trường, em tắm, hẹn hò, nhung nhớ) mà còn gắn với không gian từ trong tiềm thức của con người (những câu chuyện thần thoại)

=>Cách định nghĩa Đất nước hết sức sáng tạo: được tạo nên từ hai thành tố Đất - Nước, rồi có sự gắn kết hòa hợp. việc sử dụng các biện pháp điệp từ, liệt kê, những chất liệu dân gian...)

- Chiều dài thời gian lịch sử: “ đằng đẵng”, từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ đến nay, thậm chí thế hệ con cháu sau này

+Lí giải cội nguồn của người dân Việt Nam: Nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ.

+ Ý thức sâu sắc và sứ mệnh của mỗi người dân Việt Nam: “Những ai đã khuất… nhớ ngày giỗ Tổ”.

22 tháng 6 2017

BÀI LÀM

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật sâu sắc nhất:

Đất là nơi anh đến trường

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ

Như đã nói ở lúc đầu, Đất Nước không ở đâu xa mà ở ngay xung quanh chúng ta, gần gũi, thân thương quanh ta là cái kèo cái cột, hạt gạo ta ăn hằng ngày, câu truyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn... Và để làm rõ hơn về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã tách Đất Nước thành hai thành tố Đất và Nước – một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương, để giải thích một cách đơn giản nhưng cụ thể về Đất Nước.

Bốn câu thơ đầu nhà thơ giải thích về Đất Nước theo lối chiết tự đi từ cái riêng đến cái chung.

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

Khi Đất Nước được tách ra thành hai thành tố nó gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân thuộc của một đời người. Tách thành tố ĐẤT – để chỉ con đường hằng ngày anh tới trường, là ngôi trường cung cấp hành trang tri thức cho mỗi chúng ta tự tin để làm chủ cuộc sống. Tách thành tố NƯỚC – Là dòng sông nơi em tắm mát, dòng sông chở nặng phù sa làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương dâu. Cách diễn giải ấy giúp ta hình dung cụ thể: Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung. “Khi ta hò hẹn, Đất Nước hòa nhập vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng bước và minh chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những không gian làng quê thanh bình yên ả: mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ… tất cả đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Và khi hai đứa yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai đứa “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” . Câu thơ đậm đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt xưa xa, gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt”.

Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao, nó cũng là vật chứng cho tình yêu đôi lứa “Gói một chùm hoa/ Trong chiếc khăn tay/ Cô gái ngập ngừng/ Sang nhà hàng xóm” (Phan Thị Thanh Nhàn)

Tiếp tục tách hai thành tố Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại lí giải sâu sắc hơn nữa về Đất Nước: Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lý. Đất Nước được cảm nhận là“không gian mênh mông”. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là Bắc – Trung – Nam một dải. Là đất nước rừng vàng biển bạc. Trong ấy, bao thế hệ nối tiếp nhau quản lí đất nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ - "Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến biển bờ Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang - nơi "Con cá ngư ông móng nước biển khơi". Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát triển giống nòi và làm ăn sinh sống làm nên non sông gấm vóc Việt Nam.

Tác giả cảm nhận Đất Nước không chỉ gắn liền với biên cương, lãnh thổ, địa lý mà Đất Nước còn gắn với lịch sử: đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đẵng”. Nguyễn Khoa Điềm với một tình cảm tự hào, ông gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân Lạc Việt. Đó là truyền thuyết:

“Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

Câu truyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lý giải nguồn gốc của người Việt. Từ câu truyện ấy dân ta muôn đời ta tự hào mình là con rồng cháu tiên, con cháu Vua Hùng. Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: “Những ai đã khuất / Những ai bây giờ. Những ai đã khuất là những người trong quá khứ - những con người sống giản dị chết bình tâm, những con người đã có công dựng nước và phát triển đất nước. Những ai bây giờ là những người trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh “Yêu nhau và sinh con đẻ cái” bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác phần người đi trước để lại” . Tất cả đều ý thức về tổ tiên và nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc “Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Câu thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”. Cho nên tự trong bản thân nó đã bao hàm lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống Tổ tiên. Hai chữ “cúi đầu” thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông. Cúi đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người Việt mình dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là Quê cha đất Tổ Vua Hùng.

Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn thơ trên, đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết hợp với những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: NHỚ BẮC - Huỳnh Văn Nghệ - Ai về Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương. Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng...
Đọc tiếp
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
NHỚ BẮC
- Huỳnh Văn Nghệ - Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng!
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương.
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền.
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên. (Theo www.nhandan.com.vn, 14 - 11 - 2014) Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ đang ở đâu và nhớ về vùng đất nào? Câu 2. Bài thơ gợi nhớ những truyền thuyết về Lạc Hồng, Rồng Tiên với mục đích gì? Câu 3. Nêu tác dụng của điệp từ “vẫn” trong khổ thơ sau:
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng. Câu 4. Từ câu thơ Muốn trở về quê mơ cảnh tiên, anh/chị liên tưởng gì về vai trò của quê hương đối với thế hệ trẻ ngày nay?
2
3 tháng 12 2019

giúp mình với ạ!

8 tháng 12 2019

Câu 4:

Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống tâm hồn con người. Vậy chúng ta hiểu quê hương có vai trò quan trọng như thế nào?

Quả đúng như vậy, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. Cho nên quê hương là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống tâm hồn mỗi con người.

Vậy quê hương có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống tâm hồn mỗi con người? Ta phải hiểu rằng yêu quê hương trước hết phải yêu thương gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, một thành phố của những bông hoa thơm ngào ngạt. Khi tôi học cấp 2, gia đình chuyển lên sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Những hình ảnh về quê hương Đà Lạt sương mù vẫn khắc sâu vào tâm hồn của tôi.

Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra.

Bản thân mỗi học sinh chúng ta phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về vai trò của quê hương, đất nước, bằng cách trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bão để sau này cống hiến cho đất nước.

#Walker

21 tháng 8 2016

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).

* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống –  chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…

– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…

* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 
1L. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Quản xanh màu lá đữ oai hùm Mặt trừng gửi mộng qua biên giới Đẻm mơ Hà Nội dáng, kiểu thơm Ñai rác Điện € KVONE mô viễn xử Chiến trường đi chẳng tiếc đờ ¡ xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gảm lên khúc độc hành. (Trích “Tây Tiến” - Quang Dũng) Câu I1. (/,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt...
Đọc tiếp

1L. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Quản xanh màu lá đữ oai hùm
Mặt trừng gửi mộng qua biên giới
Đẻm mơ Hà Nội dáng, kiểu thơm
Ñai rác Điện € KVONE mô viễn xử
Chiến trường đi chẳng tiếc đờ ¡ xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gảm lên khúc độc hành.
(Trích “Tây Tiến” - Quang Dũng)

Câu I1. (/,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn

ngữ của văn bàn.
Cầu 2. (/,0 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ có

trong cầu thơ "Áo bào thay chiếu anh về đất ”.

Câu 3. (/,0 điểm ) Qua câu thơ “Chiến trường đi chăng tiếc đời xanh”, anh/chị
hãy rút ra bài học cho bản thần.

1L. Làm văn (7 điểm)

Câu l: (2,0 điểm)
Anh/chi hãy viết đoạn văn ngăn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của mình

về vẻ đẹp của người lính trong chiến tranh và trong thời bình.

Câu 2: (5,0 điểm)

Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề : Phái ngôn có trách nhiệm
trên mạng xã hội. „

giúp em làm đề văn này với ạ

0