Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp |
Trong cuộc đời hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (ở đây gọi tắt là Luận cương của Lê-nin) đã có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời hoạt động của Người. Luận cương của Lê-nin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước. Hướng đi đúng đắn của sự nghiệp giải phóng dân tộc đã được xác định, chấm dứt cuộc khủng hoảng lâu dài, sâu sắc về đường lối của cách mạng Việt Nam. Tròn 100 năm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đọc Luận cương Lê-nin và đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị của Luận cương trên con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc luôn được khẳng định.
Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, đó là hành động đáp ứng nhu cầu của lịch sử dân tộc và xu thế thời đại, một tất yếu lịch sử.
Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến và tư sản của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại, mặc dù rất khâm phục tinh thần quả cảm của các sĩ phu yêu nước nhưng Nguyễn Ái Quốc không tán thành đường lối giải phóng dân tộc của những người lãnh đạo các phong trào yêu nước đương thời. Bằng nhãn quan chính trị, sớm nhận thức được hoàn cảnh đất nước, Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã không chọn con đường của các bậc tiền bối trước đó, mà Người tìm sang nước Pháp, các nước Phương Tây. Đây là quyết định dũng cảm, sáng tạo; là sự khước từ cái chưa đúng để đi tìm cái đúng; từ bỏ cái lạc hậu, lỗi thời để đi tìm cái tiên tiến phù hợp với bản lĩnh dân tộc Việt Nam và thực tiễn của thời đại mới. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi. Trước khi ra đi nước ngoài, Nguyễn Tất Thành được trang bị một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, một tâm lý của người đi tìm hiểu, khám phá nền văn minh Pháp và Phương Tây kết hợp chặt chẽ với lòng yêu nước và bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo, Nguyễn Tất Thành đã đến tận nước Pháp và các nước Âu, Mỹ nơi có chủ nghĩa thực dân đang chà đạp lên quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của đồng bào để khám phá và làm quen với các nền văn minh, dùng nó làm vũ khí để chống lại thực dân.
Về mục đích ra đi của mình, năm 1923, Nguyễn Ái Quốc trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm hiểu xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”(1). Một lần khác, trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”(2).
Năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê trên một chiếc tàu của hãng Sác-giơ Rê-ny-ni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Công-gô… Đi qua nhiều đất nước, nhiều nền văn minh, nhiều châu lục nhưng Nguyễn Ái Quốc đã chọn Mỹ, Anh, Pháp để được trải nghiệm. Nước Mỹ thu hút Người bởi Tuyên ngôn độc lập năm 1776 và Tượng Nữ thần tự do đứng sừng sững trên vịnh Niu Oóc khi tàu và thuyền vào cảng trong khoảng 10km đã nhìn thấy. Người đã sống trên đất Mỹ từ cuối năm 1912 đến giữa năm 1913. Sau đó, Người sang Anh, đất nước giàu mạnh có nhiều thuộc địa trải rộng khắp trên mặt địa cầu thời đó, đúng như các thủy thủ mách bảo: Anh quốc là đất nước mặt trời không bao giờ lặn. Đến nước Anh, để kiếm tiền sinh sống, Người nhận việc cào tuyết cho một trường học, rồi làm thợ đốt lò. Người chưa hề biết, trước đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản như C.Mác, Ph.Ăng-ghen đã sống ở Luân-đôn, lấy đất nước Anh làm nguyên mẫu nghiên cứu giai cấp tư sản và giai cấp công nhân và cũng tại đây, đã hình thành một hệ tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng tư sản - chủ nghĩa cộng sản với cuốn Tuyên ngôn Đảng Cộng sản năm 1848.
Sau nhiều tháng năm trong hành trình xuyên đại dương, Người trở lại điểm đến quan trọng nhất là nước Pháp và tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Thông qua hoạt động thực tiễn, tận mắt thấy cuộc sống cực khổ của nhân dân các nước thuộc địa và cũng thấy được sự bất công ngay trên các nước tư bản phát triển, Người khẳng định: Ở Pháp cũng có những người Pháp tốt, cũng có người nghèo như ở bên ta, những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt, song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Qua đó, Người sớm hình thành tình cảm quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân; chủ nghĩa yêu nước của Người bắt đầu mang một tình cảm mới, làm cơ sở cho chủ nghĩa Quốc tế vô sản của dân tộc Việt Nam sau này. Đó là sự đồng cảm, đau xót trước cảnh tượng các dân tộc thuộc địa và người lao động bị áp bức, bóc lột dã man. Chính do sự cảm thông, yêu thương những người cùng khổ, mà tình cảm và ý thức giai cấp ở Người dần dần được hình thành – một tình cảm cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc. Người khẳng định: “Dù có màu da khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà chỉ có một mối tình hữu ái thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản”(3). Những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào công nhân, nhân dân lao động nghèo khổ khắp đường phố Pa-ri, đặc biệt các hoạt động kêu gọi nhân dân Pháp ủng hộ cuộc cách mạng của nước Nga Xô-viết chống lại cuộc bao vây của các nước đế quốc như: rải truyền đơn, tuyên truyền vận động nhân dân Pháp quyên góp tiền ủng hộ nước Nga Xô-viết… đã làm cho nhận thức về chính trị xã hội của Người được nâng cao. Những hoạt động thực tiễn và tiếp thu chân lý ban đầu đã làm sáng tỏ hơn con đường cứu nước mà Người hướng tới.
Năm 1917, có một sự kiện rung chuyển thế giới, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử loài người: Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, đưa học thuyết cách mạng của C.Mác từ sách vở trở thành hiện thực đầu tiên, đưa cách mạng thế giới bước sang thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Cũng thời gian đó, Hồ Chí Minh thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Véc-xây bản “yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp nhận, điều đó bóc trần tính giả dối, lừa bịp của Chủ nghĩa Uyn-xon về quyền dân tộc tự quyết được đưa ra trong thời gian tiến hành Hội nghị Véc-xây. Đây là giai đoạn Nguyễn Ái Quốc có bước nhận thức mới về quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Lần đầu tiên những quyền lợi cơ bản, chính đáng, thiết thực của nhân dân Việt Nam được nêu ra trong diễn đàn quốc tế. Trong quá trình hoạt động, tư tưởng và lý luận của Nguyễn Ái Quốc đã hướng gần với Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ba năm sau, tại thủ đô Pa-ri đã diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc và Chủ nghĩa Mác - Lênin qua bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Luận cương thu hút sự chú ý đặc biệt của Nguyễn Ái Quốc, Người đã đọc đi, đọc lại nhiều lần và qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người tìm thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân. Nhờ những tư tưởng cơ bản của “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lê-nin và kinh nghiệm, tri thức hoạt động thực tiễn đưa Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tour tháng 12-1920. Đây là mốc lịch sử quan trọng trong hành trình tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước chuyển biến quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Nguyễn Ái Quốc chính thức trở thành một chiến sĩ cộng sản đấu tranh cho lý tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Sự chuyển biến trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam khi bắt gặp Luận cương của Lê-nin
“Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” được V.I.Lê-nin viết vào tháng 6-1920 để trình bày tại Đại hội II Quốc tế cộng sản. Luận cương được đăng trên Tạp chí Quốc tế cộng sản số 11, ngày 14-7-1920 và trên báo Nhân đạo (L’Humanite) – cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, số ngày 16 và 17-7-1920, đề cập những vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, giai cấp tư sản đã giải quyết một cách trừu tượng và hình thức vấn đề dân tộc và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Đó là một sự dối trá, thủ tiêu đấu tranh giai cấp nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Thực chất chủ nghĩa dân tộc của giai cấp tư sản là vị kỷ, hẹp hòi, cá lớn nuốt cá bé. Nó tạo ra những quốc gia độc lập về phương diện chính trị, nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào CNTB về phương diện kinh tế, tài chính và quân sự.
Thứ hai, V.I.Lê-nin đã đặt ra một loạt các vấn đề có tính nguyên lý và những phương hướng giải quyết các vấn đề dân tộc của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Ở đó các dân tộc đều có quyền bình đẳng và quyền tự quyết về vận mệnh của dân tộc mình trên tinh thần hợp tác và xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Đây là sự phát triển, hoàn thiện lý luận Chủ nghĩa Mác về vấn đề dân tộc của Lê-nin.
Nếu “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” 1848 với các Lời tựa do Ph.Ăng-ghen viết cho các lần tái bản 1892 và 1893 khẳng định: Giải phóng dân tộc là điều kiện để đoàn kết quốc tế chống CNTB, đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Thì “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lê-nin đã chỉ ra những nguyên tắc liên quan trực tiếp đến cách mạng Việt Nam và ảnh hưởng đến Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam: Một là, phải phân biệt rõ lợi ích của các giai cấp bị áp bức, bóc lột với lợi ích của giai cấp thống trị. Phân biệt rõ quyền lợi của dân tộc bị áp bức với quyền lợi của các lực lượng đi áp bức. Nhờ giác ngộ được nguyên tắc này mà Hồ Chí Minh đã khác với tất cả các lãnh tụ yêu nước khác của Việt Nam, Người phân tích một cách sâu sắc các giai cấp, tầng lớp xã hội ở Việt Nam; phân tích mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam mà tìm ra phương pháp đúng nhằm giáo dục, tập hợp, tổ chức và lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mẫu số chung của đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc. Đây là một nguyên tắc tư duy chính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh, có giá trị to lớn đối với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc của cách mạng Việt Nam. Hai là, gắn kết phong trào công nhân với phong trào giải phóng dân tộc là vấn đề sống còn, là điều kiện tiên quyết trong sự nghiệp đấu tranh chống CNTB. Nhận thức được nguyên tắc này, mà năm 1924, trong tác phẩm “Lê-nin và các dân tộc phương Đông” Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Lê-nin là người đầu tiên đã hiểu và đánh giá hết tầm quan trọng lớn lao của việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào phong trào cách mạng. Lê-nin là người đầu tiên chỉ rõ rằng, nếu không có sự tham gia của các dân tộc thuộc địa, thì cách mạng xã hội không thể có được”(4).
Thông qua 12 luận điểm, V.I.Lê-nin đã đặt ra một loạt vấn đề có tính nguyên tắc cũng như những hướng giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa – đây là một bước phát triển của V.I.Lê-nin đối với lý luận của Chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện lịch sử, mà dù thấy được vai trò quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng V.I.Lê-nin vẫn khẳng định sự thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc bị lệ thuộc vào sự thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc: “Nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”(5). Nguyễn Ái Quốc trong điều kiện lịch sử mới đã phân tích sâu sắc tình hình thuộc địa, nhất là tình hình cách mạng Việt Nam mà khẳng định và thực hiện: “Cách mạng giải phóng dân tộc nếu được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo thì có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc”.
Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần Nguyễn Ái Quốc hiểu được rằng “chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”(6). Người hiểu V.I.Lê-nin là người đầu tiên kiên quyết lên án mọi thành kiến đối với nhân dân các nước thuộc địa, những thành kiến ăn sâu trong xương tủy nhiều công nhân và nhiều nhà hoạt động chính trị Âu, Mỹ. Bên cạnh đó, V.I.Lê-nin là người đầu tiên nêu bật ý nghĩa quan trọng của việc giải quyết đúng đắn vấn đề thuộc địa đối với cách mạng thế giới; là người đầu tiên chỉ ra rằng, nếu không có nhân dân các nước thuộc địa tham gia thì không thể có cách mạng xã hội, vạch rõ sự kết hợp cuộc đấu tranh của nhân dân và vô sản thuộc địa với cuộc đấu tranh của nhân dân và vô sản chính quốc. V.I.Lê-nin đã tạo bước ngoặt trong lịch sử đau khổ của nhân dân các nước thuộc địa. Qua đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy sự ủng hộ, tìm thấy chỗ dựa, tìm thấy nguồn sức mạnh để vươn tới cái đích của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, những điều này đã giải đáp băn khoăn thắc mắc trước câu hỏi: đứng về Quốc tế nào trong cuộc đấu tranh trong cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp.
Ra đi tìm đường cứu nước với tuổi đời còn rất trẻ và từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, lúc đó Nguyễn Ái Quốc chưa có một khái niệm rõ ràng về giai cấp, đấu tranh giai cấp, đảng chính trị, Chủ nghĩa Mác - Lênin... Hành trang của Người mang theo khi xuất dương chính là lòng yêu nước và thương dân, trước khi Người đến với Chủ nghĩa Mác như chính Người đã khẳng định: Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba. Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tình tự nhiên. Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tôi kính yêu Lê-nin vì Lê-nin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lê-nin.
Từ hoạt động thực tiễn và đọc “Luận cương của Lê-nin” đăng trên báo L’Humanite tháng 7-1920, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, có nhiều tri thức Việt Nam sống tại Pháp, nhưng Người đã thể hiện sự vượt trội trong tư tưởng khi nhận ra được chân lý lớn của thời đại. Luận cương đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc những băn khoăn về con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc, trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc... Như vậy, sau khi bắt gặp bản Luận cương V.I.Lê-nin thì tất cả những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc từng trăn trở, tìm kiếm bao lâu nay đã được giải đáp. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam, đó là vững bước đi theo con đường cách mạng vô sản. Từ đây lịch sử cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng, Tư tưởng mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được coi như “kim chỉ nam” soi sáng con đường đi tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sau này, nhớ lại thời điểm lịch sử ấy, Người cho biết: “Trong Luận cương ấy có chữ chính trị rất khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng đã hiểu được phần chính. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”! Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” (7).
Như vậy Luận cương của V.I.Lê-nin đã tác động mạnh mẽ và tạo sự chuyển biến trong tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện mang tính chất bước ngoặt đối với Nguyễn Ái Quốc, là mốc Người tìm được con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Nhu cầu đang đặt ra của lịch sử lúc bấy giờ là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa nói chung. Nguyễn Ái Quốc chính là người đảm nhận nhiệm vụ lịch sử đó. Đây cũng chính là cơ sở để Người truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, gieo hạt giống cộng sản và trực tiếp chuẩn bị những điều kiện cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lê-nin, cùng với những hoạt động sát cánh với các tầng lớp công nhân, trí thức Pháp và các đại biểu thuộc địa là tiền đề có tính quyết định việc Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Người đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Người đã rút ra những lý luận cách mạng phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam.
Thứ nhất, Người đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào kẻ thù. Nội dung bản Luận cương của V.I.Lê-nin đã đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể; phải phân biệt rõ lợi ích giai cấp của những người lao động, những người bị bóc lột, làm sáng tỏ bức tranh của chế độ TBCN. Chính giai cấp TBCN áp bức, bóc lột nhân dân lao động chính quốc đồng thời đô hộ áp bức các nước thuộc địa.
Thứ hai, bản Luận cương của V.I.Lê-nin giúp Nguyễn Ái Quốc thấy được động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân. Từ ý chí tìm lại độc lập, tự do cho nhân dân, từ thực tiễn hoạt động cách mạng, thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong các cuộc đấu tranh nhất là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, được lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường, Nguyễn Ái Quốc đã xác định động lực của cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân, nông dân. Đồng thời công nông cũng là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Luận cương của V.I.Lê-nin vạch ra, đó là: Con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với CNXH, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người. Đây cũng là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Tất cả những điều mà Người trăn trở dày công tìm kiếm nay đã được trả lời.
Thứ tư, Luận cương của V.I.Lê-nin đã chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa. V.I.Lê-nin viết: “…Đối với các quốc gia, dân tộc chậm tiến hơn… nhất thiết phải có sự giúp đỡ của các đảng cộng sản đối với phong trào giải phóng dân tộc dân chủ tư sản của những nước ấy; công nhân của một nước đang thống trị một dân tộc chậm tiến về mặt thuộc địa hoặc về mặt tài chính phải có nhiệm vụ trước tiên ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của dân tộc ấy!” (8). V.I.Lê-nin là người đã phát hiện ra vai trò to lớn của cách mạng thuộc địa và Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận một cách sâu sắc đó là vô sản các nước đoàn kết lại.
Luận cương của V.I.Lê-nin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và chính Luận cương của Lê-nin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Người đến với Luận cương của Lê-nin không dừng lại ở sự cảm nhận đơn thuần mà nó được truyền tải tới Người bằng cả khối óc và trái tim - Tình cảm đặc biệt dành cho Lê-nin, cho Quốc tế III – Quốc tế cộng sản cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam nói riêng mà còn cho tất cả nhân dân các nước thuộc địa.bạn tham khảo nha
Phong trào công nhân từ sau cách mạngPhong trào công nhân từ sau cách mạng 1848- 1849 đến năm 1870 có nét gì nổi bật?Hướng dẫn giải:- Sau khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là ở Pháp, Đức.- Ngày 28 - 9 - 1864. công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước châu Âu tham gia mít tinh có tổ chức, sau đó thành lập "Hội Liên hiệp lao động quốc tế", còn gọi là Quốc tế thứ nhất. Mác là đại biểu của công nhân Đức đã trở thành "linh hồn" của Quốc tế thứ nhất.- Từ khi thành lập đến năm 1870. Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, qua đó thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác
câu 1 : -Nội dung :
Tuyên ngôn được trình bày làm 4 chương với nội dung rất phong phú và cô đọng. Chương I: Những người tư sản và những người vô sản. Chương II: Những người vô sản và những người cộng sản. Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Chương IV: Thái độ của những người cộng sản với các đảng đối lập.
Phần mở đầu tác phẩm này có đoạn nói: "Chủ nghĩa cộng sản đã được tất cả các thế lực ở châu Âu thừa nhận là một thế lực… Những người cộng sản thuộc các dân tộc khác nhau đã họp ở Luân Đôn và thảo ra bản Tuyên ngôn dưới đây, công bố bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Phơ-la-măng và tiếng Đan Mạch." Cuối tác phẩm có ghi khẩu hiệu chiến đấu của những người cộng sản: "Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!".
-ý nghĩa : là một văn kiện có tính chất cương lĩnh (cả về lý luận và thực tiễn) đầu tiên của Đảng cộng sản, soi sáng cho giai cấp công nhân ở tất cả các nước con đường đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ Tư bản chủ nghĩa, tiến tới một xã hội Cộng sản chủ nghĩa văn minh và tốt đẹp hơn. Năm 1888, Ăng-ghen đã chỉ rõ rằng: "Tuyên ngôn là tác phẩm phổ biến hơn cả, có tính chất quốc tế hơn cả trong tất cả các văn phẩm XHCN, đó là cương lĩnh chung của hàng triệu công nhân từ Si-bê-ri-a (lãnh thổ rộng lớn thuộc Nga) đến Ca-li-phót-ni-a (thành phố thuộc Mỹ). Lênin (1870 - 1924) viết:"Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng ngàn bộ sách, tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thế giới giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh".
Về tốc độ phát triển: chậm chạp, công nghiệp xuống hàng thứ tư.
Nguyên nhân đó là do hậu quả của chiến tranh Pháp -Phổ( 1870-1871).
Tình hình kinh tế của Pháp từ năm 1870 có thay đổi:
- Tốc độ phát trển: sự phát triển kinh tế thì tụt lùi từ một nước đứng thứ hai (sau Anh) thế giới tụt xuống hàng thứ tư( Sau MĨ, Đức, Anh)
- Nguyên nhân:
+Sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871), Pháp bị thất bại nên phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường cho Phổ
+Do chiến tranh nên sản xuất bị đình trệ
+Có sự mâu thuẫn trong bộ máy nhà nước
B. Đấu tranh sôi nổi, quyết liệt chống tư sản nhưng đều thất bại.
Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình, Có sự đoàn kết quốc tế trong phong trào công nhân vì có chung kẻ thù.