K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2018

???câu hỏi đâu

27 tháng 11 2018

ok bạn mình sẽ hgi câu hỏi ngay

11 tháng 2 2018

1) CON CUA

2) 9+9=CHÁY

3) KẸT XE, Ở HÀ NỘI TA THƯỜNG THẤY NHIỀU NHẤT LÀ KẸT XE

BN K MK NHA!

11 tháng 2 2018

con cua

=18

món canh cua

PHẢN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hoi: "Người có tính khiêm tổn thường hay cho mình là kém, còn phải phân đầu thêm, trau dối thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tỉnh khiêm tôn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường,...
Đọc tiếp

PHẢN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hoi: "Người có tính khiêm tổn thường hay cho mình là kém, còn phải phân đầu thêm, trau dối thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tỉnh khiêm tôn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kế, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc dời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giot nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cả nhân không thể dem so sánh vởi mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tổn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự để cao vai trò, ca tụng chiến công của cả nhân minh cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đổi với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời". (Trich Tinh hoa xứ thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo duc, 2015, tr.70-71) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu dat chính đưoc sử dụng trong doạn văn trên?

Câu 2 (1,5 điểm): Theo em, trong bài viết, tác giả quan niệm nhur thế nào về người có đức tính khiêm tốn?.

Câu 3 (2,0 diểm): Chi ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong doạn văn thứ nhất?

Câu 4 (2,0 điểm): Đoạn trích dem lại cho em bài học gì trong cuộc sống? (Trinh bày bằng một đoạn văn ngăn khoảng 7-10 dòng). 

GIÚP MÌNH NHIAAAA

0
 Cho  đoạn văn sau: Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.Người có tính khiêm...
Đọc tiếp

 Cho  đoạn văn sau:

 Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

 a) Đoạn văn sd phuơng pháp giải thích j?

b) đoạn 1 có câu hỏi "Vậy khiêm tốn là gì" ở đoạn 2 chúng ta có thể đặt câu hỏi j?

1
17 tháng 3 2019

a)  Phương pháp giải thích là lập luận c/m

b) Như vậy, người kiêm tốn là như thế nào.

Mình cũng ko chắc

TL ;

Mấy người đấy đổi k

Khi khoảng bốn tuổi, tôi có một món quà rất ý nghĩa từ mẹ. Đó chính là một con lật đật, tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như báu vật thời tuổi thơ của tôi.

Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn béo trục, nhìn giống như một khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.

Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dễ thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.

Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quý giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là một món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là “con lật đật”. Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng: “Con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chững lên rồi này”. Thế là tôi nín khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắp sách tới trường, món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẻ cùng nó.

Nhìn thấy nó tôi thấy như được mẹ ở bên, đang nhắc nhở, động viên tôi: “Hãy cố gắng lên con, đừng nản lòng, nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy noi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con”.

Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

TL

Thời gian đến và đi, cuốn theo những ước mơ và hoài bão của tôi ở trong đó. Thời gian vô thường giúp cho con người trưởng thành và những kỉ niệm, kỉ vật cũng trở nên quý giá hơn. Chúng là cầu nối kì diệu nối quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Với tôi, chiếc áo len là một món đồ như thế. Bởi đó là món quà đầu tiên cũng là món quà cuối cùng của bà tặng cho tôi.

Mùa đông năm ấy, trời lạnh và rét ngọt. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Bước chân nặng nề vô định trên đường, tôi như còn chẳng biết xung quanh mình là gì. Với tôi, chúng đâu có quan trọng bằng bà. Bệnh tình bà tôi đã khó lòng trụ được, bà tôi có thể bị thần chết cướp đi bất cứ lúc nào. Cái giây phút tôi khóc hết cả nước mắt bên bà khi nghe mọi người nói bà không thể qua khỏi là giây phút khó khăn nhất với tôi. Đáp lại ánh mắt lo lắng, hỗn độn, sợ hãi của tôi lại là cái nhìn trìu mến, yêu thương, bình thản đến không ngờ của bà khi đối diện với cái chết. Đôi tay bà run rẩy chỉ về một vật màu nâu trong ngăn bàn đối diện:

-Cháu yêu, mùa đông năm nay lạnh lắm. Bà, bà đã cố để đan cho cháu một chiếc áo sưởi ấm. Nhưng vẫn chưa thể hoàn thành. Giúp bà hoàn thành nó.

Bà còn chưa kịp nghe câu trả lời của tôi, bàn tay đã buông lỏng xuống. Bà ngừng nói.

Tại sao bà không nói nữa? Bà đang nói dở cơ mà. Bà chưa bao giờ không nghe ý kiến của cháu. Bà sao vậy? Bà không yêu cháu nữa sao? Nếu cháu làm gì sai bà phải mắng, phải chỉnh đốn lại cho cháu chứ!

Tôi cứ như thế, cứ tự hỏi mà biết chắc không có câu trả lời. Bà vẫn im lặng. Bà vẫn lặng im tiếng kêu vô vọng của tôi và tiếng khóc bi thương của mọi người.

Chiếc áo len của bà trong tay tôi. Tôi nhìn nó và khóc nức nở. Chiếc áo tỏa ra hơi ấm kì lạ, như bàn tay bà đang vỗ về, chở che cho tôi.

Theo tâm nguyện của bà, tôi dành cả tình cảm của mình để đan chiếc áo ấy. Màu nâu không rực rỡ nhưng nó đem lại sự bình yên đến lạ kì. Chiếc áo tuy không phải làm bằng loại len đắt tiền, kiểu dáng không thời trang nhưng nó là chiếc áo đẹp nhất tôi từng thấy. Bà tôi sinh rà từ đất nâu, giản dị như màu của đất và cũng bình yên, ấm áp như vậy. Áo không có lông, chẳng dày mà sao ấm áp đến vậy. Mặc nó, tôi cảm giác như bà đang ở bên mình, đang ôm mình và che chở cho tôi. Vì thế, dù mùa đông lạnh lẽo tới đâu cũng không đáng sợ. Đáng sợ là ta mất đi điểm tựa và tình yêu ngay cả trong mùa xuân.

Tôi lớn lên dần, bộ sưu tập những chiếc áo của tôi lại nhiều thêm. Chiếc áo nâu năm nào đã không còn vừa để tôi mặc nữa. Đã có một thời gian chiếc áo rơi vào sự quên lãng của tôi. Và một buổi chiều, cũng là buổi chiều mùa đông gió lạnh ấy, tôi lại thấy chiếc áo khi đang xu dọn đồ đạc. Kí ức trong tôi ùa về, giọt nước mắt cứ thế tuôn rơi trên khuôn mặt tôi. Bao lâu rồi tôi đã không mảy may suy nghĩ về nó? Bao lâu rồi tôi đã không còn nhớ về bà, không còn khóc khi nghĩ đến bà không còn ở bên cạnh nữa? Bao lâu rồi tôi trở thành kẻ vô cảm như thế? Bao lâu rồi.

Một mình tôi cứ như thế, ngồi lặng im trước chiếc áo, trong tiếng khóc nức nở của mình và tiếng rít lên từng hồi của gió lạnh bên ngoài. Lòng tôi đã lạnh hơn cả ngoài kia rồi. Và bà, chính bà lại xuất hiện để sưởi ấm tôi, yêu thương tôi như ngày nào. Bà lúc nào cũng hiền từ và cao đẹp như thế.

Một món đồ chẳng mang nhiều giá trị. Nhưng một kỉ vật là vô giá. Nó nhắc ta về những kỉ niệm, những tình cảm, những giá trị làm nên con người và cuộc sống của ta.

Hok tốt

#Kirito

24 tháng 10 2021

cảm xúc là của người hay của vật

24 tháng 10 2021

Cảm xúc về vật nuôi ( cụ thể :Mèo )

Bạn ơi đọc kĩ đề nhé

15 tháng 12 2017

minh khong chac nua

CN la Duong 

VN la cum con lai

con cai kia minh chua hoc

Giải thích câu tục ngữ: ''Học, học nữa, học mãi''

Con người ta ai sinh ra trong đời chẳng muốn trở thành một người có ích, một người tài giỏi cho xã hội? Muốn vậy, thì cách duy nhất là phải có tri thức, có hiểu biết, và muốn có điều ấy, chúng ta phải học, giống như V.I.Lenin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy, Lenin muốn nhắn nhủ điều gì qua câu nói ấy? Trước hết, “học” là một hành động mà con người ta ai cũng sẽ trải qua trong cuộc đời, đó là sự tiếp thu những điều mới mẻ, trau dồi các kỹ năng để hoàn thiện bản thân mình. Nhưng phạm vi V.I.Lenin đặt ra không chỉ dừng ở việc “học” mà còn phải “học nữa”, là ngoài những kiến thức ta học trong nhà trường, sách vở, cần phải trau dồi thêm những tri thức bên ngoài, học ở một mức độ nâng cao hơn, rộng rãi hơn. Từ đó, ông khẳng định “học mãi”, là học không ngừng nghỉ, không giới hạn ở độ tuổi, thời gian, say mê, tiếp thu kiến thức mọi lúc mọi nơi, khi nào con người ta còn tồn tại, ta vẫn cần phải học. Như vậy, qua câu nói ngắn gọn theo thể thức tăng tiến, V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong quá trình hoàn thiện và phát triển ở cuộc đời của mỗi con người. 

Lời khẳng định của Lenin là hoàn toàn đúng đắn trong cuộc sống hôm nay. Tại sao lại vậy? Đầu tiên, cần hiểu rằng, tri thức nhân loại là vô cùng,vô tận, những gì chúng ta tiếp thu từ nhà trường, qua sách vở, sách giáo khoa,..chỉ đơn thuần là một phần rất nhỏ trong kho tàng kiến thức muôn đời. Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng trăm nghìn, hàng triệu năm , bằng ấy thời gian là bằng ấy những phát minh, những sáng chế mới ra đời ở mọi lĩnh vực, rồi biết bao sự kiện, bao quy luật của tự nhiên,...dưới sự phát triển không ngừng của xã hội cũng ngày một nhiều hơn. Vậy nên, con người ta mới cần phải học, phải tiếp thu những tri thức ấy.

Học tập khiến con người ta hoàn thiện bản thân và tư duy, để phát triển theo những yêu cầu của xã hội. Học cung cấp cho ta tri thức, những điều mà ta không hề biết trước đó. Có học mới biết những hiện tượng trong tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão,..có học ta mới hiểu được nước sôi ở 100 độ C, đèn giao thông có ba màu đỏ, vàng, xanh, rồi tại sao biển lại có sóng, chim lại biết bay,...Khi con người ta có học vấn, biết bao cơ hội sẽ được mở ra trong cuộc sống, trong tương lai, ta tìm kiếm được những cơ hội để thực hiện được ước mơ của mình.

Tuy nhiên, học là vậy, nhưng cũng không thể nào chỉ dừng lại ở một giới hạn nào đó. Có những người cho rằng, chỉ cần học hết 12 năm học sinh, có chăng thì thêm 4 năm đại học là quá đủ để sau này có công việc, kiếm được nhiều tiền, thực hiện được ước mơ, hoài bão. Thế nhưng nếu điều đó là đúng thì đã không có tình trạng hàng nghìn sinh viên ra tường với tấm bằng đại học loại giỏi trong tay nhưng lại thất nghiệp hàng loạt. Do đó, khi xã hội càng phát triển, yêu cầu đặt ra với mỗi người cũng sẽ ngày càng một cao hơn, mà trước yêu cầu cao ấy, nếu con người ta không học rộng hơn, học ở một mức cao hơn trong khi kiến thức là vô cùng vô tận thì làm sao có thể có những cơ hội trong tương lai?

Học kiến thức nhưng cũng không phải là không học cách làm người, trau dồi đạo đức. Xung quanh ta có biết bao những con người với hàng loạt điều tốt đẹp, ta cũng có thể học được từ họ các điều hay, lẽ phải, học cách đối nhân xử thế. Bên cạnh đó, học cũng cần đi đôi với hành, nếu chỉ học những lý thuyết suông đơn thuần trong sách vở mà không áp dụng thực tế thì cũng không có hiệu quả. . Học ở đây có nhiều hình thức, có những người học qua sách vở, qua thầy cô truyền đạt tri thức, có những người đi đây đi đó để “đi một ngày đàng học một sàng khôn” ,giống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước, trải qua biết bao công việc như phụ bếp,cào tuyết,... bôn ba nơi xứ người thế nhưng với mỗi công việc, với mỗi điểm dừng chân, Bác lại học hỏi thêm được nhiều điều mới, như ngôn ngữ, như kỹ năng...Nhìn chung, việc học không hạn định chúng ta trong một phạm vi cụ thể, cũng không phải là ngày ngày miệt mài gác đèn đọc sách mà không có sự nghỉ ngơi. Rõ ràng, “học” mang nhiều nghĩa và nhiều hình thức, không chỉ là tiếp thu tri thức từ việc học tập mà còn là tiếp thu từ những người xung quanh, từ những hiện tượng trong cuộc sống, ta đến một nơi, nhìn nhận ra một vấn đề đúng, đó cũng là học, ta nhìn thấy một người giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, rồi lần sau ta cũng làm theo họ, đó cũng là học....Tất nhiên, “học, học nữa, học mãi” cũng không có nghĩa là điều gì cũng học, học mọi thứ, kể cả những cái xấu xa, sai trái. Cần tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai thì việc học của ta mới có hiệu quả.

Trên con đường đi đến thành công của mỗi người, tri thức sẽ như ngọn đèn để soi sáng con đường ấy, vậy nên mỗi người chúng ta đều cần học, học không ngừng, học tri thức, học cả cách làm người,...Lời khẳng định của V.I.Lenin vẫn luôn đúng đắn và giàu ý nghĩa dù là trong quá khứ, hiện tại hay cả tương lai.

 

Giải thích câu tục ngữ: ''Thương người như thể thương thân''

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong những số đó là câu tục ngữ "thương người như thể thương thân".

Trước hết ta phải hiểu thế nào là "Thương người như thể thương thân"? "thương người" là thương yêu, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh, "thương thân" nghĩa là yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình. Hai cụm từ trên liên kết với nhau bởi sự so sánh ngang bằng: Như thể. Chúng ta thường yêu thương, động viên, chăm sóc bản thân mình khi bị ốm đau, khi gặp khó khăn hay bất lực trong cuộc sống. Và ta cũng nên yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dung tương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúng là:

"Lá lành đùm lá rách"

"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Vậy tại sao con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thứ nhất, là người ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố gắng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muội và được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước. Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Những việc làm nhân đạo như vậy góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tình nhân ái, thêm nữa sự yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ cùng góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, nếu chẳng may ta gặp khó khăn, những người trước kia được ta giúp đỡ sẽ quay lại đùm bọc, giúp đỡ ta cùng ta vượt lên số phận. Nói như vậy không có nghĩa là cứ cho đi là phải nhận lại mà tình yêu thương chỉ góp phần xây dựng các mối quan hệ mà thôi. Quan trọng nhất, chúng ta cùng sống trên dải đất hình như S thiêng liêng, nói cùng tiếng mẹ đẻ, chung một tổ tiên, đều là con Lạc cháu Hồng, có cùng trang lịch sử đau thương nhưng rất đỗi hào hùng... Ta đều tự hào bởi 2 tiếng Việt Nam, đều máu đỏ da vàng, mang trong mình dòng máu nồng nàn yêu nước... Tất cả những điểm chung đó đều là những minh chứng xác đáng giải thích cho việc tại sao chúng ta phải yêu thương nhau bởi ta là những người anh em thân thiết tuy không cùng huyết thống hay họ hàng gì. Cuối cùng, một xã hội nếu thiếu đi tình yêu thương thì sẽ vô cùng nghèo nàn, nhạt nhẽo, chỉ là một thế giới con người ích kỷ, ngày ngày chỉ đi qua nhau như những người xa lạ, chỉ biết khoanh tay trước sự đau khổ của người khác. Một xã hội không có trái tim, chỉ có sự lạnh lẽo, cô độc, chẳng khác nào một xã hội chết.

Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc? Trước tiên, trong gia đình ta phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ, đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà... đến những việc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước, khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo... Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS... để cưu mang những trẻ em mồi côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên ti vi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lạc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em...tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông.

Tóm lại, câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.